Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I – Cảnh 1...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Trong Âm mưu và tình yêu, Hồi I – Cảnh 1 (trích) tập trung vào chủ đề tình yêu; Hồi II – Cảnh 2 (trích) thể hiện cả chủ đề “tình yêu” và chủ đề “âm mưu”: âm mưu hủy hoại tình yêu, còn tình yêu thì bất khuất trước âm mưu. Đó là sự khác nhau trong cách triển khai chủ đề. Các chủ đề dù khác nhau nhưng vẫn liên hệ mật thiết trong quan hệ nhân quả và tiếp nối.

- Chủ đề ở Hồi I – Cảnh 1 chuẩn bị cho chủ đề ở Hồi II – Cảnh 2. Tình yêu được thể hiện ở Hồi 1 – Cảnh 1 càng trong sáng, tha thiết, chân thành thì âm mưu ở Hồi II – Cảnh 2 càng bỉ ổi, xung đột phát triển càng gay gắt, căng thẳng,...

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại,…) của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động (bên trong và bên ngoài), kết hợp một cách chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu (của tác giả). Ngôn ngữ kịch trong Âm mưu và tình yêu cũng mang những đặc điểm trên nhưng đặc biệt giàu kịch tính, tạo tương tác qua lại và dẫn dắt xung đột kịch phát triển mau lẹ, hợp lí.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. 

Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.

Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Luy-dơ

Luy-dơ từ nhà thờ trở về, ông Min-le không hài lòng khi biết Luy-dơ chưa thể quên Phéc-đi-năng.

Hồn nhiên bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng.

Ông Min-le dùng tình cha con và lời lẽ thiết tha để thuyết phục Luy-dơ phải quên hẳn Phéc-đi-năng, tránh một kết cuộc không tốt.

Hồn nhiên bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng và cầu mong cha hiểu cho lòng mình; có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa có thể ban tặng.

Luy-dơ dần chìm đắm vào đời sống nội tâm.

Mỗi lúc một chìm sâu vào đời sống nội tâm với hình ảnh tiếng nói tưởng tượng.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Phéc-đi-năng

Luy-dơ bị đau đớn, ngã ngất bởi sự nhục mạ của Van-te.

Phéc-đi-năng lao đến che chở cho Luy-dơ và tỏ rõ sự căm giận đối với cha mình.

Luy-dơ và ông bà Min-le bị Tể tướng Van-te uy hiếp, nhục mạ, hô hào nhân viên pháp đình bắt trói, tống giam, treo lên giá  nhục hình,…

Phéc-đi-năng kháng cự lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình; tuyên bố kháng cự đến cùng và làm mọi cách bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?”.

Van-te vẫn “cương quyết không chuyển”.

Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng đến phương kế của loài ma quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết.

 
21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa...
Đọc tiếp

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Các phương tiện/ yêu tố

Đoạn trích a

Đoạn trích b

Phương tiện thể hiện

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than.

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại.

6 tháng 3 2022

bạn có biết k giúp mình

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Phéc-đi-năng (hiện thân cho cái cao cả) có những nét tính cách nổi bật như: có tình yêu mãnh liệt, chân thành; trọng danh dự; có ý chí đấu tranh; quyết liệt bảo vệ tình yêu và sự công bằng;...Những nét tính cách ấy được thể hiện qua việc Phéc-đi-năng cãi lại, thậm chí muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha để bảo vệ và cứu người chàng yêu. Tính cách của thiếu tá Phéc-đi-năng xung khắc mạnh mẽ với tính cách của tể tướng Phôn Van-te

- Tể tướng Phôn Van-te (hiện thân cho cái thấp kém), có thể chỉ ra một số nét tính cách như: có âm mưu đen tối, ích kỉ, đê hèn; hành động, nói năng ngang ngược, ngạo mạn; để đạt được mục đích riêng, sẵn sàng chà đạp, xúc phạm nhân cách của người khác,... tính cách của tể tướng Phôn Van-te xung khắc mạnh mẽ với tính cách của Phéc-đi-năng.

=> Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa hai nhân vật là người cha – Phôn Van-te ngăn cấm và châm biếm tình yêu của người con – Phéc-đi-năng.

19 tháng 7 2023

TK

- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.

- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp cúa hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.