Những phép toán thông thường không thể tí...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2016

online math để học chứ ko phải để bạn sáng tác thơ!

7 tháng 10 2021

có t i c h

29 tháng 2 2016

số người là 60

số quả bóng là 11

29 tháng 2 2016

Số người 60

Số bóng 10

Bài 8: Hai người cùng đắp một nền nhà thì phải mất 4 giờ mới xong. Nếu một mìnhngười thứ nhất đắp thì phải mất 6 giờ mới xong. Hỏi nếu một mình người thứ haiđắp thì phải mất mấy ngày mới xong?Bài 9: Ba người cùng làm chung một công việc thì xong trong 6 giờ. Nếu người thứnhất làm một mình thì xong trong 12 giờ, người thứ hai làm một mình thi xongtrong 15 giờ. Hỏi người thứ ba...
Đọc tiếp

Bài 8: Hai người cùng đắp một nền nhà thì phải mất 4 giờ mới xong. Nếu một mình
người thứ nhất đắp thì phải mất 6 giờ mới xong. Hỏi nếu một mình người thứ hai
đắp thì phải mất mấy ngày mới xong?


Bài 9: Ba người cùng làm chung một công việc thì xong trong 6 giờ. Nếu người thứ
nhất làm một mình thì xong trong 12 giờ, người thứ hai làm một mình thi xong
trong 15 giờ. Hỏi người thứ ba nếu làm một mình thi xong công việc đó trong bao
lâu?


Bài 10: Kiên và Nam cùng làm một chuyên đề và dự kiến hoàn thành trong 10
ngày. Sau 7 ngày cùng làm việc thì Kiên bị ốm nên còn lại mình Nam làm nốt
chuyên đề trong 9 ngày nữa. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi người làm trong bao lâu?
(coi lượng công việc mỗi người làm là đều nhau trong các ngày)


Bài 11. Để quét xong một sân trường, cả lớp 5A phải mất 20 phút, cả lớp 5B phải
mất 30 phút, cả lớp 5C phải mất 40 phút. Hỏi nếu 2/3 học sinh lớp 5A, 3/ 4 học
sinh lớp 5B, 4/5 học sinh lớp 5C cùng quét thì sau bao lâu sẽ xong sân trường?


Bài 12. Một bể có hai vòi nước, vòi 1 chảy vào và vòi 2 tháo ra. Nếu bể cạn vòi thứ
nhất chảy vào đầy bể sau 5 giờ. Nếu bể đầy nước vòi thứ hai sẽ tháo ra cạn bể sau
7 giờ. Hiện tại không có nước, mở cả hai vòi nước cùng một lúc thì bao lâu đầy bể?


Bài 13. Một bế có 3 vòi nước: hai vòi chảy vào và một vòi chảy ra. Biết rằng vòi thứ
nhất chảy 6 giờ thì đầy bể, vòi thứ hai cháy 4 giờ thì đầy bề, vòi thứ ba tháo ra 3 giờ
thì cạn bể. Bể đang cạn, nếu mở cả 3 vòi cùng một lúc thì sau bao lâu bể đầy?


Bài 14. Ở một cái bể có hai vòi nước, vòi 1 chảy vào và vòi 2 tháo ra. Nếu mở cả
hai vòi thì sau 5 giờ bể cạn sẽ đầy. Nếu mở mình vòi 1 thì sau 6 giờ sẽ đầy. Hỏi khi
bể đầy, chỉ mở vòi 2 thì sau bao lâu bể sẽ cạn.

 

1
28 tháng 11 2021

8.

