K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

loigiaihay.com

  •  
  • LỚP 12
    •  
    •  
  • LỚP 11
    •  
    •  
  • LỚP 10
    •  
    •  
  • LỚP 9
    •  
    •  

  • LỚP 8
    •  
    •  

  • LỚP 7
    •  
    •  

  • LỚP 6
    •  
    •  

  • LỚP 5
    •  
  • LỚP 4
    •  
  • LỚP 3
    •  
  • LỚP 2
    •  
  • LỚP 1
    •  

TUYENSINH247.COM GIẢM GIÁ 50%

TẤT CẢ KHÓA HỌC CÁC LỚP

  • CHỈ CÒN
  • 03

    GIỜ

  • 54

    PHÚT

  • 27

    GIÂY

XEM CHI TIẾT

  • VĂN KỂ CHUYỆN
    • Kể lại một truyện đã biết
    • Kể chuyện sáng tạo
    • Kể về người
    • Kể về sự việc
  • VĂN MIÊU TẢ
    • Văn tả cảnh
    • Văn tả người
    • Miêu tả sáng tạo
    • Văn tả con vật
    • Văn tả đồ vật
  • CÁC DẠNG ĐỀ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
    • Con rồng cháu tiên
    • Bánh chưng, bánh giầy
    • Thánh Gióng
    • Sự tích Hồ Gươm
    • Sọ Dừa
    • Thạch Sanh
    • Em bé thông minh
    • Cây bút thần
    • Ông lão đánh cá và con cá vàng
    • Ếch ngồi đáy giếng
    • Thầy bói xem voi
    • Đeo nhạc cho mèo
    • Chân, tay, tai, mắt, miệng
    • Lợn cưới, áo mới
    • Con hổ có nghĩa
    • Mẹ hiền dạy con
    • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng
    • Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
    • Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
    • Vượt thác – Võ Quảng
    • Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê
    • Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
    • Lượm – Tố Hữu
    • Mưa – Trần Đăng Khoa
    • Cô Tô – Nguyễn Tuân
    • Cây tre Việt Nam – Thép Mới
    • Lòng yêu nước – I-li-a Ê-ren-bua
    • Lao xao – Duy Khán
    • Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Thúy Lan
    • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
    • Động Phong Nha – Trần Hoàng
    • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN
    • Viết bài tập làm văn số 1
    • Viết bài tập làm văn số 2
    • Viết bài tập làm văn số 3
    • Viết bài tập làm văn số 5
    • Viết bài tập làm văn số 6
    • Viết bài tập làm văn số 7

Văn mẫu lớp 6

Kể về sự việc

Hãy kể lại một lần em làm việc tốt

Bình chọn:

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

  • Kể chuyện tưởng tượng
  • Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:

-   Bà ơi, bà làm sao thế?

Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:

-   Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...

-  Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?

Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:

-  Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!

Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:

-   Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.

Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:

-   Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!

Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.

Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.

Loigiaihay.com

  • Kể lại câu chuyện “Cây tre trăm đốt”
  • Trong vai người chứng kiến câu chuyện, kể lại truyện Sọ Dừa

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Kể về sự việc

Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xaKể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa

Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ.

Xem chi tiết Kể về ngày sinh nhật của emKể về ngày sinh nhật của em

Tôi đã rất buồn khi sinh nhật của tôi trùng vào những ngày thi học kì: các bạn bận rộn lắm, chẳng ai đến được đâu. Vậy mà, trong lúc tôi tủi thân nhất, điều tuyệt vời đã xuất hiện.

Xem chi tiết Nhân dịp cùng bố mẹ đi thăm quan, em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Hãy kể lạiNhân dịp cùng bố mẹ đi thăm quan, em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Hãy kể lại

Tôi đã đi nhiều nơi: Đền Hùng, Cửa Lò, Tam Cốc, Phong Nha... Có lẽ cuộc du lịch Đồ Sơn tuy cảnh quan thiên nhiên không đẹp lắm so với các danh lam thắng cảnh tôi từng qua, nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai.

Xem chi tiết Em hãy kể lại chuyện gia đình em vào một tối thứ bảyEm hãy kể lại chuyện gia đình em vào một tối thứ bảy

Công việc của bố em rất bận rộn lại cách nhà rất xa nên gia đình em ít có dịp sum họp đông đủ. Buổi tối thứ bảy vừa qua là dịp để cả nhà em quây quần trò chuyện.

Xem chi tiết

>>Học trực tuyến lớp 6 trên Tuyensinh247.com mọi lúc, mọi nơi với đầy đủ các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Sử, Sinh, Địa cùng các thầy cô nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu

Các bài khác cùng chuyên mục

  • Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại.
  • Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
  • Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
  • Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau: Lúc em ốm. Khi em mắc lỗi. Khi em làm được một việc tốt.
  • Hãy kể lại tóm tắt truyện "Thạch Sanh chém Trăn tinh"

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE!hot

App Loigiaihay trên google play store App Loigiaihay trên apple store

CÁC TÁC PHẨM KHÁC

  • Kể về sự việc
  • Kể về người
  • Kể chuyện sáng tạo
  • Kể lại một truyện đã biết
  • Văn tả đồ vật
  • Văn tả con vật
  • Miêu tả sáng tạo
  • Văn tả người
  • Văn tả cảnh
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh

Liên hệ | Chính sách

Copyright 2019 - 2020 - Loigiaihay.com



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-ke-lai-mot-lan-em-lam-viec-tot-c33a1939.html#ixzz65uuqQK9e

21 tháng 11 2019

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:

-   Bà ơi, bà làm sao thế?

Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:

-   Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...

-  Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?

Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:

-  Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!

Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:

-   Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.

Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:

-   Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!

Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.

Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.

k mình nha nhanh nhất ròi đó

1 tháng 3 2022

Tham khảo :

  Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan của dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta

1 tháng 3 2022

Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan cỉa dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta

9 tháng 4 2020
Để cảm nhận cần lưu ý tình đồng đội keo sơn gắn bó với nhau,cho dù 2 người cách xa nhau một người ở Bắc,còn người kia ở Nam
9 tháng 4 2020

Đồng chí

--------------------------------------------------------------------------------------------Chính Hữu.

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Chính Hữu,tên khai sinh Trần Đình Đắc(1926-2007), quê:Can Lộc,Hà Tĩnh.

- 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mỹ.

- 1947,ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.

- 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966), Ngọn đèn đứng gác….

Tác phẩm

- Sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.

- Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

II. Đọc – hiểu văn bản

  • Tìm hiểu chung:
  • - Thể thơ: Tự do – câu ngắn dài đan xen (20 câu thơ)
  • - Cảm xúc bao trùm: “Đồng chí” là bài ca về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng và hình ảnh người lính Cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
  • - Bố cục: 3 phần

+ Bảy câu thơ đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.

  • Tìm hiểu chi tiết:

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:

a,Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

- Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

ð     Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

- Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

ð     Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích,lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

-         Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng  của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

- Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

ð     Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

*Câu hỏi 1: Dòng thứ bảy  của bài thơ có gì đặc biệt?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời: - Dòng thơ thứ bảy  trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại. Hai tiếng “Đống chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh. Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

- Hai chữ “mặc kệ” => Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa:

“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.

- Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.

b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:

- Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”.

ð     Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

-         Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

3. Biểu tượng của tình đồng chí:

*Câu hỏi: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.

Trả lời:

Đoạn văn:

 Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                                                        Đầu súng trăng treo”.

Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ. Đêm khuya,nơi rừng hoang,dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ;đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu. “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

  • Câu hỏi:Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời: Qua bài thơ về tình đồng chí, ta thấy hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính Cách mạng – anh vệ quốc Đoàn năm xưa:

- Họ xuất thân từ nông dân…

- Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

- Ở họ đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí keo sơn, gắn bó…

=> Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp người lính CM trong k/c chống Pháp “khoét nui,ngủ hầm,mưa dầm,cơm vắt” làm nên chiến thắng “lẫy lừng năm châu,chấn động địa cầu”. Tình đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân trong cuộc k/c chống Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh – những người lính cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

III. Tổng kết:

Nghệ thuật

-Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

- Hình ảnh thơ cụ thể,xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm.

2 tháng 5 2019

12 + 5 + 23 + 5 + 2004 = 2049

~ Học tốt ~

#DuongThienLinh#

12+5+23+5+2004=2049

Hok tốt!!!

7 tháng 4 2020

* Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.

a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.

+ Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng.

- Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

+ Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.

+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm:

Không có kính, ừ thì có bụi,

….

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệuthản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!

c. Sâu sắc hơn,bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Chính sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên tiểu đội xe không kính. Những chiếc xe từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây họp thành tiểu đội.Cái “bắt tay” thật đặc biệt “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng. Có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn. Đó là quá trình trưởng thành của thơ ca, của quân đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

+ Gắn bó trong chiến đấu, họ càng gắn bó trong đời thường.Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Cách định nghĩa về gia đình thật lính, thật tếu hóm mà thật chân tình sâu sắc. Đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.

+ Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.Sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).

d. Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chủ cần trong xe có một trái tim.

- Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.

- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.

+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.

+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹcha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.

=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.

=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ.

9 tháng 4 2020
Ý chí của người lính trong thời chiến tranh không ngại gian khổ,khó khăn để bảo vệ đất nước thân yêu.Qua đó bản thân em nên học tập để giúp đỡ đất nước
15 tháng 10 2018

Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống. Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.

Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng“ . Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta. 

       Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!

24 tháng 1 2019

Giữa xào và rán: 
- Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn. 
- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.

24 tháng 1 2019

cung nau tren 1 chao

Hướng dẫn

I. Mở bài:

  • Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
  • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của cha con ông Sáu:

a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:

  • Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
  • Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
  • Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.

b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:

* Bé Thu rất yêu ba:

  • Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
  • Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
  • Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
  • Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

  • Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
  • Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
  • Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
  • Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
  • Ân hận vì đã đánh con.
  • Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...

2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh

  • Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
  • Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
  • Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
  • Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết bài

  • "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
  • Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
24 tháng 2 2019

hình như trên mạng mà b