I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

CỎ VÀ LÚA

Ngày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.

Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài người.

Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.

Nhưng cỏ chứng nào tật ấy. Nó vẫn lười nhác như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì, khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say sưa đến lúc ông mặt trời mọc rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.

Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhác, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.

Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả nhà hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, cứ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác, ăn bám, phá hoại của nó.

- Sưu tầm   -

 

II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỖI CÂU HỎI:

Câu 1: Vì sao cỏ và lúa cùng một nguồn gốc mà cỏ lại bị người ta nhổ vứt đi còn lúa lại được người ta quý trọng?

a)    Ví cỏ chẳng làm ra được cái hạt có ích cho người.

b)    Vì cỏ lười nhác, ăm bám và phá hoại.

c)    Vì cả hai lí do trên.

Câu 2. Điều gì làm cho lúa trở nên khỏe mạnh, có ích?

a. Chịu khó nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

b. Chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó.

c. Vì được mẹ chăm chút và quan tâm hơn.

Câu 3. Vì sao cỏ và lúa được mẹ cho ở riêng từ đầu mà bây giờ vẫn có hiện tượng lúa và cỏ sống chung với nhau?

a. Vì sau lần đến ăn sinh nhật lúa, vì quá xấu hổ, cỏ không dám ra đường về nhà và xin ở lại cùng lúa.

b. Vì lúa hiền lành và thương cỏ.

c. Vì cả hai ý trên.

Câu 4. Vì sao cỏ thích ở chung với lúa?

a. Vì ở chung vui hơn, không buồn như khi ở một mình..

b. Vì ở chung với lúa không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.

c. Vì ở chung với lúa nó có thêm các bạn ngô, rau, đậu.

Câu 5. Câu chuyện trên cho em bài học gì?

a. Có lao động con người mới khỏe mạnh.

b. Có lao động con người mới thực sự có ích và được mọi người tôn trọng.

c. Cả hai ý trên.

Câu 6. Thành ngữ nào sau đây cùng nghĩa với thành ngữ "chứng nào tật ấy"?

a. Thuốc đắng dã tật.                 b. Ngựa quen đường cũ.                  c. Nói trước quên sau.

Câu 7. Xổ dọc để tách các từ trong câu văn sau thành nhóm thích hợp :

          Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.

a. Từ ghép: ...........................................................................................................................

b. Từ láy: ..............................................................................................................................

Câu 8. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần .

·      Từ chỉ sự vật: .............................................................................................................

·      Từ chỉ hoạt động, trạng thái: ....................................................................................

·      Từ chỉ đặc điểm, tính chất: .......................................................................................

Câu 9. Trong câu: " Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. ", cụm từ nào sau đây trả lời cho câu hỏi "Thế nào?"

a. để khỏi làm việc mà vẫn có ăn

b. thích sống chung với lúa

c. Từ đấy

Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
10 tháng 9 2021

1 c 2 b 3 c 4 b 5 c 6b 9c mik ko rãnh làm tự luận nên mik làm trắc nghiệm nhé

5 tháng 10 2021

- Từ ghép: khỏe mạnh, hạt thóc, mẩy căng, hạt chanh.

- Từ láy: chăm chỉ, làm lụng, tươi tốt.

5 tháng 10 2021

Cảm ơn nha

CHIỀU NGOẠI ÔChiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh, nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân...
Đọc tiếp

CHIỀU NGOẠI Ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh, nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo Nguyễn Thụy Kha

Câu 3: Chọn ý trả lời đúng:

Vẻ đẹp của buổi chiều ngoại ô được thể hiện qua những hình ảnh nào?

A. Dải cỏ xanh êm hai bên bờ kênh, ruộng rau muống xanh mơn mởn, những rặng tre thì thầm trong gió, đồng lúa chín, tiếng chim sơn ca.

B. Ruộng rau muống xanh ngát, những rặng dừa thì thầm trong gió, đồng lúa mênh mông, tiếng xe cộ đi lại nườm nượp.

C. Những rặng tre thì thầm trong gió, đồng lúa chín, tiếng chim sơn ca, đồng cỏ xanh tươi, đàn trâu đang gặm cỏ.

D. Dải cỏ xanh êm hai bên bờ kênh, những rặng dừa thì thầm trong gió, đồng lúa chín vàng, tiếng trẻ con hò hét bên sông.

Giúp mình nha. Ai trả lời đúng nhất mình sẽ tick.