Giải thích các bước giải:

Hai người đắp bốn ngày được một nền

Suy ra 2 người đắp 6 ngày được :

6:4=1,5 (nền)

Trong 66 ngày người thứ nhất đắp xong 1 nền

Suy ra Trong 6 ngày đó người thứ hai đắp được là:

1,5−1=0,5 (nền)

Thời gian người thứ hay đắp một mình xong cái nền là:

6:0,5=12 (ngày)

 Đáp số : 12 ngày

Xin lỗi mình chỉ giải được câu này thôi

BÀI THƠ TÌNH TOÁN HỌC HAY NHẤTBài Thơ tình Tóan Học số 1Có một lần thầy dạy toán làm thơBài thơ ấy bây giờ đang dang dởNhưng câu thơ ý tình bỡ ngỡCòn khô khan như môn toán của thầyTrong bài thơ thầy cộng gió với mâyBằng công thức tính Cô tang của gócLá thu rơi bay vào trong lớp họcThầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm"Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuângThầy ngẫu hứng đọc câu thơ...
Đọc tiếp

BÀI THƠ TÌNH TOÁN HỌC HAY NHẤT

Bài Thơ tình Tóan Học số 1

Có một lần thầy dạy toán làm thơ
Bài thơ ấy bây giờ đang dang dở
Nhưng câu thơ ý tình bỡ ngỡ
Còn khô khan như môn toán của thầy
Trong bài thơ thầy cộng gió với mây
Bằng công thức tính Cô tang của góc
Lá thu rơi bay vào trong lớp học
Thầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm"
Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuâng
Thầy ngẫu hứng đọc câu thơ thầy viết
"Gọi mưa rơi dọc ngang bất chợt
Radian của cầu vòng là một số pi"...

Bài Thơ tình Toán Học số 2

Đường vào tim em sao quá là rắc rối
Đồ thị hàm số nào cũng chẳng vẽ nổi đường đi
Dài vô tận như một số pi
Dù cố mấy anh vẫn không đi hết!

Phút em nhìn anh là phép chia không hết,
Số dư dài vương vấn mãi tim anh
Em cứ tạo hai đường thẳng song song
Để anh muốn gần phải bẻ cong định lí!

Em cứ lặng im ,không nói ra ý nghĩ
Rằng anh trong em chỉ bằng Cos 90o (=0)
Tỉ lệ thời gian túi tiền anh hết hơi
và tình phí đã qua dương củ lạc ( dương vô cùng)

Rồi một ngày kia mắt anh tròn xoe như đường tròn lượng giác
Khi bất ngờ một bài toán bậc 2
Cứ lầm tưởng rằng nghiệm duy nhất với ai
Thật kinh hoàng phương trình vô nghiệm

Bài Thơ tình Toán Học số 3

Tôi vẫn nhớ những khi em Ðối Diện
Ánh mắt nhìn bằng Góc Ðộ Ðường Cong
Lòng xôn xao cho Quĩ Ðạo đi vòng
Hồn tôi để Giao em Ðường Tiếp Tuyến

Em lướt qua, cho buồn-vui Nghịch Biến
Gặp một lần, nơi Tiếp Ðiểm mà thôi
Tôi Xoay Tròn, tìm lại nhưng xa rồi
Em sẽ mãi ra đi về Vô Cực

Nhưng tình tôi là một đường Trung Trực
Như thật thà Cân Xứng nơi con tim
Tôi Phân Ðều, và xuyên qua giữa em
Nơi Trung Ðiểm, tôi muốn tình Vuông vẹn

Rồi một ngày, tình Tam Giác cũng đến
Tôi hiện hình, trong ba Góc Bù Nhau
Em vì ai mà Phụ để tôi sầu
Nhìn đau đớn Cạnh Huyền em nối mộng

Tôi thả đời theo Trung Tuyến phóng túng
Em lại tìm Hình Thông Số Bình Phương
Ðến Nội Tâm, tôi dừng chốn đau thương
Buồn man mát, em đùa trên Ngoại Tiếp

Nói làm chi, Ðịnh Phân đà muôn kiếp
Em lạc vào một Quĩ Tích cuồng quay
Tôi đứng đó, Khoảng Cách không đổi thay
Nhìn thầm lặng, một Góc đời Trực Diện

Bài Thơ tình thứ 4

Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường

Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn

Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình

Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng

Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
Phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều

Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
Em mãi mãi là hằng số vô biên

