K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2017

Môi trường là gì?

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

  • Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
  • Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
  • Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
16 tháng 2 2017

Môi trường có những chức năng cơ bản nào?

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

  • Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
  • Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
  • Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.

+Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật

  • trên trái đất.
  • Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Bài 26:Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài sinh vật. Xét hai cặp NST đồng dạng kí hiệu là BbDd. Hãy xác định kí hiệu 2 cặp NST trên ở các thời điểm: - Kì đầu I - Kì sau I - Kì sau II - Kì cuối II Bài 27: Một TB sinh dục đực nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tất cả các TB con đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Có bao nhiêu tinh trùng được tạo thành? Bài 28:...
Đọc tiếp

Bài 26:Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài sinh vật. Xét hai cặp NST đồng dạng kí hiệu là BbDd. Hãy xác định kí hiệu 2 cặp NST trên ở các thời điểm:

- Kì đầu I - Kì sau I - Kì sau II - Kì cuối II

Bài 27: Một TB sinh dục đực nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tất cả các TB con đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Có bao nhiêu tinh trùng được tạo thành?

Bài 28: Có 7 TB sinh dục cái cùng tham gia giảm phân tạo giao tử. Kết thúc quá trình phân bào có bao nhiêu thể cực được hình thành? Có bnhiêu NST bị tiêu biến trong các thể cực? (biết 2n = 14)

Qsát 1 TB sinh dục sơ khai đực ở kỳ trước NP thấy có 12NST kép. TB này NP 5 lần rồi tất cả các Tb con đều GP tạo tinh trùng. Các tinh trùng đều tg thụ tinh với hiệu suất 6,25%.

a. Bộ NST 2n của loài là bnhiêu?

b. Số NST mt cung cấp để hình thành tế bào con?

c. Số tinh trùng và số htử tạo thành?

d. Số NST hao phí trong các tinh trùng ko được thụ tinh?

Bài 29: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.

Hãy xác định:

a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó

b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?

Mn giúp mình nhé , mình không biết gì về sinh học đâu T.T

2
4 tháng 4 2020
https://i.imgur.com/o66nGvy.jpg
4 tháng 4 2020
https://i.imgur.com/99NqKqz.jpg
28 tháng 4 2020

Bài 1:

Nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST y hệt của mẹ là do các cơ chế:

- Nhân đôi AND dẫn tới nhân đôi NST

- Sự phân ly đồng đều của các NST đơn trong NST kép về 2 tế bào con.

Bài 2

- NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa: nhìn thấy rõ nhất hình thái của NST giúp ích cho việc nghiên cứu, thoi vô sắc đính vào tâm động của NST giúp NST phân li về 2 cực của TB ở kì sau khi NST đóng xoắn cực đại giúp việc phân li dễ dàng hơn, tránh cho NST bị đứt gãy, gây ra các hiện tượng đột biến.

Bài 3

- Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Bài 1: Loài ong mật có bộ NST là 2n = 32. Hợp tử của loài trải qua quá trình nguyên phân. Hãy xác định số tâm động, số cromatit, số NST trong một TB của loài này khi trải qua các kỳ của quá trình nguyên phân? Bài 2: Một hợp tử của một loài đã nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra được 8 tế bào mới. a. Xác định số đợt phân bào của hợp tử. b. Xác định bộ NST lưỡng bội của...
Đọc tiếp

Bài 1: Loài ong mật có bộ NST là 2n = 32. Hợp tử của loài trải qua quá trình nguyên phân. Hãy xác định số tâm động, số cromatit, số NST trong một TB của loài này khi trải qua các kỳ của quá trình nguyên phân?

Bài 2: Một hợp tử của một loài đã nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra được 8 tế bào mới.

a. Xác định số đợt phân bào của hợp tử.

b. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và tên loài. Biết trong quá trình nguyên phân, môi trường đã cung cấp nguyên liệu với 322 NST đơn.

