Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

\(\xrightarrow[]{}\) Đoạn văn trên nằm trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của tác giả Khánh Hoài.

b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

\(\xrightarrow[]{}\) Miêu tả

c. Từ “chúng tôi” trong đoạn trích trên chỉ những ai? Thuộc từ loại gì?

\(\xrightarrow[]{}\) Chỉ 2 anh em Thành và Thủy, thuộc Đại từ

d. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?

\(\xrightarrow[]{}\) đăm đăm,thút thít

e. Từ “sân trường” là từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

\(\xrightarrow[]{}\) Là từ ghép chính phụ

g. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?  

\(\xrightarrow[]{}\) Anh em Thành và Thủy đến trường để chuẩn bị chia tay cô giáo và các bạn.

17 tháng 10 2021

Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít. 

a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản " CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ ". Tác giả là Khánh Hoài ( tên khai sinh là Đỗ Văn Xuyền )

b. Phương thức biểu đạt chính và chủ yếu là tự sự.

c. Từ " chúng tôi " trong đoạn văn trên chỉ hai anh em Thành và Thủy. Thuộc từ loại " đại từ ".

d. Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên là " đăm đăm ", " thút thít ".

e. Từ " sân trường " là từ ghép đẳng lập.

g. Nội dung chính của đoạn văn trên là : hai anh em Thành và Thủy đến trường để chuẩn bị chia tay cô giáo và các bạn.

3 tháng 10 2016

Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự

- Không có từ liên kết trong đoạn văn 

 

6 tháng 3 2020

a) PTBĐ chính: TỰ SỰ

b) Miêu tả quang cảnh buổi chia tay lớp học của bé THủy

c) BPTT: Liệt kê

TÁc dụng:Liệt kê 1 loạt những hình ảnh quen thuộc gắn bó vs mái trường để làm nổi bật được nỗi nhớ ng trg của Thủy khi sắp xa trg

a, Đoạn văn trên thuộc văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.Tác giả Khánh Hoài.

b, Nội dung chính của đoạn văn trên là:Nói về cuộc chia tay của Thủy với lớp học .

         Sai mong bạn thông cảm.

10 tháng 5 2021

Qua từng trang sử hào hùng của dân tộc, em hiểu hơn những giá trị của sự hy sinh và trân trọng hoà bình mà chúng em được sống hôm nay. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm những hành động thiết thực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Cần phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, hoàn thiện kỹ năng sống để sau này trở thành công dân tốt, giúp ích cho cuộc đời. Cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, nghe lời thầy cô, thương yêu bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ. Đó còn là tình yêu quê hương mình, biết giúp đỡ những mảnh đời khó khó, gian nguy. Phát huy lòng yêu nước của dân tộc, em sẽ bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, phù hợp với khả năng của mình. Em tin rằng mỗi người làm một việc tốt, mỗi người làm một điều hay sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh và phát triển. Hãy là một công dân yêu nước, biết hy sinh vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình.

10 tháng 5 2021

lên mạng tra ch nhanh

22 tháng 11 2021

Đoạn văn trên được viết theo PTBĐ chính là:tự sự

Từ "chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn trích là hai anh em Thành và Thủy

22 tháng 11 2021

Thành và Thủy

22 tháng 11 2021

đăm đăm- láy toàn bộ

thút thít-láy bộ phận

22 tháng 11 2021

Đăm đăm:láy toàn bộ

Thút thít:láy bộ phận

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

10 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, khi nước nhà đã giành được độc lập, song hiểm nguy từ nạn "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" vẫn đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[6]; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội trong các bức thư gửi cho các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” (Thư gửi các cụ phụ lão); cho các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); cho một Việt kiều: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc” (tháng 9/1945); cho các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình: “Các vị là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu” và bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”[7]... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành động. Cho nên, để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Người yêu cầu các cấp, các ngành “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[8], vì “đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc suốt hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tầm cao mới, gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là lòng nồng nàn yêu nước gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[10] trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền tuyến và hậu phương,v.v.. đã kết thành "một làn sóng mạnh mẽ", tạo thành sức mạnh tổng hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất nước ta tới hòa bình, độc lập, thống nhất, kiên định ục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, có thể nói, những giá trị tinh hoa truyền thống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, phụng sự Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước,v.v.. đến Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh đã được nâng lên một tầm cao. Yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung và hình thức mới, mang bản chất giai cấp, hòa quyện chặt chẽ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại mà cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là yêu nước chân chính gắn với tinh thần quốc tế vô sản, "khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”… và chính Người là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước Việt Nam hiện đại đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản”