Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

* Giặc Ngoại xâm và nội phản:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.

* Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

- Về tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

4 tháng 2 2021

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :

 -Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc : 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

Bn tham khảo nha

Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

* Giặc Ngoại xâm và nội phản:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.

* Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

- Về tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

 

 

3 tháng 12 2018

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :

- Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:

     + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

     + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

     + Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.

     + Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

- Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn:

     + Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.

     + Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng.

     + Nền tài chính nước nhà trống rỗng.

     + Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ...

=> Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.

30 tháng 7 2017

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mĩ (tháng 10-1930) rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước tư bản.

- Pháp là nước tư bản nên chịu chung tác động của cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng diễn ra ở Pháp rồi lan nhanh ra các thuộc địa và phụ thuộc của Pháp, trong đó có Việt Nam.

- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề:

     + Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm (do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp).

     + Khủng hoảng kinh tế đã tác động tới tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ (nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh...).

     + Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực.

2 tháng 4 2017

Đáp án A

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.

- Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương giảm sút

- Tiểu tư sản đời sống bấp bênh

- Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

3 tháng 6 2017

k phải đáp án là câu A hả :v

4 tháng 6 2017

Đáp án không phải A em nhé

15 tháng 5 2021

Kinh tế:

- Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

* Xã hội:

- Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ: nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh,...

- Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực. 

- Pháp ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng vừa bùng nổ.