Bài thơ tình số 5

Nơi anh đến là không gian vô tận
Từ một điểm thôi vẽ được rất nhiều
Những đường thẳng song song chẳng cùng chiều
Nhiều mặt phẳng gặp nhau nơi vô định

Nơi quĩ tích là những đường đã định
Như hệ thái dương tâm điểm mặt trời
Trái đất, mặt trăng ... xoay quanh rã rời
Vẫn phải giữ đường xoay trong quỹ đạo

Đường anh đi bất biến do đào tạo
Rất thẳng ngay nên không có đạo hàm
Vì đường thẳng nên dễ tính nguyên hàm
Còn ẩn số thì không cần phải kiếm

Tình yêu của anh giống như hằng số
Chẳng mập mờ như căn số phải tìm
Nghiệm thực tình vui, nghiệm ảo nát tim
Là hằng số tình anh không biến đổi

Bởi em thích tình yêu trong dời đổi
Phép vi phân em chẻ nhỏ tình yêu
Dùng vị tự em đổi tình ngược chiều
Hằng số triệt tiêu, tình yêu vô nghiệm

Em yêu ơi ! tình đâu cần phải kiếm
Ngay trong em đã có một trái tim
Tình trong tim, sao cứ mãi kiếm tìm
Bằng toán học , sao tìm ra đáp số ???

Bài thơ tình số 6

Tôi làm thơ tặng người em bé nhỏ
Nhớ những ngày ta vui sống bên nhau
Khi gặp em ta chẳng biết nói chi
Vì ta vẫn song song và vô định
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mỉm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh như cực đại.

.....

Em không nói, tôi gia tăng tốc độ
Em hững hờ, tôi lại biến thiên nhanh
Chắc là em xác định tuổi thư sinh
Yêu là hết là triệt tiêu tất cả

Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn nay mai
Tôi mong em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với tấm lòng đơn giản

Tôi với em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tỉ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận lăng nhăng
Mà chỉ lấy dịnh đề ra ứng dụng

Tôi có thể chứng minh là tôi đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hoà
Có phương trình rồi tôi rút căn ra
Cũng khác gì điểm A trong quĩ tích

Bài thơ tình số 7

Tôi nhớ người thương tôi không giới hạn
Đôi mắt em cười đơn điệu giữa muôn hoa
Tôi muốn tìm lim nhưng em bảo còn xa
Đường phấn đấu vẫn còn chưa liên tục

Em bảo tôi bước trên đường hạnh phúc
Chẳng phải là khoảng cách :epsilon
Là đường thẳng delta tiếp tuyến với đường tròn
Mà là cả một không gian n chiều tuyến tính

Và thế là xích ma điều dự định
Tôi đành bỏ qua cho hàm số triệt tiêu
Trái tim tôi không bị chặn bởi tình yêu
Gạt tư lự tôi bước trên đường dài vô hạn

Tồn tại song song trong lòng tôi tình bạn
Trái tim em là một hàm số khả vi
Xác định tìm tôi trên một đoạn bất kỳ
Và tuần hoàn như một hàm số Sin yểu điệu

Từ buổi chia tay tôi không hiểu
Muốn tìm em ở một điểm Gamma ?
Tôi với em trên hai tuyến đường xa
Vẫn liếc nhìn nhau qua một đường phân giác

Những buổi hoàng hôn thả tâm hồn lưu lạc
Vào ma trận của lòng em mong xác định một trái tim
Biết chắc k lần em cũng sẽ lặng im
Tôi không nói lập phương trình tham biến

Nắm tay nhau định thức Ổstrolasky
Rồi có lần qua ánh xạ xi
Tôi bắt được mắt em qua vòng tròn lượng giác
Thân hình em là một đường cong bậc hai tổng quát....

