Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần I
câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :
-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ
-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi
-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả
-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt
-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính
Bài 4
- Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
- Tác dụng:
- Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
- Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
- Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bài 2
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.
Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?
Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.
Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :
- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).
- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.
Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?
Những phép học mà bài tấu nêu ra là :
- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.
- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).
- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.
3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.
Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
- Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
- Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
TL
xin lỗi tui chỉ biết câu 1 and 3 xin lỗi bn nhiều
Câu 1: - Văn bản: Tức nước vỡ bờ của tác giả Ngô Tất Tố
-ND: đoạn trên ns về sự vùng lên chống lại bọn cai lệ của chị Dậu
Câu 3: Chứng tỏ sự chịu đựng lâu ngày đã bộc phát,ko thể cứ nhẫn nhịn chịu đựng đc
Câu 1 trang 32 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào ?
Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến :
Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất; quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn tay sai càng hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, rồi đem ra đình cùm kẹp... Chị Dậu mặc dù phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để nộp suất thuế cho chồng, nhưng bọn hào lí lại bắt nhà chị phải nộp cả thuế cho người em chồng chết từ năm ngoái; thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Bọn chúng xông vào nã thuế, chắc chắn sẽ không buông tha anh. Mà anh Dậu thì "đang đau ốm rề rề", tưởng như đã chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh lại; nếu lại bị chúng đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được..... Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.
Câu 2 trang 32 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả ?
Đây là tên tay sai chuyên nghiệp, chính tông, tiêu biểu trọn vẹn nhất cho hạng tay sai. Hắn là công cụ bằng sắt đắc lực của cái trật tự xã hội tàn bạo ấy. Có thể nói đánh trói người là "nghề" của hắn, được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê. Trong hệ thống nhân vật của bộ máy thống trị xã hội đương thời, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng lại có ý nghĩa tiêu biểu riêng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn, vì hắn đại diện cho " nhà nước", nhân danh "phép nước" để hành động. VÌ vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái "nhà nước" bất nhân lúc bấy giờ.
Tính cách hung bạo dã thú của tên tay sai chuyên nghiệp đó được thể hiện thật đậm nét và rất nhất quán. Những từ ngữ gắn liền với những chi tiết thuật tả về nhân vật này (sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp, ...) Ngôn ngữ của hắn đâu là ngôn ngữ của con người. Hắn chỉ biết quát, thét hầm hè, nham nhả...; giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ; dường như hắn không biết nói tiếng nói của con người. Và hắn cũng hầu như không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại.
Toàn bộ ý thức của tên cai lệ chỉ là ra tay đánh trói người thiếu thuế. Vì vậy, hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không hề bận tâm về việc anh Dậu đang ốm nặng tưởng chết đêm qua (mà nếu anh có chết đêm qua thì chính hắn là kẻ chịu trách nhiệm trước hết; vì chính hắn mấy hôm trước đã xông vào đánh, trói chặt anh để điệu ra đình kìm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng). Hắn hoàn toàn bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày tha thiết, lễ phép, có lí có tình của chị Dậu. Trái lại, hắn tiếp tục đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng, phũ phàng tới rợn người (khi thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch đánh nhịp cho câu trả lười đểu giả : "Tha mày ! Tha mày !".
Chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được khắc họa hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt.
Câu 3 trang 33 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị ?
Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai "sầm sập tiến vào" giữa lúc chị Dậu vừa "rón rén" bưng bát cháo lên cho anh Dậu, đang hồi hộp "chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không". Khi bất ngờ "ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra", anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đảm đã "lăn đùng ra không nói được câu gì", chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với "lũ ác nhân" đó. Lúc này, tính mạng của anh Dậu nằm cả trong tay chị Dậu.
Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào ?
- Ban đầu, chị Dậu có "van xin tha thiết". Bọn tay sai hung hãn đang nhân danh "phép nước", "người nhà nước" để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng dân đang có tội nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng biết rõ thân phận của mình, cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của "ông cai".
Nhưng chỉ đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời, đáp lại chị bằng những quả "bịch" vào ngực và cứ xông đến anh Dậu, chị Dậu mới "hình như tức quá không thể chịu được", đã "liều mạng cự lại".
Sự "cự lại" của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước :
Thoạt đầu, chị "cự lại" bằng lí lẽ : "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Thực ra, chị không nói pháp luật mà chỉ nói cái lý đương nhiên, cái đạo lý tối thiểu của con người. Chú ý lúc này chị đã vô tình thay đổi cách xưng hô. Bằng sự thay đổi đó, chị đã đứng thẳng lên có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
- Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị Dậu đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt : "Chị nghiến hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !". Chị chẳng những không còn xưng hô cháu ông, mà cũng không phải tôi - ông như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày ! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận, khinh bị cao độ, đồng thời, khẳng định tư thế "đứng trên đầu thù" đè bẹp đối phương. Lần này chị Dậu không đấu lí, mà ra tay đấu lực với chúng.
Đoạn trích đã cho thấy rõ bản chất tính cách nhân vật chị Dậu. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhịn, chịu đượng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi, mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng : khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.
