Biển nhớ

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biển nhớ

   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.

   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.

   Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ?

   Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức... Nhiều ! Nhiều lắm ! ...

   Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.

(Theo Nam Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Tác giả tả những nét gì nổi bật ở biển Tân Mỹ An?

a- Ánh trăng, tiếng hát, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

b- Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

c- Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh

2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?

a- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo

b- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng

c- Chảy khắp cành cây, kẽ lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo

3.  Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?

a- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội

b- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội

c- Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội

4. Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả?

a- Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị

b- Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả

c- Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức

CÁC BẠN ĐỌC HIỂU NHÉ

 

1
15 tháng 10 2022

1:b

2:c

3:a

4:c

27 tháng 11 2021

 Đêm, ánh trăng/ hắt xuống như dát vàng,dát bạc trên biển
   TN       CN                                 VN

27 tháng 11 2021

đêm là tn,ánh trăng là cn,còn lại là vn

11 tháng 3 2022

giúp mik với mn ơiiiii

11 tháng 3 2022

In nghiêng là chủ ngữ, in đậm là vị ngữ, trạng ngữ là chữ thường
a)Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, gió biển mang theo cái vị mặn nòi riêng của nó. Từ ngàn đời nay, biển vẫn như vậy sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió.
Các dấu câu hoặc tữ ngữ tác giả dùng để nối các vế câu là: dấu phẩm (,) ; và .

25 tháng 4 2022

1) xào xạt
2) nhấp nhô

25 tháng 4 2022

1. Du dương

2. nghịch ngợm

27 tháng 2 2022

e, h 

27 tháng 2 2022

Là:e,h và b

Hòn đá và chim ưngTrên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng...
Đọc tiếp

Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích:
- Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
- Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam

Câu 1. Chim ưng và hòn đá ở đâu? *

A. Trên đỉnh ngọn núi cao ngất cạnh bờ biển

B.Trên ngọn núi có những dải mây bay phía dưới

C. Trong tổ, trên một ngọn cây cao ngất

Câu 2. Trò chuyện với chim ưng có: *

A. Gió và sóng biển

B. Hòn đá, sóng biển

C. Mây, sóng

Câu 3. Hòn đá đề nghị chim ưng điều gì? *

A. Đẩy nó để nó lăn xuống biển

B. Cùng nó bay xuống biển xanh

C. Bay thi xuống biển với nó

4
1 tháng 4 2022

giúp mình với

 

1 tháng 4 2022

Câu 1:A

Câu2:B

Câu3:B

Hòn đá và chim ưngTrên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng...
Đọc tiếp

Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích:
- Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
- Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam

Câu 4. Tâm trạng của hòn đá và chim ưng sau cuộc “thi bay” xuống biển như thế nào? *

A. Hòn đá sung sướng vì thắng cuộc, chim ưng buồn rầu vì thua cuộc

B. Hòn đá sung sướng vì nó biết bay, chim ưng vui vì đã giúp bạn

C. Cả hai đều buồn, chim ưng mất một người bạn, hòn đá phải nằm nơi tối tăm

Câu 5. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì? *

A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè

B. Phải biết trò chuyện hỏi thăm bạn bè

C. Cần suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không phải ân hận.

Câu 6. Trạng ngữ trong câu “Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước.” là: *

A. Sau một lúc phân vân

B. Sau một lúc phân vân, hòn đá

C. Sau một lúc phân vân, hòn đá, phía trước

3
1 tháng 4 2022

giúp với 

 

1 tháng 4 2022

Câu 5:C

Câu 6:A

 

Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông-giọt máu thiêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử… Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu....
Đọc tiếp

Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông-giọt máu thiêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử…

Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu. Hơn hai mươi năm gắn bó với đảo, biết  bao đồng đội đã cùng tôi nếm trải những gian khổ, hiểm nguy. Trong chiến dịch CQ88 ngày 14 tháng 3, bảy mươi ba đồng đội tôi đã hi sinh để giữ chủ quyền Tổ quốc.

Năm 1989, tôi được lệnh rời đảo khi có người ra thay thế. Hè ấy, nắng như đổ lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi. Nhìn lại căn nhà chòi chúng tôi đã gắn bó, tôi mới nhận ra tình cảm mình dành cho đảo lớn đến mức nào. Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.

Giờ đây đến mùa biển động, tôi lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn, nơi tôi đã gửi lại một phần đời mình ở đó.

Bây giờ chắc biển lại động rồi. Ngồi nơi Đất Mẹ, tôi nhớ đến cháy lòng! Tôi nhớ lắm Trường Sa ơi!

 

Dựa vào đoạn trích trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1:Trường Sa được so sánh với gì?               

A. Đất Mẹ.       B. Tấm gương khổng lồ.    C. Giọt máu thiêng của đất Việt.

Câu 2:Tác giả nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa vào mùa nào?   

A. Mùa gió chướng                         B. Mùa đông        C. Mùa gió mùa.

Câu 3:Vì sao tác giả lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn?

A. Vì Trường Sa rất đẹp.

B. Vì tác giả đã gửi một phần đời của mình ở đó.

C. Vì tác giả có nhiều đồng đội.

Câu 4:Các chiến sĩ trên đảo là những người như thế nào?

A. Nếm trải những gian khổ, hiểm nguy.

B. Chịu đựng hi sinh để giữ vững chủ quyền Tổ quốc.

C. Tất cả những phẩm chất trên.

Câu 5:Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đầu tiên của đoạn văn là:

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 6:Từ “con sóng” trong câu “Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?                   

 

A.   Nghĩa gốc

B.   Nghĩa chuyển

 

Câu 7:Câu “Hè ấy, nắng như đổ lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi.” có mấy vế câu?         A. 1             B. 2              C. 3

1
17 tháng 1 2024

câu 1 : a                     câu 2 : a            câu 3 : b               câu 4 : a

câu 5 : a                      câu 6 : b             câu 7 : b

Mk ko chắc cho lắm ạk                                                                              Có j sai sót thì mk xl nhé !