K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2023

lạc đề r b ơi, mình đang hỏi về tác phẩm "Giăng sáng" cơ ạ

Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

12 tháng 5 2017

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

30 tháng 5 2018

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

5 tháng 3 2019

Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

    + Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp

   + Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người

    + Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả

24 tháng 5 2017

Nét độc đáo trong cách quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

- Chi tiết, hình ảnh miêu tả núi rừng đậm chất thơ

- Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng nhiều bút pháp khác nhau khắc họa được tính cách, số phận nhân vật: tả tâm lí, ngoại hình gắn với suy nghĩ thầm lặng

- Ngôn ngữ mang âm hưởng núi rừng, giọng điệu trần thuật có sự hòa kết giọng người kể với nhân vật tạo chất trữ tình

27 tháng 10 2018

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên

- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

đoạn văn 1: Một hôm,Mã lương vẽ con cò trắng không mắt .Vì một chút sơ ý , em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh .Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò .Thế là cò mở mắt,xòe cánh bay đi.Chuyện làm chấn động cả thị trấn.Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua. đoạn văn 2: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở...
Đọc tiếp

đoạn văn 1:

Một hôm,Mã lương vẽ con cò trắng không mắt .Vì một chút sơ ý , em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh .Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò .Thế là cò mở mắt,xòe cánh bay đi.Chuyện làm chấn động cả thị trấn.Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua.

đoạn văn 2:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

chọn phương án đúng và lí giải câu trả lời

-người kể chuyển trog đoạn văn 1:

a.một người nào đó giấu mình

b.nhân vật dế mền

c.mã lương

d.người dân thị trấn

-người kể chuyển trong đoạn văn 2;

a.nhà văn tô hoài

b.nv dế mèn

c.một người nào đó giấu mình

d.một người bạn của dế mèn

(2)

người kể chuyện(nkc) trong đoạn văn nào có thê tự do kể mọi chuyển xảy ra với nv?nkc trong đoạn nào chỉ kể những gì mình nghe,mình thấy,mình trải qua và có thể trực tiếp noi ra cảm tưởng,suy nghĩ của bản thân?vì sao?

b)điền: ngôi kể thứ nhất,ngôi kể thứ 3 thích hợp vào chỗ......

.........................:người kể chuyển xưng tôi,có thể kể trực tiếp những gì mình nghe,mình thấy,mình trải qua,có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ,cảm tưởng của bản thân

.......................:người kể chuyển giấu mình,có thể kể mọi điều xảy ra với nv

1
15 tháng 2 2019

người kể chuyện trong đoạn 1 là: a. một người nào đó giấu mik

người kể chuyện trong đoạn 2 là: b. nv dế mèn

2

ngôi kể thứ nhất: người kể chuyển xưng tôi, có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ, cảm tưởng của bản thân

ngôi kể thứ 3: người kể chuyển dấu mình, có thể kể mọi điều xày ra với nv

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Trong một nghiên cứu, các sinh viên được yêu cầu sắp xếp 10 bức tranh theo thứ tự mức độ hấp dẫn – với thỏa thuận là sau đó họ có thể giữ lại một bức tranh như là phần thưởng cho sự tham gia của họ. 5 phút sau, họ được cho hay, bức tranh được chấm điểm cao thứ 3 đã hết. Sau đó, họ được yêu cầu xem xét cả 10 bức tranh lại từ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trong một nghiên cứu, các sinh viên được yêu cầu sắp xếp 10 bức tranh theo thứ tự mức độ hấp dẫn – với thỏa thuận là sau đó họ có thể giữ lại một bức tranh như là phần thưởng cho sự tham gia của họ. 5 phút sau, họ được cho hay, bức tranh được chấm điểm cao thứ 3 đã hết. Sau đó, họ được yêu cầu xem xét cả 10 bức tranh lại từ đầu. Bức tranh đã hết bỗng nhiên được xếp hạng là đẹp nhất. Trong tâm lý học, hiện tượng này được gọi là “điện kháng”: khi ta bị tước mất một lựa chọn, ta bỗng nhiên thấy nó hấp dẫn hơn. Đây là một dạng phản kháng. Nó còn được biết đến với tên gọi “hiệu ứng Romeo và Juliet”, bởi vì tình yêu giữa hai cô cậu mới lớn của Shakespeare bị cấm đoán, nên nó càng trở nên mãnh liệt. Nỗi khao khát ấy không nhất thiết chỉ có trong tình yêu. Ở Mỹ, các bữa tiệc sinh viên tràn ngập những cô cậu tuổi teen say bí tỉ. (Tại Hoa Kì, độ tuổi được phép mua rượu là 21 trở lên). Tại Châu Âu, nơi độ tuổi cho phép uống rượu là 18, bạn lại không chứng kiến hành vi này.

Kết luận: Phản ứng thông thường trước sự khan hiếm chính là đánh mất khả năng suy nghĩ sáng suốt. Hãy đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thuần túy dựa trên giá cả và ích lợi của chúng.” (…)

(Trích “Nghệ thuật tư duy rành mạch” – Rolfdobelli)

Câu 1. (0,5) Xác định nội dung chủ đạo của đoạn văn trên.

Câu 2. (0,75) Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên và lý giải nguyên nhân lựa chọn nhan đề đó.

Câu 3. (0,75) Tác giả đã sử dụng mấy dẫn chứng trong đoạn văn của mình? Tác dụng của việc sử dụng nhiều dẫn chứng trong đoạn nghị luận này là gì?

Câu 4. (1,0) Anh/chị hiểu gì về tâm lý: “Khi ta bị tước mất một lựa chọn, ta bỗng nhiên thấy nó hấp dẫn hơn.”?

0