Câu 1: Sản phẩm nào sau đây là của ngành trồng trọt?
A. Lúa, ngô, cá
B. Thịt, rau, củ
C. Lúa, ngô, chè
D. Trứng, sữa, rau
Câu 2: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cà phê đảm bảo đủ để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây xoan để lấy gỗ làm nhà
Câu 3: Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các câu dưới đây?
A. Làm ruộng bậc thang
B. Không bỏ đất hoang
C. Chọn cây trồng phù hợp với đất
D. Thâm canh tăng vụ
Câu 4: Nhóm phân bón nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi
B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác
C. Phân xanh, phân kali
D. Phân chuồng, kali
Câu 5: Đạm Urê bảo quản bằng cách:
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên
B. Để nơi khô ráo
C. Đậy kín, để đâu cũng được
D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát
Câu 6: Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón thúc?
A. Phân lân
B. Phân đạm
C. Phân xanh
D. Phân chuồng
Câu 7: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. Biện pháp canh tác
B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh học
Câu 8: Để xác định thời vụ gieo trồng, ta cần căn cứ vào những yếu tố nào?
A. Khí hậu
B. Loại cây trồng
C. Tình hình sâu, bệnh tại địa phương
D. Cả A,B C
Câu 9: Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống:
A. Bảo quản trong chum, vại, bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
B. Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh…
C. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời
D. Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thấp, kín
Câu 10: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?
A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh
B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh học
Câu 11: Hạt giống tốt phải đạt chuẩn:
A. Khô, mẩy.
B. Tỉ lệ hạt lép thấp.
C. Không sâu bệnh.
D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Trong trồng trọt thì giống cây trồng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất cây trồng?
A. Làm tăng chất lượng nông sản
B. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
C. Làm tăng chất lượng nông sản, tăng vụ, tăng năng suất và thay đổi cơ cấu cây trồng
D. Làm tăng vụ gieo trồng
Câu 13: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng những loại cây nào sau đây:
A. Cây xoài
B. Cây bưởi
C. Cây ngô
D. Cây mía
Câu 14: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:
A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
D. Tăng vụ gieo trồng
Câu 15: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển giảm
B. Tốc độ sinh trưởng tăng
C. Chất lượng nông sản không thay đổi
D. Tăng năng suất cây trồng
Câu 16: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?
A. Sâu non
B. Sâu trưởng thành
C. Nhộng
D. Trứng
Câu 17: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do?
A. Vi sinh vật gây hại.
B. Điều kiện sống bất lợi.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 18: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:
A. Cành bị gãy.
B. Cây, củ bị thối.
C. Quả bị chảy nhựa.
D. Quả to hơn.
Câu 19: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:
A. Khó thực hiện, tốn tiền...
B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của
D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch
Câu 20: Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải:
A. Sử dụng biện pháp hóa học
B. Sử dụng biện pháp sinh học
C. Sử dụng biện pháp canh tác
D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
1-C
2-C
3-B
4-D
5-D
6-A