Bài thơ Tình thứ 8

Tôi yêu em với tình yêu"Cố Định"
Hiến dâng em hai nghiệm số "Âm Dương"
Tìm chu kỳ của "Hàm Số"tuần hoàn,
Để im lặng một"Đường Cong" biểu diển
Dùng"Định Lý" thay người câu ước hẹn
Lấy"Lũy Thừa" làm dáng lá thư duyên
Giải"Đạo Hàm" mong tiếp xúc cùng em
Tìm "Tọa Độ" của"Phương Trình Toán Học"
Tôi yêu em đôi mắt buồn"Lưu Động"
Mũi dọc dừa"Thẳng Góc" với môi son
Hàm răng đều như"Bậc Nghiệm Phương Trình"
Đôi mày liễu như"Chiều Cong Định Hướng"
Tôi "Khai Triển" người yêu lý tưởng
"So Sánh" rồi ghi chú nơi đây
Tình yêu này là "Phương Trình Bậc Nhất"
"Chứng Minh" rằng tôi hết dạ yêu em


Bài thơ tình thứ 9

Mỗi chúng ta là một miền xác định
Sống ở trên đời như một số tự nhiên
và lắm khi đường thẳng lại hóa xiên
Tình ta đó biến thiên theo hàm số...

Đời là thế như một câu tính đố!
Nhíu cau mày lắm lúc nghĩ không ra
Lòng chúng ta là một góc anpha
tang, sin, cos không thể tính ra...

Ta muốn kẻ lòng ta trên cây thước
Chẳng hiểu sao nó lại hóa đường cong
Đạo hàm đó nó vẫn cứ y nguyên
Đã lồi lõm, lại còn thêm điểm uốn...

Đường biểu diễn chính là đường ý muốn
Tăng dần lên đến tận maximum
Còn lòng ta tiến về phía vô cùng
và nơi đó chính là âm vô cực...

Là phân số ta ngỡ rằng số thực
Mẫu ước mơ, tử số chính là ta
Ứơc mơ nhiều phân số lại nhỏ đi
Và lắm khi ta chỉ còn bé xíu...

12
5 tháng 4 2016

Đọc xong đề bài chắc tui chết !

5 tháng 4 2016

hay wa hay wa

Tìm số biết số đó chia hết cho 2 và 9 còn chia cho 5 dư 3.Trả lời: Số đó là . Câu hỏi 2:Muốn giảm 20% thời gian đi hết quãng đường AB thì vận tốc đi trên quãng đường đó phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm ?Trả lời: Phải tăng vận tốc thêm %. Câu hỏi 3:Tổng của 5 số lẻ liên tiếp là 9995. Tìm số lớn nhất trong 5 số đó.Trả lời: Số đó là . Câu hỏi 4:Cho phân số . Hỏi phải cùng...
Đọc tiếp

Tìm số ?$%5Coverline%20%7B2a3b%7D$ biết số đó chia hết cho 2 và 9 còn chia cho 5 dư 3.
Trả lời: Số đó là .

 
Câu hỏi 2:
Muốn giảm 20% thời gian đi hết quãng đường AB thì vận tốc đi trên quãng đường đó phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm ?
Trả lời: Phải tăng vận tốc thêm %.
 
Câu hỏi 3:
Tổng của 5 số lẻ liên tiếp là 9995. Tìm số lớn nhất trong 5 số đó.
Trả lời: Số đó là .
 
Câu hỏi 4:
Cho phân số ?$%5Cfrac%7B139%7D%7B277%7D$ . Hỏi phải cùng thêm vào tử số và mẫu số của phân số đó bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng ?$%5Cfrac%7B3%7D%7B5%7D$ ?
Trả lời: Phải cùng thêm vào tử số và mẫu số đơn vị.
 
Câu hỏi 5:
Tìm số lẻ có 4 chữ số, biết tổng các chữ số của số đó bằng 26, tích các chữ số của số đó là số tròn chục và giá trị của số đó không thay đổi khi đổi chỗ chữ số hàng nghìn cho chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm cho chữ số hàng đơn vị.
Trả lời: Số đó là .
 
