Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn thơ trên em thấy những hình ảnh so sánh sau:
+Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
+Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non
Qua những hình ảnh này cho ta thấy tác giả đã ca ngợi tấm lòng thủy chung luôn gắn bó không bao giờ quên cội nguồn của mỗi con người Việt Nam.
bài này mình ko cop nha
tự viết đó
nhớ k nha
trả lời nhanh giúp mik nhé! mik đang cần gấp
Hôm nào cũng vậy, khi những tia nắng ban mai bắt đầu chiếu xuống, cả gia đình em đã có mặt trong công viên để tập thể dục.
Công viên Bến Ninh Kiều nằm dọc theo con đường Hai bà Trưng uốn lượn. Buổi sáng ở đây, không khí thật trong lành. Cả nhà em bắt đầu bằng bài tập thể dục buổi sáng, sau đó là chạy bộ trong công viên. Khi ngồi nghỉ mệt, vài cơn gió thổi qua mát lạnh. Em còn nghe cả tiếng chim hót thật hay. Ở công viên, các cành lá của cây đang lao xao vui đùa cùng những chú ong, chú bướm xinh đẹp. Từ xa, em đã thấy tượng đài Bác uy nghi. Dọc theo các nẻo đường trong công viên, trên các bãi cỏ xanh biếc, những giọt sương long lanh còn đọng lại trong nắng sớm. Những nụ hoa nở rực rỡ đón chào bình minh. Hàng liễu dọc theo bờ kè phấp phới trước gió, soi bóng xuống dòng sông. Bình minh vừa ló dạng cũng là lúc những người bán hàng bắt đâu bày hàng. Những người tập thể dục có thể ngồi trên ghế đá, nhìn ra xa ngắm phong cảnh sông nước tuyệt đẹp. Phía đông, lấp ló vài tia sáng yếu ớt rồi sáng dần, sáng dần, và cuối cùng là ông mặt trời to lớn nhô lên, vươn vai chào ngày mới. Em cảm giác lòng mình lâng lâng đầy cảm xúc. Sừng sững chiếm một vùng trời rộng lớn là chiếc cần Cần Thơ kiêu hãnh dưới ánh nắng mặt trời. Các nẻo đường trong công viên như nhộn nhịp hẳn lên. Từng nhóm thanh niên đang chạy bộ. Các ông, bà lão tập thể dục dưỡng sinh. Dưới gốc cây liễu các cô trung niên đang uyển chuyển nhịp nhàng các động tác thể dục nhịp điệu. Các khóm hoa điệu đà khoe sắc dưới ánh nắng ban mai. Đâu đâu cũng nghe tiếng cười nói, chuyện trò rộn rã. Mọi người sau khi đến đây ai cũng có tinh thần sảng khoái. Tất cả bắt đầu một nhịp chuyển động mới.
Em rất vui và tự hào vì thành phố Cần Thơ có một công viên tuyệt vời như vậy. Em luôn có ý thức giữ gìn công viên Bến Ninh Kiều sạch đẹp, và em mong ai cũng vậy.
Hình ảnh được nhân hóa là lá xanh. Lá xanh chỉ là một vật nhưng tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa lá xanh như con người ( có hoạt động là nhớ ) . Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
- Ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
ba`i 1 : Trí nhớ tôi thật tệ, mỗi khi nhắc về những dòng sông quê hương, tôi chẳng nhớ rõ tên, chỉ nghe trong lòng dấy lên một nỗi nhớ kỳ dị. Hình như tôi chẳng nhớ con sông gì với sông gì, bắt nguồn từ đâu, nhưng hình ảnh và cảm xúc của mỗi dòng sông thì lại đầy ắp trong tâm tưởng. Ví như dòng sông là quê hương, đã gắn bó với con người trong từng chặng đời từng hơi thở, đối với tôi, sông vì thế cũng gắn bó với nhiều kỷ niệm, mà mỗi lúc nhớ lại , nghe có gì thật thắm thiết như con người không thể tách rời với tổ quốc.