0
29 tháng 10 2021

Từ dùng ý nghĩa đặc biệt : Ngôi nhà 

Câu là lời nói trực tiếp : Xin vảm ơn , ơi Hạt nắng bé con

29 tháng 10 2021

Làm ơn giúp mình với!!!

Sức mạnh của tình yêu thươngMột cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát ở trên sân. Đang chơi, cậu bỗng nhìn thấy một tảng đá lớn choán chỗ ở phía trước. Cậu bé thầm nghĩ: “Sao lại có tảng đá ở đây nhỉ? Mình mà bị vấp vào nó thì sẽ ngã đau lắm đây”. Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng dù cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên,...
Đọc tiếp

Sức mạnh của tình yêu thương

Một cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát ở trên sân. Đang chơi, cậu bỗng nhìn thấy một tảng đá lớn choán chỗ ở phía trước. Cậu bé thầm nghĩ: “Sao lại có tảng đá ở đây nhỉ? Mình mà bị vấp vào nó thì sẽ ngã đau lắm đây”. Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng dù cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn cứng đầu, nằm im lìm ở chỗ cũ. Cậu bé bất lực ngồi xuống, oà khóc.

Thấy con khóc, ông bố bèn bước ra hỏi:

- Con trai, con đã dùng hết sức mạnh của mình để nhấc tảng đá lên chưa?

Cậu bé rấm rứt gật đầu:

- Con đã cố gắng hết sức mà tảng đá không hề di chuyển tí nào.

- Chưa đâu, con ạ! - Người cha điềm đạm nói. - Con chưa nhờ bố giúp, phải không?

Nói rồi, người cha ngồi xuống, nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác. Sau đó, ông quay lại ân cần bế cậu bé và bảo:

- Con biết không, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của một người không phải chỉ có trong cơ thể chính bản thân họ mà nó còn nằm ở người thân, bạn bè - những người luôn quan tâm ta và sẵn lòng giúp đỡ ta khi cần. Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở nên có thể.

Câu 5. Em có suy nghĩ gì khi đọc xong câu chuyện này

Theo Tuệ Nương

2
17 tháng 11 2021

EM MỚI LỚP 3 NHƯNG EM SẼ TRẢ LỜI: EM CÓ SUY NGHĨ LÀ KO PHẢI VIỆC NÀO MÌNH CŨNG TỰ LÀM ĐƯỢC MÀ KO CẦN MỘT SỰ GIÚP ĐỠ NÀO, NẾU MỘT VIỆC MÀ MÌNH KO THỂ LÀM MÀ MÌNH CỨ BẮT NGƯỜI KHÁC PHẢI HIỂU Í CỦA MÌNH MÀ GIÚP 

NẾU SAI THÌ MONG CHỊ THÔNG CẢM CHO EM Ạ

TẠI EM HƠI NGẠI MÀ VẪN MUỐN TRẢ LỜI .HÌ HÌ

17 tháng 11 2021

1. Vì sao cậu bé òa khóc?
a. Vì cậu bé chơi một mình cảm thấy buồn.
b. Vì chân cậu ta va phải tảng đá rất đau
c. Vì cậu không thể nhấc được tảng đá lên.
2. Bố cậu đã giúp cậu như thế nào ?
a. Ông nhờ người đến giúp đỡ
b.Ông nhấc hòn đá ra chỗ khác
c. Ông tìm một chiếc gậy cứng để bẩy hòn đá đi
3. Vì sao người bố lại nói cậu bé chưa dùng hết sức của mình ?
a. Vì cậu chưa nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và bạn bè.
b. Vì cậu không thể dục nên không dùng được hết sức của mình
Vì cậu chưa biết cách dùng hết sức của mình.
4. Em hiểu câu nói của người cha :"Chỉ với sức mạnh ấy , nhiều điều không thể sẽ trở thành có thể "có ý nghĩa gì ?
a. Sức mạnh của mỗi người luôn tiềm ẩn bên trong.
b. Việc khó đến đâu nếu biết phát huy sức mạnh xung quanh ta sẽ đạt được thành công.
c. Muốn làm được mọi việc , bản thân phải có sức mạnh kì diệu

SỰ TÍCH HỒ BA BỂMở bài: ...........Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

Mở bài: ...........

Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.

Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.

Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.

Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.

Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.

Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.

Kết bài: ....



NÀNG TIÊN ỐC

Mở bài:.....

