Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sau. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?
a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.
b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.
c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
Bài 2: Xác định CN, VN,TN, trong các câu văn sau:
Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
Bài 3: Từ “đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc:
a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.
b. Bạn Hùng có tài đánh trống.
c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng.
d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len.
Bài 4: Dòng nào chỉ gồm các động từ?
a. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự.
b Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương.
c. Vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.
d. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự.
Bài 5: Câu “Mùa đông , cây trụi hết lá , chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng cứ phập phồng thở lửa giữa sương giá” là câu đơn hay câu ghép? ………………………….................................................................
Bài 6: Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nước tăng đột biến" và "Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng âm. B. Từ đồng nghĩa.
C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa.
Bài 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về tinh thần hợp tác ?
a. Kề vai sát cánh. b. Chen vai thích cánh.
c. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. d. Đồng tâm hợp lực.
Bài 8: Trong câu sau:
"Một vầng trăng tròn to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa." Có mấy quan hệ từ? đó là những quan hệ từ nào?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 9: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn , tai mang nghĩa gốc (Ghi G), và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển (Ghi C).:
a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi.
- Tôi đi qua phía sườn nhà.
- Dựa vào sườn của bản báo cáo…
b) Tai: - Đó là điều mà tôI mắt thấy tai nghe.
- Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.
Bài 10: Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, từ nào mang nghĩa gốc (Ghi G) , từ nào mang nghĩa chuyển (Ghi C).
a) Lá : - Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
- Lá khoai anh ngỡ lá sen
- Lá cờ căng lên vì ngược gió
- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam
b) Quả : - Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
- Quả cau nho nhỏ ; cái vỏ vân vân
- Trăng tròn như quả bóng
- Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta
- Quả hồng như thể quả tim giữa đời
Bài 11: Em hãy viết bài văn tả một người thân của em đang làm việc (mẹ đang nấu cơm, bố làm việc trên máy tính, ông đọc báo, bạn học bài, hoặc nhảy dây,...)
Bài 1
- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .
- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .
- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.
Bài 2
a. Vàng:Từ đồng âm
b. Bay: Hiện tượng từ nhiều nghĩa
Bài 3
a,DT:Mẹ vừa mua cái cân
ĐT:Mình treo lên cân thử
TT:Mình đứng rất cân đối
b,DT:Mùa xuân đẹp nhất trong năm
TT:Chị ấy vẫn còn xuân
Bài 4
Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn , hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình . Mẹ đã phải thức khuya , dậy sớm , làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng . Những đêm mẹ thức trắng đêm để làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon , mặc đẹp . Đôi bàn tay gầy gầy , xương xương chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời , tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi : và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét . Mẹ đã hi sinh vì các con của mình .
Bài 5
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Bài 1:
- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .
- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .
- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.
Bài 2:
a, - Gía vàng trong nước tăng đột biến. => Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
- Tấm lòng vàng . Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường. Từ đồng âm
b, - Bác thợ đang cầm bay trát tường. Từ đồng âm
- Đàn cò đang bay trên trời. Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
- Đạn bay vèo vèo. Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
- Chiếc áo đã bay màu. Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
Bài 3:
a, Cân (là DT): Cái cân này bị hỏng rồi.
Cân (là ĐT): Mình trèo lên cân thử.
Cân (là TT): Cô ấy có vóc dáng cân đối.
b, Xuân (là DT): Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.
Xuân (là TT): Chị ấy vẫn còn xuân.
Bài 4:
Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn , hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình . Mẹ đã phải thức khuya , dậy sớm , làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng . Những đêm mẹ thức trắng đêm để làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon , mặc đẹp . Đôi bàn tay gầy gầy , xương xương chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời , tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi : và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét . Mẹ đã hi sinh vì các con của mình.
Bài 5:
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Nhớcon sông quê hương" của Tế Hanh.. Bài thơ nói về tình yêu của ông đối với quê hương và những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với nơi chôn rau cắt rốn ấy.Trong 4 câu mở đầu bài thơ , nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gơi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ “ Nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo NT nhân hóa với những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ - NT ẩn dụ. Con sông quê hiện lên mới xinh đẹp, hiền hòa, gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng NT so sánh khẳng đinh “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm trừu tượng mà buổi trưa hè là một khái niệm cụ thể -nhiệt độ cao,nóng như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy. Chính lúc tác giả dùng động từ tỏa ( lan rộng khắp ) kết hợp với từ láy lấp loáng (dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu .Nhà thơ Tế Hanh có một tình yêu quê hương da điết, đó là 1 tình yêu không bao giờ cạn trong ông. Qua đoạn thơ ông đã bộc lộ mình trong đó. Thật tài hoa!