Thời niên thiếu, tôi đã có một thời gian dài sống trong ngôi nhà cất ở ven sông. Gọi là sông cho thơ mộng, chứ thật ra chỉ là nhánh của một con sông con chảy vào khu dân cư ở thành phố, tuy thế nó vẫn mang đầy đủ vẻ đẹp của những bờ sông quê mình. Cũng hàng dừa lả lơi soi bóng nước, cũng chiếc cầu khỉ lắt lẻo bắc ngang sông, con đường đất nhẵn thín khi mùa nắng, lầy lội khi trời mưa, và lũ trẻ con í ới gọi nhau trên sông chiều khi nước thủy triều lên.
Đó là dòng sông đầu tiên mà tôi nhớ, theo con mắt nhìn hạn hẹp khi nghĩ về một dòng sông tuổi thơ. Dường như đời tôi gắn bó nhiều với những dòng sông miền Nam, nước đục ngầu phù sa và cọng hoa lục bình lẻ loi trôi trên dòng nước. Tôi lớn lên ở một thành phố nhỏ, kỷ niệm chỉ là con đường có hàng me bay dẫn tới ngôi trường Trung học tỉnh lỵ, có một dòng sông chẳng nhớ là con sông gì hơn là một nhánh của sông Cổ Chiên. Từ bến chợ, tôi đã đứng hằng giờ nhìn theo mấy con đò đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia, dù rằng vẫn có một nhịp cầu sắt bắc qua phố chợ. Người ta vẫn đi đò để có cái thú bập bềnh trên sông nước, hay là chuyến đò ngang lại nằm trước sân nhà, chỉ cần đi xuống mé sông là đã có phương tiện di chuyển.
Bờ bên này đông vui những hàng quán và vựa cây vựa củi. Bờ bên kia chỉ đi quá vào trong đã là cảnh đồng quê và vườn cây ăn trái, những thửa ruộng bát ngát cánh cò bay. Trong cái rộn rã, đông đúc của chốn phồn hoa náo nhiệt bên này sông, bên kia sông ngược lại chỉ là hình ảnh của một đồng quê hiền hòa và tĩnh mịch. Dòng sông này có hai ngả đi về hai nơi khác nhau, một ra cửa sông Cái để đi ra biển có những làng mạc đất cát chuyên nghề trồng rẫy, một ngả lại đi về hướng trong, đến những làng mạc trồng cây ăn trái và ruộng đồng thẳng cánh cò bay.
Sau này, khi chiến tranh kéo theo những hệ lụy của nó, cũng chỉ có dòng sông mới chứa hết những nỗi oan khiên của một thời chinh chiến. Những xác người trôi sông, buổi tối bờ bên kia vọng sang bờ bên này những tiếng súng nổ vu vơ, chuyến đò về quê biết đâu lại trở thành chuyến đò tang, khi chiếc quan tài của người lính trẻ được chở về quê để yên nghỉ ngàn đời trong tiếng róc rách của lượn sóng vỗ bờ nơi dòng sông quê mẹ.
Trong những kỷ niệm cũ, tôi vẫn nhớ mãi những chuyến đò đưa khách về những làng quê, nằm rải rác hai bên bờ sông. Nhất là đám cưới miền quê đi bằng đò máy quả thực hấp dẫn đối với người thành phố, khi con đò rẽ nước đi vào miền quê êm ả. Nỗi rộn ràng hạnh phúc thơm tho như lúa chín ngoài đồng, mát mẻ như hơi nước trộn lẫn mùi bùn xình phả vào khứu giác cảm gíac ngất ngây, và những bữa cỗ ở miền quê cũng ngon ngọt đầy nét thực thà của rau cỏ. Sân trước vườn sau, con bò con đang bú mẹ được cột ở ụ rơm khô bên đầu nhà, cây mận đỏ lúc lỉu những trái chín treo đong đưa trên cành lá biếc, ngọn cau, lá trầu, làn khói bếp tỏa lên trời mông mênh lẫn vào mây trắng. Thỉnh thoảng lại có tiếng đò máy chạy xình xịch trên mặt sông êm ả, tất cả đã được ghi nhận vào ký ức để vẽ thành hình ảnh một dòng sông quê hương thật tuyệt vời trong trí nhớ.
* * *
Vậy mà đến hơn ba mươi tuổi tôi mới có dịp "quy cố hương", kể từ khi mẹ tôi lếch thếch dẫn mấy đứa con đi từ Bắc vào Nam theo đường biển. Bởi vậy chuyến về quê cũ cũng là một dịp để tôi được đi qua những dòng sông lịch sử nổi tiếng của đất nước.