Bài 3: Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của loài này trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Hãy cho biết: Số NST và số tâm động, số cromatit của TB này ở các kỳ quả quá trình giảm phân 1 và giảm phân 2?

Bài 4: 1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành?

Bài 5: Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Hãy xác định:

a. Số giao tử được sinh ra từ quá trình giảm phân nói trên?

b. Xác định số NST đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình giảm phân.

Bài 6: Hãy tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 80%.

Bài 7: Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n=24) nguyên phân liên tiếp 8 lần

a. Tính số tế bào con tạo thành sau 8 lần nguyên phân.

b. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Tính số tế bào trứng được tạo thành.

c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Tính số hợp tử được tạo thành, số tinh trùng tham gia thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%.

Bài 8: Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của loài này đang bước vào quá trình nguyên phân. Hãy cho biết:

1. Số tâm động ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân?

A. 12 B. 24 C. 48 D. 6

2. Số cromatit ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân?

A. 12 B. 24 C. 48 D. 6

3. Số NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân?

A. 6 B. 48 C. 12 D. 24

4. Số NST kép ở kỳ sau của quá trình nguyên phân?

A. 48 B. 24 C. 12 D. 0

Bài 9: Ở một loài có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh tinh đang bước vào giảm phân tạo tinh trùng. Hãy cho biết:

1. Số cromatit ở kỳ đầu 1 của quá trình giảm phân?

A. 48 B. 24. C. 0. D. 96.

2. Số NST kép ở kỳ sau 1 của quá trình giảm phân?

A. 0 B. 48 C. 24 D. 96.

3. Sau giảm phân 1, hai tế bào con được tạo thành có số NST là:

A. 48 NST kép B. 48 NST đơn

C. 24 NST kép D. 24 NST đơn

4. Số cromatit trong mỗi tế bào con ở kỳ giữa của giảm phân 2 là

A. 24 B. 48 D. 96 D. 0

5. Số NST trong mỗi tế bào con ở kỳ sau của giảm phân 2 là

A. 48 NST kép B. 48 NST đơn

C. 24 NST kép D. 24 NST đơn

6. Sau giảm phân 2, các tế bào con được tạo thành với số lượng NST là

A. 24 NST B. 96 NST C. 48 NST D. 92 NST

0
24 tháng 10 2019

Ta có : A = T =500nu

G=X= 600nu

a) Tổng số nu là :

\(N=2A+2G=2200nu\)

b) Số liên kết hidro là:

\(H=2A+3G=2800\) liên kết

c) Khối lượng phân tử của gen :

\(M=N.300=660000đvC\)

Chiều dài gen là:

\(L=\frac{N}{2}.3,4=3740\overset{o}{A}\)

Số chu kì xoắn là:

\(S_x=\frac{N}{20}=110\)

27 tháng 10 2019

a) N=2A+2G=500.2+600.2=2200nu

b) Số liên kết H=2A+3G=500.2+600.3=2800(liên kết)

c) M=N.300=2200.300=660000(đvC)

L=\(\frac{3,4N}{2}=\frac{3,4.2200}{2}=3740\)Ao

Số chu kì xoắn=\(\frac{L}{34}=\frac{3740}{34}=110\)(chu kì)

Giúp mình với!! Bài 2. Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 78 a. Tính số NST, số tâm động, số cromatic ở các kì của quá trình nguyên phân b. Tính số NST, tâm động, cromatic ở kì giữa I và kì sau II của quá trình giảm phân. Bài 3. Có 4 tế bào sinh dưỡng của một loài tiến hành nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra 128 tế bào con. Hãy xác định: a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dưỡng...
Đọc tiếp

Giúp mình với!!

Bài 2. Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 78

a. Tính số NST, số tâm động, số cromatic ở các kì của quá trình nguyên phân

b. Tính số NST, tâm động, cromatic ở kì giữa I và kì sau II của quá trình giảm phân.