Câu hỏi 6:
Biết hiệu của hai số bằng ?$%5Cfrac%7B1%7D%7B5%7D$ tổng của hai số đó và số bé lớn hơn hiệu của hai số đó là 19,5. Tìm số lớn.
Trả lời: Số lớn là .
 
Câu hỏi 7:
Để đánh số trang một cuốn sách người ta phải dùng tất cả 612 chữ số. Hỏi cuốn sách đó có bao nhiêu trang ?
Trả lời: Cuốn sách đó có trang.
 
Câu hỏi 8:
Một cái bể không có nước, nếu chỉ mở vòi I chảy vào bể thì sau 6 giờ bể đầy; nếu chỉ mở vòi II thì sau 9 giờ bể đầy. Khi bể không có nước, người ta mở vòi I chảy một thời gian sau đó đóng vòi I đồng thời mở vòi II chảy tiếp cho đến khi đầy bể. Biết tổng thời gian hai vòi chảy đầy bể là 6 giờ 30 phút. Hỏi thời gian vòi I chảy nhiều hơn vòi II là bao nhiêu ?
Trả lời: Thời gian vòi I chảy nhiều hơn vòi II là giờ.
 
Câu hỏi 9:
Người ta xếp 1000 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm thành một hình lập phương lớn. Hỏi nếu đem sơn 4 mặt của hình lập phương lớn thì có nhiều nhất bao nhiêu hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào ?
Trả lời: Số hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào nhiều nhất là hình.
 
Câu hỏi 10:
Lúc 7 giờ, một người đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Cùng lúc đó, một người khác đi từ B về A với vận tốc 50km/giờ. Biết quãng đường AB dài 120,5km và C là một vị trí trên quãng đường AB mà khi người đi từ A đến C thì người đi từ B đã đi qua C trước đó 12 phút. Tính độ dài quãng đường AC.
Trả lời: Độ dài quãng đường AC là km.
 
2
19 tháng 3 2015

1.Vì số cần tìm chia hết cho 2 và chia 5 dư 3 → tận cùng của số đó = 8 hay b = 8 

Ta có số 2a38 chia hết cho 9 → (2 + 3 + 8 + a) chia hết cho 9 → (13 + a) chia hết cho 9 → a = 5 

Vậy số cần tìm là : 2538

2. Coi quãng đường ; thời gian lúc đầu là 100% (S ko đổi) thì thời gian sau khi giảm là : 100% - 20% = 80%

Sau khi tăng , vận tốc chiếm là : 100% : 80% = 125% 

Phải tăng vận tốc lên : 125% - 100% = 25%

3.Trung bình cộng của 5 số lẻ là : 9995 : 5 = 1999

Số lớn nhất trong 5 số đó là : 1999 + 2 + 2 = 2003

4. Vì phải cùng thêm vào tử số và mẫu số nên hiệu 2 số không đổi

Hiệu tử số và mẫu số là : 277 - 139 = 138

Tử số mới là : 138 : ( 5 -3 ) x 3 = 207

Phải thêm vào tử số và mẫu số là : 207 - 139 = 68 

5.

 Thời gian dư ra : 6 giờ 30 phút - 6 giờ = 30 phút = 1/2 (giờ)

1 giờ vòi 1 chảy được là: 1 : 6 = 1/(bể)

1 giờ vòi 2 chảy được là : 1 : 9 = 1/(bể)

1/2 giờ vòi 1 chảy được số phần bể : 1/6 x 1/2 = 1/12 (bể)

Một giờ vòi 1 chảy hơn vòi 2 : 1/6 - 1/9 = 1/18 (bể)

Thời gian vòi 2 chảy : 1/12 : 1/18 = 1 giờ 30 phút

Thời gian vòi 1 chảy : 6 giờ 30 phút - 1 giờ 30 phút = 5 giờ

Thời gian vòi 1 chảy hơn vòi 2 là : 5 giờ - 1 giờ 30 phút = 3 giờ 30 phút

6.Ta có sơ đồ:

Hiệu:  !_____!

Tổng : !_____!_____!_____!_____!_____!

