Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.
Câu 1: Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.
Câu 2: những năng lực cần có khi làm văn miêu tả
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Câu 3 : Muốn tả cảnh cần :
+Xác định được đối tượng miêu tả;
+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.
Ví dụ :
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn
a)Những hình ảnh tiêu biểu : Thầy cô giáo, cảnh lớp học (bàn ghế, bảng đen, bàn thầy cô, khẩu hiệu trên tường), các bạn học sinh (ghi đề bài, chuẩn bị làm bài, tư thế viết..) chú ý tả chung cả lớp và tả kĩ một, hai bạn.
b)Thứ tự miêu tả : Có thể theo thời gian. Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, hộp bài cho thầy, cô.
Câu 4 :
Muốn tả người cần:
+Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
+Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu
+Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự
Ví dụ : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 5 :
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
* Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).
Câu 6 :
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Quan sát tìm ý
Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
Bước 5: Kiểm tra lại bài.
Ps: phần B mình sẽ để riêng ra nhé !
Chuyện kể rằng ,ở đời Hùng Vương thứ sáu ở làng gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn lại có tiếng la phúc đức .Nhưng ông bà luôn ao ước có một đứa con .
Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to lấy làm lạ bà ướm thử xem thua kém bao nhiêu . Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng ,bà sinh được một đứa bé khôi ngô.Nhưng kì lạ thay,đứa bé lên ba không biết nói cười .Ông bà lo lắm.Bấy giờ,có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta ,nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi .Dứa bé nghe thấy tiếng, liền bảo mẹ:
"mẹ ra mời sứ giả vào đây ".Sứ giả vào, cậu bé nói:
Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt,một tấm áo giáp sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này".Sú giả vui mừng bèn về tâu với vua ,vua cho ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn .sau khi gặp sứ giả Giongs lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chả no ,áo vừa may xong đã đứt chỉ.Hai ông bà làm ra bao nhiêu cũng không đủ,dành nhờ bà con giúp ,bà con ai cũng gom gạo chỉ mong chú đánh giặc .hôm sau, vua mang những vật chú bé đã dặn .Giongs mang áo giáp vào nhảy lên ngựa tiến về phía giặc . Giongs Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Đến chân núi sóc sơn , Giongs bèn cởi áo giáp và bay lên trời .
vua nhớ công ơn gióng bèn lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là phù đổng thiên vương .
Chuyện kể rằng ,ở đời Hùng Vương thứ sáu ở làng gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn lại có tiếng la phúc đức .Nhưng ông bà luôn ao ước có một đứa con .
Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to lấy làm lạ bà ướm thử xem thua kém bao nhiêu . Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng ,bà sinh được một đứa bé khôi ngô.Nhưng kì lạ thay,đứa bé lên ba không biết nói cười .Ông bà lo lắm.Bấy giờ,có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta ,nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi .Dứa bé nghe thấy tiếng, liền bảo mẹ:
"mẹ ra mời sứ giả vào đây ".Sứ giả vào, cậu bé nói:
Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt,một tấm áo giáp sắt ta sx phá tan lũ giặc này".Sú giả vui mừng bèn về tâu với vua ,vua cho ngà đêm làm gấp những vật chú bé dặn .sau khi gặp sứ giả Giongs lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chả no ,áo vừa may xong đã đứt chỉ.Hai ông bà làm ra bao nhiêu cũng không đủ,dành nhờ bà con giúp ,bà con ai cũng gom gạo chỉ mong chú đánh giặc .hôm sau, vua mang những vật chú bé đã dặn .Giongs mang áo giáp vào nhảy lên ngựa tiến về phía giặc . Giongs Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Đến chân núi sóc sơn , Giongs bèn cởi áo giáp và bay lên trời .
vua nhớ công ơn gióng bèn lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là phù đổng thiên vương .
Bài làm
Câu trần thuật có từ là:Cô ấy là chị tôi.
