Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều phụ nữ thường gặp. Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng hoặc do trục trặc ở các khu vực như: vùng hạ đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết ở người phụ nữ, trong đó phổ biến nhất là nhóm các nguyên nhân như có hàm lượng estrogen cao; thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, stress; chế độ ăn uống không lành mạnh.
Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Do đó, nếu bị rối loạn nội tiết, chị em có thể phải đối mặt với những mối nguy hại nghiêm trọng về sức khỏe:
Làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung
Tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Đây là một trong những nguyên nhân làm bạn bị tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con.
Gây các bệnh về da
Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây nám và các bệnh về da khác vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, tăng cường độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn, làm da trở nên đẹp hơn. Nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm đồng thời xuất hiện các vết nám ngày càng đậm.
Tâm lý tiêu cực
Hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ quyết định quá trình sản sinh serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới tinh thần, cảm xúc, trạng thái tâm lý của phụ nữ. Vì vậy khi hormon serotonin suy giảm thì phụ nữ dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, trầm cảm kéo dài.
Tăng cân
Tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ làm họ dễ bị tăng cân hơn. Cụ thể, nếu mức độ hormone cortisol và insulin trong cơ thể cao sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn và tất yếu là tăng cân nhanh hơn. Đặc biệt, tăng cân còn có thể kéo theo những sự thay đổi lớn các hormone sinh dục như estrogen và testosterone. Sự mất cân bằng này khiến tình trạng thừa cân trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là ở giai đoạn sau khi phụ nữ mãn kinh.
Suy giảm ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone estrogen và progesterone mang lại. Vì vậy khi hàm lượng các loại hormone này bị giảm đi hoặc bị rối loạn do chức năng của buồng trứng giảm và tuyến thượng thận không duy trì được tốc độ sản xuất hormone sinh dục, sẽ dẫn đến hiện tượng khô âm đạo đồng thời làm suy giảm ham muốn tình dục.
Ảnh hưởng đến tuyến vú
Tuyến vú đóng một vai trò quan trọng trong việc bài tiết estrogen để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Khi nội tiết tố của người phụ nữ mất cân bằng sẽ dễ bị đau tuyến vú, hình thành tăng sản tuyến vú hoặc bệnh ung thư vú.
Huyết áp cao
Nếu cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì bạn sẽ tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Aldosterone là hormone quyết định tỷ lệ ổn định giữa natri và nước trong cơ thể của bạn. Loại hormone được sản xuất tại tuyến thượng thận. Trong trường hợp thận của bạn có vấn đề, lượng kali và natri sẽ không cân bằng, ổn định. Tình trạng dư thừa natri sẽ dẫn đến lượng nước trong cơ thể tăng lên, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.
Rối loạn chu kì kinh nguyệt
Nếu lượng estrogen buồng trứng bài tiết ra ở mức độ quá cao hoặc quá thấp, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của phụ nữ, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc bị vô kinh.
Vô sinh
Nếu bị mất cân bằng nội tiết, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt... Các bệnh này có thể tác động đến quy trình sản xuất, phát triển, rụng trứng và thụ tinh ở người phụ nữ, làm giảm cơ hội mang thai thành công hoặc gây vô sinh.
Ung thư
Rối loạn nội tiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mắc phải các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phụ khoa.
Để có thể nhanh chóng ổn định lại tình hình sức khỏe, tránh những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và có những phương hướng điều trị thích hợp
NHỮNG TÁC HẠI CỦA BỆNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ !!!
Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Nếu bị rối loạn nội tiết, chị em có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con đó là chưa kể đến những ảnh hưởng của nó đến vẻ đẹp làn da, tạo nên tâm lý tiêu cực, dễ bị stress kéo dài…
Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây nám và các bệnh về da khác vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn… nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm, xuất hiện các vết nám ngày càng đậm. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn gây ra nhiều tác hại khác đối với sức khỏe của chị em như:
- Giảm ham muốn tình dục: Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone estrogen và progesterone mang lại, do đó khi hàm lượng các loại hormone này bị thay đổi, rối loạn sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục.
- Tâm lý tiêu cực: Hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, do đó khi Serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.
- Đau tuyến vú, tăng sản tuyến vú, u xơ tử cung: Tuyến vú đóng một vai trò quan trọng thông qua sự bài tiết của estrogen thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của họ, khi bị rối loạn nội tiết sẽ dễ hình thành tăng sản tuyến vú, ung thư vú, u xơ tử cung.
- Ung thư: Nhiều phụ nữ bị ung thư là do vấn đề về rối loạn nội tiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
- Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh: Nếu lượng kinh của mỗi tháng của người phụ nữ có sự chênh lệch lớn, sẽ dẫn đến việc bài tiết estrogen buồng trứng quá cao hoặc quá thấp, điều này gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của phụ nữ.
Bạn nên điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng ổn định lại tình hình sức khỏe của mình, tránh những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Và đừng quên kết hợp tập luyện thường xuyên nhé !
Chúc bạn vui khỏe!
