Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta dùng năm châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp vụn , còn lại nhôm và gỗ . Đem nhôm và gỗ cho vào nước , gỗ có khối lượng riêng nhẹ hơn nên nổi trên mặt nước , còn nhôm nặng hơn nên sẽ chìm xuống đáy
Chúc bạn học tốt
-Tách dầu hỏa ra khỏi nước:
Vì dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nên muốn tách nước ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.
a. Vật thể tự nhiên : thân cây
Vật thể nhân tạo : Chậu
Chất : Nhôm, chất dẻo, xenlulozo.
b. Dùng nam châm hút sắt (tách được sắt ra).
Cho hỗn hợp còn lại vào nước thì nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên do nhôm có khối lượng riêng (2,7g/cm3 )lớn hơn nước (1g/cm3) và gỗ có khối lượng riêng (0,8g/cm3 ) nhỏ hơn nước (1g/cm3).
Gạn và lọc ta tách riêng được hai chất này.
Dầu hỏa trong tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi đổ hỗn hợp dầu hỏa vào nước thì dầu sẽ nổi lên trên, nước tách hành một lớp ở phía dưới. Mở khóa phễu cho nước chảy xuống từ từ cho đến khi hết nước thì khóa phễu lại.
Ta hòa tan hỗn hợp trên vào một cốc nước . ta biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml .
Vì gỗ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên nó sẽ nổi lên trên mặt nước , ta vớt gỗ ra( thu được gỗ) . Còn lại bột sắt và bột nhôm .
Ta đổ nước ra ngoài , bột gỗ và bột nhôm nằm ở đáy cốc .
+ Dùng nam châm hút sắt ra ( thu được sắt )
+ Vớt nhôm ra ( thu được nhôm )
=> Vậy ta đã tách riêng được mỗi chất ra khỏi hỗn hợp
- Bỏ hỗn hợp giàn ra một mảnh giấy khô
- Dùng năm châm đưa lên phía trên , cách hỗn hợp khoảng 1-2 cm đưa qua đưa lại :
+ Nam châm sẽ hút được sắt ( Fe) , sau đó chỉ cần cạo bột sắt trên bề mặt nam châm ta thu được bột sắt
+ Các bột còn lại không bị hút gồm : bột gỗ và bột nhôm
- Cho 2 loại bột không bị hút còn lại vào 1 cái cốc chứa nước ( nước lọc)
+ Vì Dgỗ < Dnước < Dnhôm nên
=> bột gỗ sẽ nổi lên phía trên , dùng thìa nhỏ vớt ra sau đó sấy khô ta thu được bột gỗ
=> bột nhôm sẽ chìm xuống phía dưới , sau khi tách được bột gỗ , cho hỗn hợp ( chỉ còn nước và nhôm ) qua giấy lọc , sấy khô , ta thu được bộ nhôm
====================
Thông cảm , có vài chỗ cách dùng từ của mik hơi ngộ
Câu gợi ý của đề bài gần như là câu trả lời rồi đấy:..
-Cho hỗn hợp O2 và CO2 đi qua nước vôi trong Ca(OH)2,xuất hiện kết tủa trắng,khí đi ra ngoài là oxi.Ta thu vào lọ.
PT: CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3 + H2O
-Lọc kết tủa,nung ở nhiệt độ cao,ta thấy khí thoát ra ,đó là CO2,còn lại là CaO
PT: CaCO3 -(nhiệt độ cao)---> CO2 +CaO
Chúc em học tốt!!!@
Cho hỗn hợp khí lội qua nước vôi trong dư ta thu được khí oxi (vì CO2 bị nước vôi trong giữ lại).
Lấy sản phẩm thu được (khí CO2 hòa hợp với nước vôi trong) nung ở nhiệt độ cao ta thu được khí CO2.
a. Dẫn khí qua dd Ca(OH)2, ta thấy khí H2 thoát ra nên ta thu được H2 tinh khiết
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
b.Tham khảo :))
1)
Vì dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu sẽ nổi trên mặt nước ta chỉ cần dùng thìa vớt dầu ra
2)
Đun hỗn hợp dưới nhiệt độ X\(\left(78,3< X< 100\right)\). Khi đó cồn sẽ bốc hơi còn nước vần ở yên trong hỗn hợp. Dẫn hơi cồn qua một ống lạnh và ta sẽ tách được hai chất lỏng trên
Câu 16:Trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp sau:
1.Muối và cát.
Hòa tan hỗn hợp vào nước
+Cát không tan trong nước, lọc dung dịch thu được cát
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
2.Bột đồng, vụn đồng và muối.
Đổ nước vào hỗn hợp
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+ Lọc lấy vụn đồng và bột đồng không tan trong nước
Dùng rây bột tách vụn đồng và bột đồng
3.Bột sắt, muối và cát.
Dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp
Hòa tan hỗn hợp còn lại vào nước
+Cát không tan trong nước, lọc dung dịch thu được cát
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
4.Bột sắt, bột lưu huỳnh và muối ăn.
Dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp
Đổ nước vào hỗn hợp bột lưu huỳnh và muối ăn
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+Bột lưu huỳnh không tan trong nước, lọc lấy lưu huỳnh ra khỏi dung dịch
5.Vụn gỗ, muối và vụn đồng.
Đổ nước vào hỗn hợp
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+ Gạn lấy vụn gỗ nổi trên mặt nước
+Dùng giấy lọc lọc ra vụn đồng chìm ở dưới
6.Rượu và nước (biết nhiệt độsôi của rượu là 78,3°C).
+ Đun rượu và nước trong nhiệt độ 78,3°C, rượu sôi và bay hơi qua ống làm lạnh thu được rượu tinh khiết
+ Còn lại là nước (nhiệt độ sôi 100°C)
7.Dầu ăn và nước.
Dầu ăn nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nổi lên trên, lọc dầu ăn ra khỏi nước, thu được dầu ăn
8.Benzen và nước (biết benzen là chất lỏng, không tan trong nước).
Ben nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nổi lên trên, lọc benzen ra khỏi nước, thu được benzen
Bài 1:
\(D_{Al}=2,7g/cm^3=2700kg/m^3\)
\(D_g=0,8g/cm^3=800kg/m^3\)
- Dùng năm chân đặt gần hồn hợp, nam châm hút nhôm và không hút gỗ
Vậy tách được hai vụn chất
Bài 2:
a. \(d_{Fe/S}=\frac{M_{Fe}}{M_S}=\frac{56}{32}=1,75\)
Vậy nguyên tử Fe nặng hơn nguyên tử S là 1,75 lần
b. \(d_{Na/Zn}=\frac{M_{Na}}{M_{Zn}}=\frac{23}{65}\approx0,35\)
Vậy nguyên tử Na nhẹ hơn nguyên tử Zn là khoảng 0,35 lần