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có một bà lão rất nghèo. Bà sống một mình, không có con cái nương tựa. Hằng ngày bà phải ra đồng để mò cua bắt ốc kiếm tiền sinh sống. Tuy đã già nhưng trông bà còn rất khoẻ.

Một hôm, bà lão đi ra đồng và bắt được một con ốc xinh xắn. Con ốc trông rất lạ, không giống với các con ốc khác, vỏ ốc có màu xanh biếc. Thấy con ốc đẹp, bà lão động lòng thương. Bà quyết định không bán mà đem thả vào chum nước. Từ hôm đó, ngày nào bà đi làm về cũng thấy nhiều chuyện khác lạ. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp. Trong bếp, cơm nước đã nấu sẵn. Lợn trong chuồng, con nào con nấy đều được ăn no nê. Ngoài vườn, cỏ được dọn sạch, cây cối được tưới nước tươi tốt. Bà lão ngạc nhiên lắm. Thế rồi bà quyết định sẽ rình xem sự việc thế nào.

Hôm ấy, bà lão vẫn ra đồng như thường lệ. Nhưng đến giữa buổi thì bà quay về. Bà nấp sau cánh cửa để xem điều kì lạ từ đâu mà có. Bỗng nhiên, bà nhìn thấy từ trong chum nước một nàng tiên tuyệt đẹp bước ra. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, trắng và dịu dàng như ánh trăng rằm.

Trong bộ váy màu xanh biếc, nàng đi lại thật nhẹ nhàng và uyển chuyển. Đôi bàn tay búp măng làm mọi việc nhanh thoăn thoắt: quét nhà, quét sân, nhổ cỏ... Như hiểu ra mọi chuyện, bà lão rón rén đến gần chum nước, đập vỡ vỏ ốc. Bà chạy đến ôm chầm lấy nàng tiên và nói:

- Cảm ơn con! Con đến giúp già đấy ư! Con hãy ở lại đây với già nhé!

Nàng tiên xúc động nói:

- Thưa mẹ! Con phải cảm ơn công cứu mạng của mẹ mới đúng.

Kể từ đó, bà cụ và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau dưới mái tranh nghèo. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con ruột thịt.

Kết bài: .....

Em chỉ cần mở bài và kết bài của 2 bài này thôi ạ. Em cảm ơn

2
21 tháng 12 2021

Mở bài bài 1:                                                                                                                                                                                                         Ngày xửa ngày xưa đến may máy                                                                                                                                                                        Kết bài của bài 1:riêng ngôi nhà của 2 mẹ con đến gò Bà Góa                                                                                                                         Mở bài 2 .Ngày xửa ngày xưa đến trông bà còn vẫn khỏe                                                                                                                                  Kết bài 2 .Kể từ đó đến như hai mẹ con ruột thịt                                                                                                                                                 Bạn xem mình làm đúng ko nha

21 tháng 12 2021

Dạ ko phải ạ, mà phải tự nghĩ ra một cái mở và kết bài cơ ạ. Mong chị giúp

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

                                                                                          Theo TRINH ĐƯỜNG

 

Câu 1. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền.

Câu 2. Qua bài học em đã học được điều gì từ Nguyễn Hiền.

ai giúp mình làm bài này với mình đang cần gấp lắm

 

 

2
24 tháng 12 2021

Câu 1 :

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.
 

Câu 2 :

Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi... Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: "Tuổi trẻ tài cao" và câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông Trạng thả diều".

 

24 tháng 12 2021

thành ơi, câu 1 là Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền, chứ ko phải là tính chất thông minh đâu

30 tháng 6 2021

 Bé mới mười tuổi bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em hàng ngày. Bé đi câu cá bống về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho  mẹ. Thấy cái thau cái, vung nào gỉ người ta vứt Bé đem về cho ông Mười quân giới

30 tháng 6 2021

Bé mới mười tuổi . bữa cơm Bé nhường hết thức ăn cho em . hàng ngày Bé đi câu cá bống về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho  mẹ . thấy cái thau cái vung nào gỉ người ta vứt Bé đem về cho ông Mười quân giới.

đúng cho xin cái k

13 tháng 2 2022

A nha bạn

HT

15 tháng 2 2022

1. Vào những ngày giáp Tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.

2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả / luôn đông khách.

3. Tối Giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.

4. Mình / thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.

5. Sáng mùng một, mình / ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.

6. Mùa xuân / đã về.