1. - Da ta luôn mềm mại là do có các tuyến nhờn trên da tiết chất nhờn giúp da mềm mại
- Da không bị ướt khi ngâm nước vì lớp sừng là lớp ngoài cùng của da có tính không thấm nước
2.Bệnh mù màu là căn bệnh rối loạn sắc giác, đây là một bệnh về mắt làm cho người bệnhtuy vẫn có thể nhìn rõ mọi vật nhưng lại không phân biệt được một số màu sắc. Phổ biến nhất là không thể phân biệt được màu đỏ vàmàu xanh lá cây.
3. Thiếu hoocmon trioxin sẽ gây bệnh bướu cổ.
nguyên nhân - Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt : tuyến giáp hoạt động yếu do thiếu I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, hooc-môn tirôxin không tiết ra, sự trao đổi chất giảm, tuyến yên sẽ tiết hoóc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí óc kém phát triển, người lớn trí nhớ kém
Cách phòng chống :
-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.
Sự giống và khác nhau về các đặc điểm dậy thì của nam và nữ
Bài làm :
Sự giống và khác nhau về các đặc điểm dậy thì của nam và nữ
Giống:
Trứng cá: Là sản phẩm của các tuyến chất nhờn bên dưới da. Khi bạn dậy thì, các tuyến này hoạt động mạnh, việc đào thải qua da mạnh hơn. Bã nhờn nếu không thoát mà nằm lại ở lỗ chân lông thì dần dần tích lại thành một cục nhỏ màu trăng trắng vàng vàng dưới da, đó chính là trứng cá. Thường thì ngoài 20 tuổi trứng cá sẽ giảm dần và có thể hết hẳn. Thông thường trứng cá không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu thường xuyên bị nhiều nốt trứng cá bọc, to, có mủ, hoặc để lại sẹo xấu, bạn có thể tìm đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị.
Mùi cơ thể: Khi dậy thì, các tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, chất tiết ra thay đổi khiến cơ thể nhiều bạn có mùi khác đi, rõ nhất là mùi ở nách và cơ quan sinh dục. Mùi cơ thể mỗi người mỗi khác, có người thính mũi coi nó là một đặc điểm nhận dạng, là sự hấp dẫn riêng. Nhưng nhiều bạn khó chịu vì nách có mùi hôi. Thực ra mồ hôi mới ra khỏi cơ thể không hôi, nhưng sau đó bị vi khuẩn phân huỷ nên có mùi, có người hôi có người không.
Khác:
Dậy thì ở con gái:
Vóc dáng cơ thể: Từ một em gái nhỏ, cơ thể bạn bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ. Trong vài năm trước khi có hành kinh, chiều cao bạn tăng lên khá nhiều. Mông tự nhiên nở to ra, mô mỡ dưới da dày lên làm cơ thể bạn mềm mại và giàu nữ tính.
Vú phát triển: Tuyến vú phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn. Dấu hiệu phát triển đầu tiên thường là quầng vú (vùng sẫm quanh núm vú). Núm vú to ra tương ứng với một quầng sắc tố bao quanh. Sau đó là bầu vú nhú lên, vú lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, vú bạn có thể ngứa hoặc hơi đau tức một chút.
Mọc lông: Cơ thể bạn gái bắt đầu xuất hiện nhiều lông, cơ bản là lông mu xung quanh cơ quan sinh dục. Lúc đầu chỉ lơ thơ mấy sợi, sau nhiều hơn, có thể quăn. Tiếp đến mọc lông nách.
Cơ quan sinh dục phát triển: Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận môi lớn và môi bé, âm vật... của cơ quan sinh dục ngoài cũng phát triển to và dày lên, màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong bộ phận sinh dục nữ ở tuổi dậy thì cũng diễn ra những biến đổi lớn mà mắt ta không nhìn thấy được như âm đạo, tử cung đều lớn lên. Hai buồng trứng bắt đầu chức năng tiết hormon sinh dục nữ và phóng noãn (rụng trứng). Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo chu kỳ cùng với một lượng máu ra theo mà người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Đó chính là dấu hiệu đánh dấu dậy thì thực sự. Từ đây, người con gái bắt đầu có khả năng thụ thai và sinh con.
Tuổi dậy thì ở con trai:
Vóc dáng cơ thể: Từ dáng hình một cậu bé, cơ thể bạn có nhiều đổi thay. Chiều cao tăng lên đáng kể, vai nở ra, bụng và mông thon lại, cơ bắp to lên trông thấy, dần dần bạn sẽ có dáng vóc của một chàng trai.
Lông và râu: Lông mu thường bắt đầu mọc trước tiên. Ban đầu, quanh cơ quan sinh dục xuất hiện vài ba sợi, sau nhiều thêm, quăn hơn. Có người chỉ có một dúm lông nhỏ, nhưng cũng có người lông dày và mọc cả lên phía bụng và xuống đùi, hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng mọc lông nách, lông chân, thậm chí cả lông ngực. Ria và râu thường mọc sau lông mu khoảng 1-2 năm.
