Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chính sách đối ngoại của triều đại Trung Quốc là gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
Những chính sách của nhà Lê giúp phục hồi và phát triển kinh tế như sau:
* Nông nghiệp:
-Cử 25 vạn lính về quê làm ruộng ( trong số 35 vạn lính), còn 10 vạn còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về sản xuất,
-Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
-Đặt thêm các cơ quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyên nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
-Thi hành chính sách '' quân điền'', cấm giết trâu bò và điều động dân phu trong mùa gặt hái.
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Tăng cường phát triển các nghành nghề thủ công truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, làm nón,...
-Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công chuyên nghiệp
-Có thêm các công xưởng do nhà nước quan lí goi là Cục bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua.
-Vua khuyến khích lập chợ họp chợ. Việc buôn bán với nước ngoài ngày một phát triển
Bạn nên nói rõ ra là trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả hay ý nghĩa nha
Từ năm 1418 đến năm 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424 đến 1425, tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa
Từ 1426 đến 1427, tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo :
- Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang.
- Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.
Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11 , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.
Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng (viên tướng đã chỉ huy thủy binh triệt Hồ Quý Ly) đem 10 vạn viện binh theo đường Lạng Sơn tiến vào Đại Việt.Cùng lúc, đạo quân Mộc Thạnh tiến theo đường Vân Nam. Khi qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn) Liễu Thăng đã bị nghĩa quân do Lưu Nhân Chú, Trần Lựu chỉ huy dùng mưu trá hàng nhử địch sa vào trận địa phục kích, giết chết bên sườn núi Mã Yên. Hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Tiếp theo, ta còn tấn công trên tiếp ở các trận Cần Trạm, Phố Cát. Binh bộ thượng thư Lý Khánh phải tự tử.
Sau khi đại bại, quân Minh tháo chạy về co cụm tại Xương Giang (Bắc Giang). Thôi Tụ phải đắp thành lũy giữa đồng để phòng ngự. Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn điều binh xiết chặt vòng vây, tổng tấn công Xương Giang, diệt 5 vạn, bắt sống 3 vạn địch, trong số đó có các tướng Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Được tin Liễu Thăng chết, đạo viện binh của Mộc Thạnh cũng hết hoảng rút lui. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã chôn vùi những hy vọng cuối cùng của quân Minh.
Không có viện binh, quân Minh càng khốn đốn ở Đông Quan, tinh thần nao núng, suy sụp nhanh chóng.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).
Văn minh, hiện đại nhưng Hà Nội vẫn giữ được nét truyền thống cổ kính, là một trong những nơi đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam.
CHÚC BẠN HỌC TỐT ♫♪♫♬
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
* Nhận xét:
Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
yêu cầu của bài viết tem bưu chính là bài viết chưa đc̣ công khai trên mọi phương tiện truyền thông nào nên việc này chắc bất thành rồi bạn à............................