K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:

- Khúc sông dài 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km

- Về địa thế, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp, nhiều kênh rạch nhỏ, thích hợp cho bố trí trận địa mai phục

7 tháng 8 2023

Tham khảo!

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì vị trí hiểm yếu của khúc sông này: Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp. Địa hình này thuận lợi để giấu quân phục kích dành thế chủ động, phù hợp  cho việc bố trí trận địa mai phục thủy - bộ, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.

13 tháng 8 2023

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong quá trình đánh bại quân Xiêm (1785):

+ Lợi dụng địa hình hiểm trở để xây dựng trận địa quyết chiến với quân địch.

+ Sử dụng kế nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

+ Kết hợp tác chiến giữa lực lượng thủy binh và bộ binh để chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Thanh (1789):

+ Tạm thời lui binh để tránh thế mạnh của giặc và bảo toàn lực lượng; chớp thời cơ quân địch gặp khó khăn để tổng phản công.

+ Tận dụng địa hình hiểm trở để xây dựng phòng tuyến thủy - bộ ở Biện Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình), tạo thành phòng tuyến liên hoàn vừa chặn bước tiến của giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

#Tham_khảo

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ:mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.

+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).

+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

 

- Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.

13 tháng 8 2023

- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

#Tham_khảo

13 tháng 8 2023

- Quang Trung - Nguyễn Huệ: là nhà lãnh đạo chính trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ông đã lãnh đạo quân đội Tây Sơn chiến thắng nhiều trận quan trọng, như trận Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789, trong đó ông đánh bại quân xâm lược của nhà Thanh (Trung Quốc) và đuổi Thanh ra khỏi Việt Nam. Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố chính quyền và xây dựng lại đất nước sau cuộc chiến tranh. Ông thiết lập một hệ thống hành chính công bằng, giúp cải thiện đời sống của người dân và khôi phục sự ổn định trong xã hội.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, nhân dân Việt Nam cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, dưới sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa vua của nước Việt để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.

+ Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập, chủ quyền. Do đó, nêu cao được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

14 tháng 8 2023

tham khảo

- Trước lực lượng kẻ thù ngoại xâm mạnh, muốn chống lại phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, phải có người chính danh vị kêu gọi cả nước đánh giặc.

    - Được quần chúng nhân dân ủng hộ, tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để chứng tỏ nước Nam đã thống nhất, có người đứng đầu.

14 tháng 9 2023

Gợi ý:

- Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).

- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

- Khi có quân xâm lược Xiêm, Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

14 tháng 9 2023

Nếu được tham gia học tập tại một trong các địa điểm sau: Bảo tàng Quang Trung (Bình Định), di tích Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), di tích Gò Đống Đa (Hà Nội), em chọn địa điểm di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang). Bởi em muốn được đến nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu chống quân Xiêm xâm lược và là một trong những trận thủy chiến lớn của dân tộc Việt Nam 

14 tháng 9 2023

Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung, em đồng ý với ý kiến này vì: Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

3 tháng 12 2023

Đồng ý: "Quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789 thể hiên tào năng quân sự của vua Quang Trung." Vì quyết định này đc vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh, ý đồ tấn công và những sai lầm của quân Thanh. Cụ thể là
Điểm mạnh: Quân Thanh có ưu thế về lực lượng với 29 vạn quân (nhiều hơn so với quân Tây Sơn)
Ý đồ: Sau khi chiếm đc kinh thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ nghỉ ngơi và ăn Tết, dự định sau Tết, ngày mùng 6 tháng Giếng sẽ tiếp tục tấn công
Sai lầm:
+ Chiếm được thành Thăng Long tương đối dễ dàng ( do trước đó, quân Tây Sơn chủ động rút lui để tránh thế giặc mạnh và củng cố lực lượng), nên quân Thanh nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch, đánh giá thấp về lực lượng đói phương.
+Khi đang ở thế tấn công và giành đc những chiến thắng ban đầu, bộ chị huy q.Thanh bất ngờ chuyển sang hình thái phòng ngự tạm thời ( thể hiện thông qua việc: cho quân sĩ dừng lại hơn 1 tháng tại Thăng Long để nghỉ ngơi, ăn Tết) khiến quân Thanh tự mất đi thế chủ động ban đầu, không phát huy được tác dụng của ưu thế lực lượng
⇒ Phát hiện và chớp được thời cơ chiến lược có 1 0 2 đó, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tập kích chớp nhoáng, tung toàn bộ lực lượng ra đánh tan quân địch vào khoảng thời gian từ đêm 30 đến sáng mùng 5 Tết KỶ Dậu→ đúng lúc quân Thanh chủ quan nhất