Bài 3. Có 4 tế bào sinh dưỡng của một loài tiến hành nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra 128 tế bào con. Hãy xác định:

a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dưỡng nói trên

b. Xác định tên loài và bộ NST của loài, biết tổng số NST trong tế bào con là 1024 NST.

c. Xác định số lượng và trạng thái NST qua các kỳ của nguyên phân

Bài 4. Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n = 24) nguyên phân liên tiếp 8 lần

a. Tính số tế bào con tạo thành

b. Tất cả các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Tính số tế bào trứng được tạo thành.

Câu 5. Có 4 tế bào sinh tinh ở tinh tinh (2n = 48) tiến hành nguyên phân 3 đợt liên tiếp, sau đó tất cả các tế bào con đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Hãy xác định:

a. Tổng số tinh trùng tạo thành.

b. Tổng số NST có trong tất cả các tinh trùng.

2
18 tháng 2 2020

Bài 2

Số NST Số tâm động Số cromatic
Kì đầu 2n=78(kép) 78 156
Kì giữa || 78 156
Kì sau 4n=156(đơn) 156 0
Kì cuối 2n=78(đơn) 78 0

Bài 3

a) Gọi x là số lần nguyên phân. Ta có: 4.2x = 128 ⇒ x = 5

b) Số NST trong tế bào con = 2x.2n=25.2n=1024

⇒2n=32(con ong cái)

c) tương tự bài 2, về hình dạng thì bạn tham khảo sách

22 tháng 2 2020

Bài4:

a)số tế bào con đc tạo thành là

28=256( tế bào)

b)vì là tế bào sinh dục của thỏ cái nên qua giảm phân cho trứg ta có 256 tế bào trứng đc tạo thành

Ôn Tập HK2 Môn Sinh A/ Trắc Nghiệm: Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan? A. Cầu thận, thận, bóng đái B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái C. Thận, ống thận, bóng đái D. Thận, bóng đái, ống đái Câu 2: Cấu tạo của thận gồm các bộ phận? A. phần vỏ,...
Đọc tiếp

Ôn Tập HK2 Môn Sinh

A/ Trắc Nghiệm:

Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?

A. Cầu thận, thận, bóng đái B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

C. Thận, ống thận, bóng đái D. Thận, bóng đái, ống đái

Câu 2: Cấu tạo của thận gồm các bộ phận?

A. phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu

B. phần vỏ, phần tuỷ, bể thận

C. phần vỏ, phần tuỷ, các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp

D. phần vỏ, phần tuỷ, các đơn vị chức năng, ống dẫn nước tiểu

Câu 3: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm có?

A. cầu thận, nang cầu thận B. nang cầu thận, ống thận

C. cầu thận, nang cầu thận, ống thận D. cầu thận, ống thận

Câu 4: Các chất thải bài tiết được phát sinh từ?

A. phổi và gan B. gan và thận C. quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào

D. quá trình trao đổi chất ở tế bào

Câu 5: sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn?

A. lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp B. hấp thụ lại, bài tiết

C. lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại D.bài tiết và hấp thụ lại

Câu 6: Vị trí của các tế bào hình que trê màng lưới và chức năng của chúng là?

1. tập trung ở xa điểm vàng

2. một tế bào hình que liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác

3. nhiều tế bào hình que mới liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác

4. tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp nhìn rõ về ban đêm

Câu trả lời đúng là??

A. 1, 2, 3; B. 1, 2, 4; C. 1, 3, 4; D. 2, 3, 4;

Câu 7: Chức năng quan trọng nhất của da là??

A. Bảo vệ, ngăn chặn xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh

B. tham gia điều hoà thân nhiệt

C. làm nhiệm vụ của một cơ quan cảm giác - tiếp nhận các kích thích của môi trường

D. bài tiết các chất thải

Câu 8: Chức năng của tuỷ sống là?

