Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. THỰC HÀNH:1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. Câu 2: Chép...
Đọc tiếp

II. THỰC HÀNH:

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
 Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?
 Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !
 Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“
( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )
Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. 
Câu 2: Chép lại nguyên văn 4 câu thơ cuối bài thơ vừa tìm và cho biết nội dung chính? 
Câu 3: Xác định 1 phép tu từ trong khổ thơ vừa chép? 
Câu 4: Cho biết kiểu câu, chức năng của câu thơ in đậm? 

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm”
                                              (Trích bài 13 sách DGCD lớp 8, trang 35 )

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gi?
Câu 2: Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu ấy?
Câu 3: Từ đoạn văn trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 4 đến 6 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.

3
11 tháng 4 2020

Bài 1:

1. Quê hương - Tế Hanh.

- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).

2. 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.

3. Liệt kê

4. 

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

11 tháng 4 2020

Bài 2: 

1. Nghị luận

2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".

3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
20 tháng 4 2020

Tích mình

20 tháng 4 2020

Tích có câu trả lời

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dướiCâu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào  Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ...
Đọc tiếp

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )
 

1
2 tháng 9 2020

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,=> Dải mây trắng đỏ dần
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,=> sương hồng lam ôm nóc nhà
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,=>
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.=> người các ấp đi chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;=>họ kéo hàng
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,=>những thằng cu chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,=>cụ già chống gậy bước
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.=>cô yếm che môi cười
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,=>thằng bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,=>2 người gánh lợn chạy
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.=>con bò đuổi theo sau

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,=>sương rỏ đầu cành
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,=>tia nắng nháy
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,=>núi uốn mình
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.=>đồi thoa son
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.=>người mua bán ra vào
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,=>con trâu vờ rim hai mắt
Để lắng nghe người khách nói bô bô.=>trâu nghe người khách nói
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,=>anh hàng tranh quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.=>anh hàng tranh tìm chỗ ngồi bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,=>thầy khóa gò lưng trên phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.=>thầy hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,=>cụ đồ vuốt râu
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.=>cụ nhẩm đọc câu đối
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,=>bà cụ bán hàng
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.=>thời gian giội tóc trắng phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,=>
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.=>chú hoa man xếp vàng trên chiếu
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,=>áo cụ lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.=>khăn trên đầu bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,=>lũ trẻ ngắm tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.=>quên chị bên đường đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,=>mấy cô ôm cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.=>anh bán pháo
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.=>người cầm cẳng dốc lên xem

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.=>người quê ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,_nhân hóa
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,_nhân hóa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,_nhân hóa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,_nhân hóa(cùng câu nha)
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh._nhân hóa
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau._nhân hóa
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha._so sánh
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,_so sánh
Con gà trống mào thâm như cục tiết,_so sánh
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

-Ngày xưa,chợ tết đông vui nhộn nhịp .Hình ảnh những người gọi nhau  í ới đi chợ,những em bé đuổi nhau những cụ già móm mém tóc bạc cười hiền hậu.Ai cũng vui vẻ,ai cũng biết nhau mà chào nhau bằng nụ cười tươi rói.Chợ quê mua bán chân thật,cũng có cả tình thương nữa.Người bán hàng thấy cậu bé kháu khỉnh mà cho cái bánh bọc trong lá chuối lá đa...

-Còn ngày nay,chợ quê đã không còn như xưa nữa.Những mái tôn mái sắt thi nhau dựng lên.Cảnh vẫn nhộn nhịp nhưng chỉ là những câu mặc cả .Hình ảnh người bán hàng cãi nhau ỏm tỏi với khách .Không có bóng dáng con trẻ.Ai cũng đăm đăm nét mặt cáu kỉnh vì người bán điêu .Người ta không còn niềm nở với nhau như trước.Có khi biết nhau nhưng lướt qua nhau như người lạ

Dù có vậy đi nữa,chợ quê hay chợ phố vẫn chào đón những người dân Việt Nam ....

7 tháng 5 2018

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

7 tháng 5 2018

Mỗi một người trong chúng ta ai cũng có quê hương của riêng mk , có thể là thấm đượm nổi buồn của một thời quá khứ nhưng khi lớn lên trái tim bé nhỏ ấy vẫn mong muốn đc vòng tay của nơi mk sinh ra che chở . 

Có thể tình yêu trong Tế Hanh là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung nhưng mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau , cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau nhưng cuối cùng vẫn là sự nỗ lực để quê hương đất nước mk đẹp đẽ trong con mắt của bạn bè quốc tế . Chúng ta dành tình yêu cho quê hương mk ko phải là phá hủy nó như một trò đùa , coi nó chỉ là một vật vô dụng vô hình , như vậy ko phải là tình yêu quê hương mà chúng ta đang hướng tới . Nếu như bản thân chúng ta đc cha mẹ yêu thương như một báu vật tiềm tàng thì tình yêu quê hương cx vậy nó cx lớn nao đáng giá như thế vậy. việc chúng ta phải làm là bảo vệ quê hương trước những mối lo xâm phạm chủ quyền hay ô nhiễm môi trường . Sự  thờ ơ khiến bản thân con người ko biết thế nào mới là niềm thương cảm , lòng tham khiến con người bác bỏ sự yêu thương vốn có . Thay vì đẻ tệ nạn làm cho quê hương bỗng chốc trở nên khác lạ thì hãy học cách bảo vệ nó như bảo vệ bản thân mk . Có một số người tình nguyện nhặt rác vì môi trường hay tổ chức cac cuộc  vân đông mọi người chung tay xây dựng quê hương đẹp giàu  .. Trước những cử chỉ cao đẹp đó việc của chúng ta là phải học hành chăm chỉ và ứng dụng những điều đúng đắn vào thực tế đẻ xây dựng và bảo vệ quê hương .

Thế hệ trẻ chúng ta có quyền sử dụng thành tưu khoa học vào thực tế , đừng ngại ngùng khi bản thân làm những điều tốt đẹp có ý nghĩa , luôn luôn ủng hộ những con người mạnh dạn vf quê hương mà thay đổi cách sống sai lệch .

chúc bạn thi tốt !!!