Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.
Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.
Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.
Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.
Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam
Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻė. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chi ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khó..." ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất băn Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
=> Truyện ngắn Lão Hạc.
=> Của Nam Cao.
Câu 2. Tìm và chi ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?
=> Tượng hình: móm mém, ầng ậng.
=> Tượng thanh: hu hu
Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.
=> Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc .
=> Câu trên có ba chủ ngữ là "lão", "đôi mắt lão" và "tôi".
=> Dùng quan hệ từ, dấu câu để nối với nhau.
Câu 4: Tim trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?
=> Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng.
Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước", rồi “"hu hu khóc". Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Hãy so sánh và chi ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước.
- Tiếng khóc mang vẻ tiếc nuối, hối hận vì đã bán đi mà chưa suy nghĩ kĩ.
- Ông giáo muốn" òa khóc" lên là để có sự đồng cảm cúng như an ủi lão Hạc.
- Chính ông giáo cũng đã bán đi những quyển sách bao năm gắn kết của mình.
→ Tiếng khóc cùng giọt nước mắt đều mang vẻ tiếc nuối cùng đồng cảm cùng với cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Họ đều là một người sở hữu phẩm chất cao cả, nhưng lại quá liều làm việc chưa nghĩ suy kĩ.
→ Với tác giả, Nam Cao, nước mắt vừa là tội nhục vừa là điều chứng minh phẩm chất cao đẹp: biểu tượng cay đăng hình thương người thương của cũng như nỗi buồn bã khó quên.
1.Trích trong văn bản " Trong lòng mẹ " ( trích hồi kí " Những ngày thơ ấu") của tác giả Nguyên Hồng
2.Ngôi kể thứ nhất
PTBĐ: Biểu cảm
3.Nội dung: Đoạn trích là những cảm xúc vô cùng sung sướng và hạnh phúc của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ.Qua đó cho thấy nỗi nhớ và tình yêu thương mẹ của cậu bé
Câu
Câu hỏi tu từ
Tác dụng
a
Thời oanh liệt nay còn đâu?
giúp cho câu thơ thêm sinh động về hình thức, bộc lộ được cảm xúc trông mong, nhớ về thời oanh liệt, thể hiện sự thất vọng tột cùng
b
- Người không hề tiếc máu hi sinh?
- Người hiên ngang không sợ cúi mình?
- làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.
- làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.
c
Con gái tôi vẽ đấy ư?
dùng để hỏi và khẳng định chắc chắn