Miền Trung có nhiều con sông hẹp, không mênh mông như sông Cửu Long nhưng nước trong văn vắt, có lẽ vì thế mà đất đai, ruộng đồng không màu mỡ, phì nhiêu. Tháng bảy trời nóng như nung, mây đứng lặng không buồn trôi, nhìn ra hai bên đường chỉ thấy những đồi cát nối tiếp nhau trắng xóa đến rợn rùng, duy nhất thứ cây xương rồng thân đầy gai tua tủa, tôi chợt nghĩ "đất cày lên sỏi đá" là đây. Làm sao để sống với những giải đất khô cằn như thế, vậy mà trên chặng đường tôi đã đi qua, vắt vẻo lưng chừng đồi là những căn nhà gỗ nằm cheo leo giữa cảnh núi rừng hoang dã, con đường đất bò ngoằn nghoèo giữa những nương sắn nương khoai. Đi qua một nghĩa trang có những ngôi mộ gần như chìm khuất dưới cát bỏng và bóng cây phi lao, ngoài cổng nghĩa trang có tấm bảng vẽ hàng chữ "Chờ Ngày Sống Lại" bỗng nghĩ mà ngao ngán. Tuy biết rằng do niềm tin tôn giáo mà hy vọng ngày sống lại, nhưng sống lại để mà sống trong điều kiện thê thảm như vậy thì thà xin được yên nghỉ nghìn đời dưới lòng cát bỏng.
Dừng lại thị trấn Đông Hà để lang thang trong khu chợ đầy gió cát và hừng hực nóng vì gió Lào thổi về, mấy con lợn cỏ bụng ỏng đi lang thang xục mỏm vào ụ đất, bữa cơm trưa hôm ấy hình như có cát lẫn với cơm. Gió nóng và cát bụi, khiến đôi mắt lúc nào cũng đỏ cộm lên. Tôi bắt gặp những bà mẹ miền Trung nghèo khổ, áo vá vai, trên đôi vai gầy khẳng khiu gánh lỏng chỏng mấy món quà nhà quê trông rất tội. Một bữa cơm nhà quê bất chợt ghé mắt nhìn, chỉ là bát muối vừng, đĩa rau lang luộc và bát nước mắm mặn giầm ớt đỏ cay xé, mấy đứa trẻ con quần áo bẩn thỉu vây xung quanh nồi cơm gạo hẩm chìa bát ra chờ đợi, những đôi mắt trẻ thơ tội tình trên một quê hương khốn khổ. Bây giờ ở những vùng quê miền Trung, Nam, Bắc có còn những đứa bé như thế không nhỉ?
Khi chuyến xe sắp tới sông Bến Hải để đi qua phía bên kia, ranh giới giữa Nam và Bắc thời kỳ chiến tranh, tự nhiên lòng chùng xuống một nỗi buồn mênh mang khó tả. Xe tới cầu Hiền Lương, đa số là người Bắc di cư vào Nam về thăm quê sau bao nhiêu năm chiến tranh, ai cũng cố nhìn xem con sông này có gì đặc biệt hơn những con sông khác, để bao năm đã trở thành vết hằn trong lòng người dân Việt. Cầu Hiền Lương đã cũ, long xòng xọc lên như một người già gần gãy hết xương cốt mà vẫn cố sống để chờ những đứa con đi xa trở về. Sông Bến Hải hẹp té chỉ bằng một cái nhánh của dòng sông Hậu, phong cảnh hai bên bờ xơ xác, ấy thế mà lại có sức đẩy giạt người dân hai miền Nam Bắc tới hai mươi năm, ấy thế mà có người đã bỏ xác khi vượt dòng sông tìm về gia đình, anh em bên này bờ vĩ tuyến.