Câu 4 :
Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.
Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.
Câu hỏi 1. Phân tích cảnh dán chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 dến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sông làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?
Hai câu thơ đầu chi có ý nghĩa thông tin, tác giả giới thiệu khái quát về làng què cùa mình, cách giới thiệu giản dị, tự nhiên :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách hiển nửa ngày sông.
Từ câu 3 trở đi là những câu thơ miêu tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến.
Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu tiếp theo.
Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển : bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rở. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng đi thuyền đi đánh cá.
Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền : hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng, một vẻ đẹp hùng tráng của chuyến ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang.
Bốn câu thơ trên là hình ảnh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
Hai câu thơ sau miêu tả cánh buồm :
Cánh huồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió.
Câu hỏi 2. Phân tích các câu thơ sau :
Cánh buồm giương to như mảnh hổn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở câu này có hiêu quả nghệ thuật như thế nào?
trả lời:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được so sánh với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Đây là một sự so sánh độc đáo và bất ngờ. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng. Biện pháp so sánh đã không làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi được vẻ đẹp bay bổng, ý nghĩa lớn lao. Cánh buồm còn được nhân cách hóa “Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”. Cánh buồm cô vươn cao hơn, căng mình ra đón gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài. Những người con làng chài tự hào vể cánh buồm, về làng quê thân yêu của mình.
- Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Câu thơ đầu là một câu tả thực làm nổi bật nét ngoại hình tiêu biểu của những người dân chài. Những ngư dân này hằng ngày lao động trên mặt biển, dưới cái nắng chói chang nên ai cũng có “làn da ngăm rám nắng”. Câu thơ thứ hai đầy sáng tạo, độc đáo và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ vừa miêu tả được vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của những người dân làng chài, vừa thể hiện được tình cảm của tác giả với biển cả mặn mòi, khoáng đạt, đầy nghía tình. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.
Câu hỏi 3. Hày nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thùn hình vạm vỡ của những người dân chài...
Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thẩn, độc đáo như vậy.
Câu hỏi 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm, tự sự hay trữ tình ?
- Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là hình ảnh thơ phong phú và nhiều sáng tạo. Nhiều câu thơ cảnh vật, con người được miêu tả chân xác, cụ thể và sinh động (Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng...), nhưng cũng có những câu thơ hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn (Cả thân hình nồng thở vị xa xăm...).
- Mặc dù số câu thơ trong bài thơ phẩn lớn là miêu tả nhưng đây là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt là biểu cảm. Hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là sự tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân chùi què hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình (nhà thơ). Những câu thơ thấm đậm cảm xúc chủ quan của tác giả
3)Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.
Bt1:
a.Phân tích bức tranh mùa hè & tâm trạng của người tù qua bài thơ Khi con tu hú.
Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...
Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:
"Khi con tu hú gọi bầy"
Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"
Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:
"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:
"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:
"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao".
Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?
Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.
Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.
b.Tiếng chim tu hú mở đầu &kết thúc bài thơ cho người đọc những liên tưởng gì?
Trong bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành), tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa h. è rạo rực, mê say:Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.
Bt2:Khi quyết định dời đô , Lý Công Uẩn đã phân tích cho thần dân về ưu thế của thành Đại La so với Hoa Lư,điều đó thể hiển qua những phương diện nào?
Sau phần lý lẽ chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục, về nguyên do và mục đích dời đô, Lý Công Uẩn đi vào phân tích về vùng đất Đại La nơi ông định dời đô về. Đầu tiên ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Về địa hình, Đại La là “trung tâm trời đất”, lại được cái hướng phía trước nhìn sông, phía sau được núi yểm trợ bao bọc, đất đai cao và thoáng. Xét về phong thủy thì “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, đúng ngôi nam, bắc, đông, tây theo ngũ hành. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Chung quy lại Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Phần này vừa thể hiện được tình cảm nguyện vọng của nhà vua, vừa thấy được tầm nhìn chiến lược, rộng lớn có sự quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ của một vị vua anh minh lỗi lạc. Ông không đưa ra các ý kiến chủ quan nửa vời, mà ý nào cũng chính xác, lý luận sắc bén, hợp tình, hợp lý, giàu sức thuyết phục.
Cuối bài nhà vua kết lại “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”, đây là lời trưng cầu ý kiến thể hiện sự anh minh, không áp đặt suy nghĩ cá nhân mà luôn lấy nhân dân xã tắc làm trọng, phải đủ cả ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì mới thành sự được, một đức tính cẩn thận, tỉ mẩn vô cùng đáng quý ở bậc minh quân.
Nghệ thuật chủ yếu của bài nằm ở việc tác giả đưa ra các dẫn chứng chính xác từ lịch sử, từ thực tế khách quan, thêm vào đó là lý luận chặt chẽ, sắc bén, cùng với cảm xúc của nhà vua được đưa vào một cách hợp lý, kết hợp hài hòa giữa lý và tình, điều đó giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài chiếu.
Bt3:Từ vb ‘‘Bàn luận về phép học ‘’ em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản than viết thành đoạn văn.
Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.