Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT: so sánh
Tác dụng: ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải
Tham khảo:
So sánh: "đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước". ⇒ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng.
Nhân hóa: "vất vả và gian lao". ⇒ Gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ tần tảo vượt qua bao gian lao vững vàng đi lên.
Điệp ngữ: "đất nước" ⇒ thể hiện sâu sắc ý vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên không gì có thể ngăn cản.
Khổ thơ trên thuộc khổ 3 của bài thơ, nói lên những suy ngẫm của Thanh Hải về đất nước. Tác giả có cái nhìn về chiều dài lịch sử bốn ngàn năm của đất nước. Đó là cái ngoái nhìn của thế hệ những người đã bước ra khỏi cuộc chiến, đứng trước sự thay đổi lớn lao của đất nước. Đất nước trong 4000 năm ấy được khái quát bởi 2 tính từ: vất vả và gian lao. Hai từ này đã khái quát đúng đặc điểm của đất nước đã phải trải qua gian khổ, không ngơi cầm vũ khí đánh giặc... Phép so sánh "đất nước" với "vì sao" thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn, thịnh vượng của đất nước.
Khổ một của bài thơ nói lên cảm nhận của thiên nhiên khi bước vào xuân. Khổ 3 và khổ 1 gặp gỡ nhau ở không khí xuân. Mùa xuân không chỉ tràn ngập thiên nhiên mà còn tràn ngập đất nước, nói lên niềm tin niềm lạc quan của đất nước khi bước vào xuân.
BPTT: so sánh
Tác dụng: Cho thấy niềm tự hào về đất nước, niềm tin vào sự phát triển, trường tồn của đất nước của tác giả