=> Số bé là 2 phần, số lớn là 3 phần, 1 phần là 19,5.

Số lớn là:

19,5 x 3 = 58,5

7.Từ trang 1 → trang 9 có 9 trang và cần 9 chữ số

Từ trang 10 → trang 99 có 90 trang và cần 180 chữ số.

Số chữ số dùng cho các trang có 3 chữ số là : 612 - 180 - 9 = 423 (chữ số)

Số trang có 3 chữ số là : 423  3 = 141 (trang)

Quyển sách đó có số trang là : 141 + 9 + 90 = 240 (trang)

8.Thời gian dư ra : 6 giờ 30 phút - 6 giờ = 30 phút = 1/2 (giờ)

1 giờ vòi 1 chảy được là: 1 : 6 = 1/(bể)

1 giờ vòi 2 chảy được là : 1 : 9 = 1/(bể)

1/2 giờ vòi 1 chảy được số phần bể : 1/6 x 1/2 = 1/12 (bể)

Một giờ vòi 1 chảy hơn vòi 2 : 1/6 - 1/9 = 1/18 (bể)

Thời gian vòi 2 chảy : 1/12 : 1/18 = 1 giờ 30 phút

Thời gian vòi 1 chảy : 6 giờ 30 phút - 1 giờ 30 phút = 5 giờ

Thời gian vòi 1 chảy hơn vòi 2 là : 5 giờ - 1 giờ 30 phút = 3 giờ 30 phút

9.Cạnh của hình lập phương lớn là:10cm (vì 10x10x10=1000 cm3).

Khi đem sơn 4 mặt của hình lập phương lớn thì có 2 trường hợp xảy ra:

* Trường hợp 1: Sơn 4 mặt bên.

Hình hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào tạo thành khối hình hộp chữ nhật có 3 kích thước:

8 x 8 x10 = 640 (cm3) => có 640 hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm

* Trường hợp 2: Sơn 3 mặt bên và 1 mặt đáy.

Hình hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào tạo thành khối hình hộp chữ nhật có 3 kích thước:

8 x 9 x  9 = 648 (cm3) => có 640 hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm.

Do người ta hỏi có nhiều nhất nên trường hợp 2 được chọn.

Đáp số: 648 hình

cau 10 mik ko nho cach giai nhung hinh nhu la 58 km.

                                                 NHO CHO LIKE NHA!!!!                                            

1.2538

2.25%

3.2001

4.68

5.3,5h

6.58,5

7.240

8.3,5

9.648

Câu 10 để minh giải cho:

12 phút = 1/5 giờ.Khoảng cách 2 xe lúc đó là: 50 x 1/5 = 10km

Gọi T là quãng thời gian 2 xe đã đi.Tổng quãng đường 2 xe đi được là: 120,5 + 10 = 130,5km.

Ta có: 40 x t + 50 x t = 130,5 => 90 x t = 130,5 => t = 1,45 giờ.

Quãng đường xe đi từ A đi được(hay quãng đường AC dài) là : 40 x 1,45 = 58km.