Chiếc bút ấy là của Thanh
Ngôi trường là mái nhà thứ hai của học sinh
Câu trần thuật không có từ là: Chiếc quạt này khá đắt
Miếng bánh kem được bán từ hôm nay
Công trình đang thi công
Bài văn
Cuộc đời ai sinh ra cũng có mẹ.Mẹ là người mang ta 9 tháng trời trong bụng,nuôi dương ta thừ ngày còn đỏ hỏn.Nữ anh hùng ấy chưa một lần than mệt với ta,chưa từng dám to tiếng với ta,sẵn sàng lăn vào nguy hiểm để cứu ta.Mẹ luôn là người quan trọng nhất.Mẹ nuôi dưỡng cho ta những tình cảm thật quý báu và thiêng liêng.Mẹ che chở cho ta những ngày thơ bé.Mẹ sưởi ấm giấc ngủ đông cho ta,dù ngoài kia có lạnh giá đến mấy.Rồi ta lớn lên,mẹ vẫn luôn ở đó để chờ ta trở về,dang vòng tay và lại bảo vệ ta khỏi những bộn bề của cuộc sống.Mẹ có bao giờ than thở là mình mệt?Mẹ có bao giờ nói với ta là mẹ ốm,mẹ muốn được chăm sóc?Mẹ luôn luôn dành cho ta những thứ tốt nhất,mà đôi khi người cao cả ấy quên mình chỉ để cho ta hạnh phúc.Mẹ có thể im lặng cả cuộc đời vì ta,vậy có bao giờ bạn nghĩ cho mẹ chưa ?
Tham khảo
Hình ảnh “dòng sông chảy nặng phù sa” là hình ảnh đẹp và gây xúc động nhất đối với em vì nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác. Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác lúc nào cũng chan chứa tình yeu thương dành cho mỗi chúng ta? Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người mà chẳng hề nghĩ đến riêng mình. Dòng sông cũng vậy, cứ chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng để làm nên hạt gạo, làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy, hình ảnh Bác Hồ luôn luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như dòng sông quê hương muôn đời đẹp mãi trên đất nước Việt Nam yêu dấu.
câu 1 :Ỷ lại là một thói rất xấu của con người. Và mỗi chúng ta phải thay đổi không ngừng để không ỷ lại trong cuộc sống này. Bởi lẽ nó đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Ỷ lại được hiểu là phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người xung quanh và bản thân không chịu tự cố gắng, không chịu tự vận động để đạt được điều mà mình mong muốn. Với cá nhân, nó khiến cho cá nhân mãi không thể phát triển mình và thậm chí không biết mình đang ở đâu, mình cần thay đổi và học hỏi gì. Con người mà cứ mải mê trông chờ giúp đỡ thay vì nỗ lực tự thân sẽ không bao giờ có thể tìm cho mình một hướng đi đúng đắn cũng như khong biết phải làm thế nào nếu gặp phải khó khăn mà không một ai giúp đỡ. Cả đời cứ trông chờ thì sẽ không bao giờ tự thân cố gắng được và thậm chí chúng ta ỷ lại sẽ gây ra vô số phiền hà cho người xung quanh và bị ghét bỏ. Một xã hội mà ai ai cũng ỷ lại, phụ thuộc sẽ khiến cho xã hội trì trệ và không thể phát triển. Chỉ khi ta thay đổi nhận thức, ta tự thân vận động thì ta mới là chính mình với cái tôi riêng để cống hiến cho xã hội.
câu 2 :
bn tham khảo :
Hoàng tử bé đã rời đi, cáo liền quay trở về cánh đồng lúa mì. Nó ngồi lặng im hàng giờ, hướng con mắt ra xa tận chân trời. Màu lúa mì vàng óng khiến nó nhớ về hoàng tử bé - người đã cảm hóa được nó. Cáo tưởng tượng ra cảnh cả hai đang ngồi bên nhau ngắm cánh đồng. Nó mong một ngày gặp lại cậu để tặng lại món quà bí mật cho cậu.