Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là C. Luận. Các phần của bài văn tế là: Lung khởi, Thích thực, Ai vãn và Kết.
Câu 1
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của sống hữu ích trong cuộc đời mỗi con người. Vậy sống hữu ích là gì? Đó là lối sống tích cực, luôn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Người sống hữu ích sẽ được mọi người yêu mến và ngợi ca. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có phong cách sống này. Tiêu biểu Nick Vujicik, dù là người khuyết tật, những tưởng anh sẽ chẳng thể sống có ích, đem lại nhiều điều cho cuộc sống. Nhưng không, anh đã cảm hóa được rất nhiều người có hoàn cảnh như anh. Hơn hết, anh còn khơi gợi lên những giá trị vô cùng tốt đẹp đến với thế giới này. Thật vậy, sống có ích không chỉ giúp tâm hồn bạn được rộng mở mà nó còn giúp bạn có cái nhìn thiện cảm với đời hơn. Chưa dừng lại ở đó, sống hữu ích còn là một trong những lối sống được mọi người ưa chuộng, làm theo. Tuy nhiên, cạnh bên những người sống có ích vẫn còn có những người sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, không biết san sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Nhưng ta cũng không thể sống tốt đẹp với những kẻ bần tiện, vô lương tâm. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy sống tốt, sống luôn tỏa hương thơm ngát cho đời. Đừng sống vị kỉ và xấu xa.
Câu 2:
– Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này.
– Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca.
– Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
Phòng thứ 3.
Giải thích : Bởi vì nhịn đói trong vòng 3 năm nên sư tử ĐÃ CHẾT ĐÓI RỒI
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu : Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng anh như Trăng kia muốn vào sâu biển cả Thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. (Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu biển cả).
Văn bản
Cốt truyện
Xung đột
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Xoay quanh hành động chính: Bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông không nghe vì không tin là mình có tội, bị căm ghét thù oán. Khi hiểu ra sự thật thì đã muộn, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô đành chấp nhận ra pháp trường.
- Xung đột giữa Vũ Như Tô, Đan Thiềm
- Xung đột giữa quân khởi loạn và dân chúng, thợ xây đài – triều đình Lê Tương Dực và Vũ Như Tô.
- Xung đột giữa quân khởi loạn triều đình Lê Tương Dực.
Sống hay không sống – đó là vấn đề
Cho rằng cái chết của vua cha là đáng ngờ, Hăm-lét một mặt băn khoăn lựa chọn giữa “sống” hay “không sống”; mặt khác, giả điên và lên kế hoạch để điều tra sự thật; phía vua Clô-đi-út cũng nghi ngờ Hăm-lét và tìm cách đối phó với chàng.
- Xung đột giữa Hăm-lét - vua Clô-đi-út, hoàng hậu và bọn tay chân của Clô-đi-út.
- Xung đột giữa Hăm-lét với Ô-phê-li-a.
- Xung đột giữa sống – không sống trong nội tâm Hăm-lét.
Âm mưu và tình yêu
Cho rằng tình yêu Luy-dơ và Phéc-đi-năng sẽ dẫn đến kết cục bất hạnh, nhạc công Mi-le khuyên Luy-dơ từ bỏ tình yêu. Nàng không nghe vì đã dành trọn tình yêu cho Phéc-đi-năng (Hồi I - Cảnh 1). Tể tướng Van-te, cha của Phéc-đi-năng không chấp nhận tình yêu Phéc-đi-năng Luy-dơ, tìm mọi cách ngăn cản. Mâu thuẫn giữa các bên trở nên gay gắt và phức tạp.
- Xung đột giữa âm mưu và tình yêu
- Xung đột giữa Luy-dơ – Mi-le.
Xung đột giữa Luy-dơ, ông bà Mi-le - Tể tướng Phôn Van-te.
- Xung đột giữa Thiếu tá Phéc-đi- năng - Tể tướng Phôn Van-te.