A. điều khiển các hoạt động ở phần thân, tay và chân

B. dẫn truyền các xung thần kinh

C. thực hiện các phản xạ không điều kiện

D. dẫn truyền xung thần kinh và thực hiện các phản xạ không điều kiện

Câu 9: Chức năng của trụ nào là?

A. điều khiển các hoạt động của các nội quan

B. điều hoà các hoạt động của các nội quan

C. dẫn truyền các xung thần kinh

D. dẫn truyền các xung thần kinh từ tuỷ lên não, từ nào xuống tuỷ, điều khiển, điều hoà các hoạt động của các nội quan

Câu 10: Điều nào không đúng với người say rượu khi đi "chân nam đá chân chiêu"?

A. tiểu não bị rối loạn không điều khiển được cử động

B. Do trụ não bị rối loạn, điều khiển các cử động không chính xác

C. Không giữ được thăng bằng cho cơ thể

D. tiểu não không phối hợp được các cử động phức tạp

Câu 11: Cơ quan phân tích thị giác gồm:

1. các tế bào thụ cảm thị giác nằm ở màng lưới

2. cầu mặt và dịch thuỷ tinh

3. dây thần kinh thị giác

4. vùng thị giác nằm ở thuỳ chẩm

Câu trả lời đúng là??

A. 1, 2, 3; B. 1, 2, 4; C. 1, 3, 4; D. 2, 3, 4;

Câu 12: Chức năng của thể thuỷ tinh là?

A. cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua

B. điều tiết để ảnh của vật rơi đúng trên màng lưới

C. dẫn truyền xung thần xinh

D. Cho án sáng xuyên qua

Câu 13: Nhận định nào sau đây là sai về cấu tạo phù hợp với chức năng của da?

A. Bên ngoài là lớp sừng có chức năng bảo vệ

B. Bên trong là những mô xốp có chức năng cách nhiệt

C. Tuyến nhờ có chức năng giúp da mềm mại, không thấm nước

D. Tuyến mồ hôi, chức năng bài tiết, điều hoài thân nhiệt

Câu 14: Vị trí các tế bào hình nón trên màng lưới và chức năng của chúng là?

1. tập trung chủ yếu ở điểm vàng nằm trên trục mắt

2. tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc

3. liên hệ với nhiều tế bào thần kinh thị giác

4. liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác

Câu trả lời đúng là?

A. 1, 2, 3; B. 1, 2, 4; C. 1, 3, 4; D. 2, 3, 4;

Câu 15: Khi da bị bẩn, ẩm, xây xát thì ta dễ bị nhiễm bệnh

A. ghẻ lở B. Hắc lào C. uốn ván D. kí sinh trùng, nấm, uốn ván

Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai về cấu tạo phù hợp với chức năng của da?

A. Bên ngoài là lớp sừng có chức năng bảo vệ

B. Bên trong là những mô xốp có chức năng cách nhiệt

C. Tuyến nhờ có chức năng giúp da mềm mại, không thấm nước

D. Tuyến mồ hôi, chức năng bài tiết, điều hoài thân nhiệt

Câu 17: Chất xám trong bộ phận thần kinh trung ương được cấu tạo bởi?

A. thân nơron B. thân nơron và các sợi nhánh

C. sợi nhánh nơron D. sợi trục nơron

Câu 18: Điều nào không đúng với người say rượu khi đi "chân nam đá chân chiêu"?

A. tiểu não bị rối loạn không điều khiển được cử động

B. Do trụ não bị rối loạn, điều khiển các cử động không chính xác

C. Không giữ được thăng bằng cho cơ thể

D. tiểu não không phối hợp được các cử động phức tạp

Câu 19: Phản xạ dưới đây là phản xạ có điều kiện?

A. kim đâm vào tay, tay co giật B. Lổ đồng tử của mắt co lại khi có ánh sáng chiếu vào

C. Cơ thể tiết mồ hôi từ khi gặp trời nắng nóng D. Em bé reo vui khi nhìn thấy mẹ nó

Câu 20: Tuyến yên điều khiển hoạt động của tuyến trên thận thông qua các hoocmôn sau đây?