Hình như chuyến xe hôm ấy đi ngang sông Bến Hải lại im ắng lạ thường, tôi cứ hình dung trong mỗi nhịp đập của trái tim mỗi người, đều dấu kín tiếng thở dài hay chút nghẹn ngào cố nén xuống để khỏi bật ra tiếng khóc vì xúc cảm. Không ai nói câu gì, mắt đăm đắm nhìn xuống dòng sông êm đềm vẫn lặng lờ trôi, nhưng cái buồn của một chiều qua sông Bến Hải vẫn mang theo nhiều ray rứt. Cuối cùng thì chiến tranh chấm dứt, những hoang tàn đổ nát vẫn còn đó, đất nước chưa hồi sinh, miền Trung nghèo quá, bom đạn đã đào xới ruộng đồng khô cằn thành những chiếc ao cạn không nước, nứt nẻ vì tháng hè nghiệt ngã. Tôi không hiểu tại sao người dân ở đây có thể chịu đựng nổi suốt bao nhiêu năm dài với chiến tranh, với khí hậu khắc nghiệt như vậy. Con đường đầy ổ gà khiến chiếc xe nghiêng ngả như sắp ngã, hành khách lắc lư thấm mệt, tiếp tục cuộc hành trình đi về hướng Bắc của Tổ Quốc, qua nhiều vùng đồi đất đai khô cằn và những lùm sim tím trải tít vào những làng thôn thấp thoáng bóng tre xanh.
Nghỉ một đêm ở Đồng Hới, buổi chiều ra tắm tát giặt giũ ở một chiếc ao vuông, xung quanh ao trồng nhiều cây bạch đàn, phong cảnh xem có phần thơ mộng. Người đàn bà đưa cho khách chiếc bánh đa rắc vừng nướng, món quà nhà quê miền Bắc, mắt hướng ra mặt ao nhoẻn miệng cười, nói với khách mà như nói với mình:
" Hết chiến tranh rồi, cây cỏ cũng mọc lại."
Không biết bà ta định nói gì, bấy nhiêu năm chia lìa nay cùng ngồi cạnh nhau gần gũi như lúc này, không nỡ nào nhớ nữa tiếng bom rền, không nỡ nào nhớ tiếng đại pháo dội vào thành phố lúc nửa đêm. Bát nước trà tươi làm trằn trọc khó ngủ, tối ấy trăng treo trên những cây bạch đàn trồng xung quanh ao, dưới ánh trăng miền đất khô cằn cũng đỡ vẻ thê lương. Mặt trăng tự nghìn xưa vẫn là món quà vô giá của trời, nó tỏa sáng trên khắp các nẻo đường đất nước, đêm ấy cũng nghiêng mình soi xuống mặt ao một giải lụa vàng sóng sánh. . . .
Sáng hôm sau trời vừa hừng sáng , chuyến xe đã lên đường. Buổi sáng gió Lào vẫn thổi mạnh, hai bên đường thảm cỏ lau rạp xuống trắng xóa cả một cánh đồng khô khốc. Tôi đã có dịp đi ngang con sông Gianh, một dòng sông lịch sử nổi tiếng đã được đưa vào bài học đầu đời của trẻ em Việt Nam:
" Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam,
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang,
Đây cổ độ, xương tàn xưa chất đống..."
Ôi những con sông buồn trong lịch sử dân tộc, vẫn còn đây khi dòng nước vẫn không thể cuốn đi những nỗi buồn trong lòng người dân Việt. Con sông Gianh nghe trong bài học lịch sử là đây, nhìn dòng nước chảy mà lại hình dung ra cảnh chia lìa nồi da xáo thịt thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tai ách đổ lên đầu người dân, lại ngậm ngùi vì sự phân rẽ bằng một dòng sông oan nghiệt.
Những con sông ở quê hương suốt ba miền NamTrung Bắc, dòng sông nào có tội tình gì như người dân quê tôi nào có tội tình gì, dòng nước cứ êm đềm chảy theo năm tháng, lại nghe như trong tiếng sóng bao lời thở than của những oan hồn dân Việt. Nỗi ám ảnh đó đã in sâu vào tâm khảm, để đến nỗi khi qua sông Bến Hải, hay sông Gianh để bước vào ranh giới của miền Trung Bắc Việt, lại nghe như dòng nước chuyên chở mối tương tàn cốt nhục, để nỗi buồn cứ phảng phất mãi đến nghìn sau.
