K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tp 1: Đọc đoạn văn:

Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên số người bị chết vì tai nạn giao thông là 6.000 người. Và đến năm 2001 số người bị chết vì tai nạn là 10.886. Trong 10 tháng đầu năm 2002, đã xảy ra 23.632 vụ tai nạn giao thông làm chết 10.556 và người bị thương là 26.529. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn tai họa khủng khiếp này”.

( Dựa theo số kiệu thống kê báo GTVT năm 2002)

a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Tìm câu văn mang luận điểm đó?

b. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

Bài tập 2: Cho các luận điểm sau:

1. Đến với tục ngữ ta có thể thấy những lời khuyên quý báu về phẩm chất lối sống của con người ”.

- Hãy chọn những dẫn chứng phù hợp cho luận điểm trên?

2. “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.”

- Hãy chọn những dẫn chứng phù hợp với luận điểm trên?

Bài 3: Lập dàn ý chi tiết và viết thành bài hoàn chỉnh cho các đề văn sau: Nhân dân ta thường khuyên nhau: Có công mài sắt có ngày nên kim. Em hãy chứng minh lời khuyên trên.

Bài 4. Dân gian có câu tục ngữ Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng . Nhưng có bạn lại bảo : Gần mực chưa chắc đã đen , gần đèn chưa chắc đã rạng.

- Hãy chọn những dẫn chứng phù hợp với luận điểm trên?

0
7 tháng 3 2019

sự luận cứ

7 tháng 3 2019

căn cứ vào các luận cứ đã nêu ra

bài này khá dễ mà

Bài tập 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn sau : Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.886 người....
Đọc tiếp

Bài tập 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn
văn sau :
Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì
tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên số người bị chết
vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai
nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.886 người. Riêng 10 tháng đầu năm 2002
đã xảy ra 23.632 vụ tai nạn giao thông làm chết 10.556 người và bị thương 26.529
người. Đây là những con số biết nói rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh
toàn xã hội phải tìm ra giải pháp, ngăn chặn ngay tai hoạ khủng khiếp này.
Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng: ca dao diễn tả sâu sắc gợi cảm tình yêu thương
đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc.
Nếu phải trình bày ý kiến đó em sẽ trình bày theo kiểu nghị luận nào ? Vì sao?
Bài tập 3: Đọc đoạn văn nghị luận sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
CHỖ CHƠI CHO TRẺ EM, MỘT VẤN ĐỀ BỨC XÚC
Thiếu chỗ chơi cho trẻ em, tác hại không thể lường hết được. Các em xuống lòng
đường đá bóng, lên vỉa hè đánh cầu long… Tất cả đều là mất trật tự, không an toàn
cho đường phố. Tất cả đều gây cản trở giao thông và gây ra những trường hợp
nguy hiểm khó tránh khỏi. Vì phải tự túc chỗ chơi, không ít em trèo cây kều ve, bắt
tổ chim; một số em ra sông, hồ bơi lội… Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
( Theo Báo Pháp luật và đời sống)

Câu hỏi:
a. Luận điểm chính của ác đoạn văn là gì?
b. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào?
Bài tập 4.
Viết đoạn văn chứng minh: Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó
có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân và ghi chú).

giúp mình

0
Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?

Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?

Câu 4: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:

a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử

b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu 5: Cho hai đoạn văn sau tìm và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ:

*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.

*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình, chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã

Câu 6: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:

Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

1
13 tháng 2 2020

Câu 1: 

a. Để thỏa mãn ... trí tuệ - bổ sung ý nghĩa về mục đích, tác dụng

b. Mùa thu - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

c. Dưới cầu, bên cầu - - bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn.

d.  Hồi nhỏ, hồi chiến tranh - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

e. Vì chuôm, vì chàng - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

g. Trưa, chiều - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

h. Vì muốn mẹ sống thật lâu - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

i. Tảng sáng - bổ sung ý nghĩa về thời gian

Ven rừng - bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm

k. Đánh xoảng một cái - bổ sung ý nghĩa về tính chất.

24 tháng 2 2017

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

    Những câu văn mang luận điểm này: 

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:

- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được. 

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! 

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? 

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. 

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. 

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. 

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. 

- Có người phạm sai lầm thì chán nản. 

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.

- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công. 

- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.

=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.

11 tháng 4 2020

a. - Bài văn nêu luận điểm: không sợ sai lầm.

- Các câu mang luận điểm:

+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

+ Thất bại là mẹ của thành công.

+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. – Các luận cứ:

Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai làm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

=> Những luận cứ hiển nhiên giàu ý nghĩa thuyết phục.

c. Để lập luận chứng minh, bài Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, còn bài Không sợ sai lầm sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.