Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé!
Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao : lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
Nguyên nhân : Do không khí gần mặt đất dày đặc, chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn không khí loãng, ít bụi ở trên cao.
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
Câu 1: Hiểu được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm
Vì không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên trong khí có độ ẩm. Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa.
Câu 2: Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:
– Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
1. Sự khác biệt giữa động vật đới nóng và động vật đới lạnh.
Sự khác nhau rõ rệt nhất có thể thấy ở tập tính của động vật:
- Động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm (đối với môi trường hoang mạc) để tránh nắng nóng, chúng cũng có khả năng nhảy cao và xa để tránh tiếp xúc nhiều với mặt cát.
- Động vật đới lạnh thường có tập tính ngủ đông để tránh giá rét vào màu đông và dự trữ mỡ dày sưởi ấm cơ thể.
2. Dân cư thưa thớt ở các vùng do sự không thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:
- Ở vùng hoang mạc: nhiệt độ quá nóng, con người khó thích nghi, khó phát triển kinh tế.
- Ở vùng hải đảo: quá xa đất liền, các hoạt động liên lạc, trao đổi đến đất liền mất nhiều thời gian, tài nguyên khai thác khó khăn, nơi ở không ổn định (thường phải sống trên thuyền, bè).
3.
a. Có 6 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.
b. Sinh vật là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất. Nó tạo nên chất mùn cho đất hay độ phì của đất. Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt đất với đá.
4.
- Đất bao gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ.
- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết do cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có chất hữu cơ, cây sẽ chết.
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.
- Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
- Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.
-Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
+Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
+Cứ lên cao 100m nhiệt độ lại giảm 0,6oC.
Vì Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> lên cao nhiệt độ giảm
- Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ : Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ
+ Vùng vĩ độ thấp : nhiệt độ cao
+ Vùng vĩ độ cao : nhiệt độ thấp
- Nhiệt độ có sự thay đổi như vậy là vì : Ở xích đạo, quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên lượng nhiệt nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất cũng nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít lượng nhiệt hơn.
1, a) Quan sát hình 48 SGK, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và giải thích.
– Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
b) Tính sự chênh lệch về 2 độ cao trên hình 48.
– Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC.
– Lấy số nhiệt độ của điểm thấp trừ số nhiệt của điểm cao ra nhiệt độ chênh lệch.
– Lấy độ chênh lệch nhiệt độ của 2 điểm chia cho 0,6 rồi x 100 ra độ chênh lêch độ cao giữa 2 điểm.
=> Vậy, ta có (25 – 19) / 0,6 X 100 = 1000 m.
2, Phân tích 3 nhân tố hình thành Đất và các nhân tố khác.
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.