Tôi còn đi qua những dòng sông của miền Bắc, qua cầu Hàm Rồng trên con sông Mã ở Thanh Hóa, nằm vắt trên hai mỏm núi vôi, cây cối hình như trơ trụi không ngóc đầu lên nổi với cái nóng mùa hè, vẳng lên dư âm của vần thơ "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" còn vang vọng mãi trong lòng. Có ai đó chỉ cho tôi nhìn những giải núi phía xa, rồi nói đó là giang sơn của anh hùng áo vải Lê Lợi, chiêu mộ nghĩa quân để chống kẻ thù phương Bắc. Sắp bước vào Hà Nội, chuyến xe lửa chạy qua cầu Long Biên, nhìn xuống sông Hồng nước đỏ ngầu như máu.
* * *
Quê tôi có núi Tản sông Đà, thế nhưng mặt mũi con sông Đà ra sao thì tôi chưa biết. Chỉ biết rằng cách Hà Nội độ sáu mươi cây số, có những vùng đồi thấp và rặng núi Ba Vì mờ mờ trong màn sương , uốn quanh chân núi là con sông Đà lượn theo những làng mạc vùng Trung Du Bắc Việt. Con sông Đà ở quê tôi vẫn chỉ là hình ảnh mịt mờ lẫn lộn với những con sông rộng miền Nam, con sông dài miền Trung, và qua một bản nhạc mà tôi đã được thưởng thức:
"Ai qua bến Đà giang, cho tôi nhắn vài câu, thương về mái tranh nghèo bên hàng cau. Chia ly đã từ lâu, ôi thương nhớ làm sao, bao nhiêu bóng hình quê cũ năm nào. Tôi thương mái chèo lơi, trên manh áo tả tơi, của người lái con đò trên dòng nước. . . "
Tôi nhớ lại bản nhạc quen thuộc của nhạc sĩ Văn Phụng đã khiến lòng kẻ xa quê ngậm ngùi thương cảm. Tôi sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, tôi yêu những con sông nghèo đất Bắc, cũng như những dòng sông phù sa màu mỡ ở miền Nam, yêu nét thơ mộng và buồn bã của những con sông miền Trung. Cho đến bây giờ, mỗi lần đứng bên một bờ sông ở quê người, cũng nước, cũng mây, cũng trời thênh thang gió lộng, vậy mà lòng vẫn mênh mang nhớ hoài cọng hoa lục bình nhấp nhô trên đầu sóng , khi chuyến phà sang sông vào một buổi hoàng hôn trên sông Hậu.
ba`i 2 :Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống. Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy. Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.
ba`i 3 “Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương. Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao. Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu.
co`n ra^'t nhie^`u
Tham khảo !
Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
1. Em hiểu hạt gạo làm từ lúa
2.Theo em là đồng quê có nhiều những thứ tốt đẹp
3.a giọt mồ hôi sa, ngọt bùi đắng cay
4. đó là : giọt mồ hôi sa , nước như ai nấu chết cả cá cờ ,cua ngoi lên bờ .mẹ em xuống cấy . có tác dụng để chỉ sự vật vả của người nông dân
Tác giả đã sd bpnt nhân hóa ở khổ thơ trên :
-Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
Tác giả muốn nhắn nhủ với ta: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Bài làm ( đoạn văn )
Mỗi con người đều có một quê hương - nơi cha mẹ sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn lên người.Ai ai cũng đều có một cách khác nhau để thể hiện tình cảm của mình với nơi chôn rau cắt rốn ấy .Nhà thơ Quang Huy cũng vậy; ông đã viết nên 1 bài thơ ''Qua sông'' để chứng tỏ điều đó .Bằng phép nhân hóa cùng với sự tài tình của tác giả Quang Huy ; tác giả đã khắc họa nên một tình cảm cao quý . Thật vậy , tình cảm cao đẹp đó chính là tình gắn bó ; thủy chung ; luôn nhớ về quê hương ; cội nguồn.Tác giả viết ra bài thơ trên nhằm ngợi ca tình cảm yêu quê hương , đất nước của mỗi con người . Dù đi đâu xa cũng chẳng bao giờ quên được quê hương , cội nguồn của mình . Tóm lại ; tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng : chúng ta không được quên đi quê hương -nơi chôn rau cắt rốn của mình và dù có đi đâu xa , hãy luôn hướng về quê hương yêu dấu của chính mình .