Nổi cục yết hầu: Cục yết hầu là sụn tuyến giáp. Hormon nam ở tuổi dậy thì khiến bộ phận này thay đổi, do vậy, bạn thấy cục yết hầu nhô to ra.
Vỡ giọng: Giọng các em bé trai và giọng người lớn khác hẳn nhau. Chính thời gian dậy thì là khi giọng chuyển. Thanh quản rộng ra, dây thanh đới dày lên và dài ra. Giọng bạn trầm xuống. Việc chuyển giọng có thể đột ngột, có thể dần dần. Thường ta ít để ý quá trình đó, nhưng có một số bạn phải bối rối vì biến cố “vỡ giọng”, nhưng đây chỉ là một hiện tượng nhất thời thôi, sau đó bạn sẽ có được “chất giọng ấm áp của đàn ông”.
Cơ quan sinh dục phát triển: Lúc dậy thì là cơ quan sinh dục phát triển nhiều nhất. Bao tinh hoàn (bìu) to ra, sậm màu hơn, hai tinh hoàn cũng lớn lên theo. Nhưng quan trọng nhất là chuyện mộng tinh. Cậu bé ngủ say thấy mộng mị ngọt ngào rồi xuất tinh cả ra quần rất xấu hổ để lại những ấn tượng kỳ lạ đầu tiên trong đời. Hiện tượng này chứng tỏ bộ phận sinh dục của cậu bé hoạt động bình thường. Các hormon đã vào việc, tinh trùng bắt đầu được sản xuất. Dương vật dài ra, to ra, có độ cứng lớn khi bị kích thích cơ học bằng tay (thủ dâm). Ngược lại, nếu trong suốt những năm tuổi dậy thì không một lần mộng tinh, dương vật không phản ứng linh hoạt và mạnh mẽ thì sự phát triển tính dục không bình thường.
- Chức năng của tuyến tụy:
+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp biến đổi thức ăn trong ruột non .
+ Chức năng nội tiết: Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy để tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu .
- Ở người mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu có thể lên đến 4% - 5% là:
Tham khảo:
+ Do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy
+ Lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong nhiều máu
- Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người:
+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường
+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo
+ Tăng cường ăn cá
+ Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ
+ Uống đủ nước mỗi ngày
+ Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
+ Bổ sung vitamin D
+ Bổ sung thêm ngũ cốc
+ Duy trì cân nặng hợp lí
+ Hạn chế các thực phẩm ăn nhanh
+ Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột
1.Vai trò của không khí đối với hô hấp:
-Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì.
2.Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp:
- Gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, ho, .... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
tác nhân
Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn chính là con đường lây nhiễm chính của bệnh giang mai. Việc quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh qua cơ quan sinh dục, quan hệ bằng miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Lây truyền qua đường máu: Việc dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh hoặc nhận máu có mầm bệnh giang mai cũng là con đường trực tiếp khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Lây qua tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Vậy nên khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa vi khuẩn giang mai cũng có thể bị lây bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai, thai nhi có thể bị nhiễm bệnh khi đang ở trong bụng mẹ hoặc qua sinh thường.
- Lây truyền qua tiếp xúc với người bệnh: Ở môi trường bên ngoài, xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể tồn tại. Vậy nên, việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mang bệnh cũng chính là một con đường lây nhiễm bệnh.
triệu chứng
Ban nổi lên trông giống như những đốm gồ ghề, đỏ hay nâu đỏ trên lòng bàn tay và/hoặc dưới bàn chân của bạn. Ban thường không ngứa và đôi khi khá mờ khiến bạn không để ý. Những triệu chứng khác bạn có thể bị bao gồm sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thấy rất mệt).
con đường gây bệnh
Bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới không chỉ lây qua đường quan hệ tình dục dị tính (truyền thống với sự tiếp xúc giữa dương vật – âm đạo), mà bất cứ hình thức tiếp xúc tình dục nào với người bệnh giang mai đều sẽ lây nhiễm, bao gồm quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ đồng tính, hay quan hệ bằng miệng.
cách phòng chánh
Cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là:Đồng thời thực hiện hành vi tình dục an toàn, tình dục có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su). Không sử dụng vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng… tránh trường hợp dịch nhầy, máu, mủ có xoắn khuẩn giang mai của người bệnh lây cho người lành.
mình bổ sung phần tác hại
Các triệu chứng bệnh giang mai sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở vùng kín. Bên cạnh đó, các xoắn khuẩn còn tấn công vào khu não bộ, thận, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu xoắn khuẩn xâm nhập vào hệ thống sinh dục, có thể gây ra các biến chứng như; Rối loạn quá trình rụng trứng, ảnh hưởng ống dẫn trứng,
-Thoái hoá khớp: tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn -Triệu chứng: Đau khớp, cứng khớp, khớp biến dạng, hạn chế hoạt động -Nguyên nhân: tuổi già, di truyền, bíeo , có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao... - Cách chữa trị: Trị liệu vật lý, tập luyện, dùng thuốc, phẫu thuật