A. LH B. FSH C. ACTH D. GH

Câu 21: Dây thần kinh thính giác là dây thần kinh số?

A. VIII B. IX C. X D. XI

Câu 22: Tác dụng của testosteron là?

A. Gây chín và rụng trứng B. Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nam

C. Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nữ D. Gây sự phát triển cơ và xương

Câu 23: Cơ quan phân tích thính giác gồm?

1. tế bào thụ cảm thính giác ở cơ quan cóocti

2. cơ quan tiền đình và các ống bán khuyên

3. dây thần kinh thính giác

4. vùng thính giác ở thuỳ thái dương

Câu trả lời đúng là?

A. 1, 2, 3; B. 1, 2, 4; C. 1, 3, 4; D. 2, 3, 4;

Câu 24: Tế bào a ở đảo tuỵ tiết ra hoocmôn?

A. tirôxin B. glucagôn C. testôstêrôn D. canxitônin

Câu 25: Insulin có vai trò giảm đường huyết bởi các hoạt động?

A. điều hoài đường huyết (biến đổi prôtêin, lipit thành glucôzơ)

B. biến đổi glucôzơ thành glucôgen

C. biến đổi glucôgen thành glucôzơ

D. điều chỉnh đường huyết khi đường huyết bị hạ

Câu 26: Điều nào không đúng với các hoocmôn phần vỏ của tuyến trên thận?

A. Lớp ngoài tiết hoocmôn điều hoài natri, kali trong máu

B. lớp giữa tiết hoocmôn biển đổi prôtêin, lipit thành glucôzơ điều hoà đường huyết

C. tiết hoocmôn gây biến đổi các đặc tính sinh dục nữ

D. lớp trong tiết hoocmôn gây biến đổi các đặc tính sinh dục nam

Câu 27: hoocmôn của tuỷ tuyến trên thận tham gia điều hoà đường huyết là?

A. ađrênalin B. noađrênanin C. glucagôn D. ađrênalin, noađrênanin phối hợp cùng glucagôn

Câu 28: Tác dụng chính của hoocmôn ơstrôgen chính thức của nữ đã ở tuổi dậy thì là?

A. kích thích tuyến vú, chậu hông phát triển

B. trứng phát triển và rụng, kéo theo hiện tượng kinh nguyệt lần đầu

C. làm niêm mạc tử cung dày, xốp để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ

D. tích mở dưới da

Câu 29: Điều nào sau đây không đúng với nguyên nhân của viễn thị?

A. cầu mắt ngắm do bẩm sinh

B. Ở người già thể thuỷ tinh bị lão hoá

C. thường xuyên đọc sách nơi thiếu ánh sáng

D. thể thuỷ tinh mất tính đàn hổi, không điều tiết được

B/ Tự luận:

Câu 1: Khi trên đường đi thấy vụ tai nạn xe máy gây chết người, sợ quá tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, một lúc sau bình tĩnh trở lại thì giảm nhịp đập và huyết áp trở lại bình thường.

Dựa vào chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm, trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong trường hợp trên.

Câu 2: Nêu một ví dụ để chứng minh có sự phói hợp hoạt động của các tuyến nột tiết trong cơ thể

BẠN NÀO LÀM ĐƯỢC TRẮC NGHIỆM CÂU NÀO VỚI TỰ LUẬN CÂU NÀO THÌ TRẢ LỜI GIÚP MÌNH NHÉ!! SẮP THI RỒI :(( CÓ VÀI CÂU CHƯA CHẮC ĂN NÊN NHỜ MẤY BẠN!!

3
5 tháng 5 2019

Mình trả lời ở phần trên rồi nhé bạn

4 tháng 5 2019

câu 2 tự luận là" Nêu một ví dụ để chứng minh có sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể "mình ghõ sai chính tả :((