DS:58km

Hãy viết số thích hợp vào chỗ … (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân)Câu 1:Một phép chia có số bị chia là 93,649; số chia là 10,8. Nếu lấy thương có 2 chữ số ở phần thập phân thì số dư của phép chia đó là .Câu 2:Tổng 3 số tự nhiên liên tiếp bằng 804. Vậy số lớn nhất trong 3 số đó là .Câu 3:Độ...
Đọc tiếp
Hãy viết số thích hợp vào chỗ … (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân)
Câu 1:
Một phép chia có số bị chia là 93,649; số chia là 10,8. Nếu lấy thương có 2 chữ số ở phần thập phân thì số dư của phép chia đó là .
Câu 2:
Tổng 3 số tự nhiên liên tiếp bằng 804. Vậy số lớn nhất trong 3 số đó là .
Câu 3:
Độ dài cạnh đáy của một hình tam giác là 3,6 dm và chiều cao là 0,4m.
Vậy diện tích của hình tam giác đó là ?$m%5E%7B2%7D$
Câu 4:
Tìm một số khi biết 35% của số đó bằng 89,25.
Trả lời: Số đó là:
Câu 5:
Một tam giác vuông có cạnh góc vuông thứ nhất là 25cm, cạnh góc vuông thứ hai dài hơn cạnh góc vuông thứ nhất 5cm.
Vậy diện tích tam giác đó là  ?$cm%5E%7B2%7D$
Câu 6:
Một cái sân hình chữ nhật có chu vi là 180dm, chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính diện tích cái sân đó.
Trả lời: Diện tích cái sân đó là: ?$m%5E%7B2%7D$
Câu 7:
Hai người làm chung một công việc trong 5 giờ thì xong. Nếu làm một mình thì người thứ nhất làm xong trong 9giờ.
Vậy nếu người thứ hai làm một mình thì sẽ làm xong ông việc trong giờ
Câu 8:
Tổng của hai số bằng 408,5. Biết 40% số thứ nhất bằng 60% số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là . 
Câu 9:
Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu phân số bé hơn 1 mà tổng của tử số và mẫu số của mỗi phân số đó bằng 2014.
Trả lời: Có tất cả phân số thỏa mãn đề bài.
Câu 10:
Tổng hai số bằng 10,56. Nếu đem gấp số lớn lên 7 lần và số bé lên 4 lần thì được hai số có tổng bằng 64,2. Tìm số lớn.
Trả lời: Số lớn là
0
23 tháng 12 2017

1a , theo thứ tự 27%

64%

87.5%

b 40%

6%

bài 2,theo thứ tự 

2850 kg

4105 m

8 l

Verse:Ngày buồn rười rượi là ngày mà em xa tôiĐợi hoài chờ hoài mà rồi người đâu không tới, sao em không một lờiDặn trước với tôi người ơi?Chiều về ngậm ngùi nhìn từng hạt mưa bay bayĐường về thì dài mà lòng thì như chia hai, không ai khâu lành lại.Đành cứ thế đi miệt màiChorus:Because I’m too lonely lonely, girlXung quanh đông vui nhưng anh vẫn thấy sao mình thật cô đơnBao nhiêu suy tư...
Đọc tiếp

Verse:
Ngày buồn rười rượi là ngày mà em xa tôi
Đợi hoài chờ hoài mà rồi người đâu không tới, sao em không một lời
Dặn trước với tôi người ơi?

Chiều về ngậm ngùi nhìn từng hạt mưa bay bay
Đường về thì dài mà lòng thì như chia hai, không ai khâu lành lại.
Đành cứ thế đi miệt mài

Chorus:
Because I’m too lonely lonely, girl
Xung quanh đông vui nhưng anh vẫn thấy sao mình thật cô đơn
Bao nhiêu suy tư hoang mang cứ dồn vào lòng
Chỉ riêng anh thôi 
Nên đôi khi anh muốn tâm sự cùng người lạ
Một người không biết gì về đôi ta
Không kêu lên “Ôi sao anh ngốc quá sao còn yêu cô ta”
Không khuyên anh nên quên hay gắn hàn điều gì
Vì anh đôi khi
Chỉ cần một người ở bên lắng nghe anh nói

Chorus2: 

Because I’m too lonely lonely, girl
Ba năm trôi qua nhanh như chớp mắt em giờ nào có nhớ
Bao nhiêu suy tư thương đau cứ dồn vào lòng
Chỉ riêng anh thôi 
Nên đôi khi anh muốn tâm sự cùng người lạ
Kể chuyện hai đứa lần đầu gặp xôn xao
Quen nhau yêu thương nhau từ lúc nào, sâu đậm ra sao
Sâu trong nơi anh kí ức vẫn còn dạt dào
Và anh đôi khi
Chỉ cần một người ở bên, bên anh

2
14 tháng 3 2016

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

14 tháng 3 2016

may lam tho chu co phai hoc toan dau??????????????????????/