K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học còn bẩn do các bạn thường vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác phía trước. Nhũng trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công : bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác, bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,... Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả : " Qua ! Sạch quá !! "

13 tháng 2 2020

Trường lớp là nơi được xem như ngôi nhà thứ hai của chúng em. Vì vậy, tích cực giữ gìn phòng học được sạch sẽ, sân chơi, nhà vệ sinh là việc nên làm. Trước kì nghỉ tết vừa qua, lớp em đã tổng vệ sinh bằng cách phân công nhiệm vụ dọn dẹp cho các bạn trong lớp. Ví dụ như tổ 1 phụ trách việc thu gom rác ở hộc bàn. Tổ 2 quét rác trên sàn, lau bảng. Tổ 3 lau cửa kính, dọn mạng nhện. Cảm thấy thật vui và thoải mái trước khi nghỉ Tết khi thấy nhà riêng của 21 đứa học sinh được sáng sủa hẳn ra.

30 tháng 10 2016

pài nài mk ms lm nè nhưng mừ là cảm nghĩ zề ca dao về tình cảm gđ cơ

30 tháng 10 2016
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
 
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

 
 
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
 
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
 
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
 
Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.
 
Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
 
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
 

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già.
 
Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
12 tháng 11 2016

Đã là một thành viên trong K22A1, được sống trong đại gia đình lớn ấy tôi rất vui vì nơi đây có những người bạn , người thầy luôn giúp đỡ tôi trong học tập, lúc vui buồn. Với tôi việc học của bản thân rất quan trọng, với các bạn khác cũng vậy. Để làm được lớp A1 đã phải trải qua 4 kì thi mới được vào. Có những bạn trong lớp tôi học không tốt về một môn nào đó.Lúc đó K22A1 đại gia đình chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bước. Chúng tôi không muốn ai phải rời xa nơi này để đi đến một nơi khác. Vậy nên với tôi và tập thể K22A1 luôn sẽ giúp đỡ các bạn trong học tập chia sẻ với các bạn lúc buồn, vui.

7 tháng 10 2018

Nội dung: Nhiều kiến thức khoa học, nhiều điều bổ ích, các bí ẳn chưa cố lời giải thích đã đc lm sáng tỏ... một số phát minh thú vị, khám phá đc nhiều loại  động vật và thực vật, ...

Ý nghĩa: Giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, tầm hiểu biết mở rộng

Cảm nhận: Cuốn sách rất bổ ích, làm cho em hiểu biết hơn về thế giớt lẫn xung quanh

TÍCH CHO MK NHA!

7 tháng 10 2018

ch biết nhiều điều về thiên nhiên ;khoa hok;cho biết về thế giới mênh mông củ chúng ta

cho bt về 1 số kì qua nhiều  cảnh  quang thiên nhiên kì thú

=> bổ ích ;hay 

nếu đúng k

hok tốt nhé

5 tháng 8 2021

nhận lớp 5 ko ạ

25 tháng 8 2021

cho em vào được ko anh, em năm nay lên lớp 4 rồi ko biết có được ko ạ

22 tháng 7 2017

Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở

1 tháng 8 2017

VD: MB:Tôi là con Vệ Sĩ trong câu chuyện''Cuộc chia tay của những con búp bê''.Các bạn có muốn biết vì sao chúng tôi lại phải chia tay nhau không? Nếu các bạn muốn biết thì hãy nghe mình kể lại nhé.

Đoạn sau bạn chỉ cần dựa theo bài thay lời của Thành thành lời của con búp bê Vệ Sĩ là được.