Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:
+ Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân
-> Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi
+ Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió
-> Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi
- Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.
- Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.
Em tham khảo:
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.
- Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng
+ Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ
+ Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản
+ Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió
+ Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm
-> Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.
- Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường: Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước.
- “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba. Mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời.
có thể nói,chiếu lá mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác vì tác phẩm đã được vẽ bằng cả một tấm lòng hi sinh cao cả,cụ Bơ-men đã đánh đổi mạng sống của mình vào bức vẽ ấy để cứu Giôn-xi,mặt khác muốn thực hiện mong ước của cụ là muốn có một kiệt tác,và kiệt tác đó đã cứu một mạng người đang trong trạng thái đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết
Ôi, lúc đó mình thật ngốc nghếch! Chỉ vì mấy chiếc lá thường xuân mà lại suy sụp, làm mọi người lo lắng đến thế. Bác Bơ men ơi, cháu xin lỗi bác nhiều lắm. Cháu thật đáng xấu hổ, bác nhỉ? Cả chị Xiu nữa, cảm ơn chị đã chăm lo cho em. Nửa buồn, nửa vui...Buồn vì bác Bơ men mất, vui vì mình đã nhận ra lỗi lầm. Thề rằng mình sẽ không bao giờ như thế nữa.
c) Những chi tiết nói lên tấm lòng của cụ Bơ men dành cho Giôn Xi : ''Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân'', ''Nhìn nhau, chẳng nói năng gì'' Cụ ra ngoài trong đêm mưa gió để vẽ chiếc lá cuối cùng dành cho Giôn xi
-> Cụ Bơ men vô cùng lo lắng cho sức khỏe của Giôn Xi ( cụ Bơ men rất yêu thương cô )
Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì muốn dành sự bất ngờ cho độc giả.
Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì chiếc lá vẽ trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt mà trông giống như thật, đến cả họa sĩ như Giôn Xi và Xiu còn không nhận ra ; chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng, tình thương của cụ dành cho Giôn xi, nó nhóm lên niềm tin, nghị lực sống cho cô bé.
d) Xiu không hề được cụ Bơ men cho biết ý định vẽ vì :
- Khi Giôn xi ra lệnh cho Xiu kéo tấm mành lên, Xiu đã làm theo một cách chán nản
- Xiu ngạc nhiên khi qua đêm mưa bão dữ dội như vậy mà chiếc lá vẫn bám trên cây.
( Nếu Xiu được cụ cho biết sẽ vẽ chiếc lá thường xuân thì cô sẽ không chán nản khi Giôn xi ra lệnh kéo mành và ngạc nhiên khi chiếc lá vẫn còn trên cây )
Nếu Xiu biết được thì câu chuyện cũng không còn gây được bất ngờ cho độc giả, không làm nổi bật lên sự chăm sóc tận tình, chu đáo của Xiu dành cho Giôn Xi
e) Cốt truyện có sử dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần là :
- Giôn xi bị bệnh xưng phổi tự nhiên khỏi bệnh -> cụ Bơ men đang khỏe mạnh lại bị xưng phổi
- Giôn xi ốm yếu chờ chết lại sống bình thường -> cụ Bơ men sống bình thường thì bị bệnh mà chết
Tác dụng của cách kết thúc câu chuyện là làm cho câu chuyện có tình tiết mở, nghĩa là làm cho độc giả suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo, tạo sự bồi hồi, ray rứt