2. Thân bài

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Thân bài

a. Giải thích

Điều gì đó lớn lao: việc làm to lớn, vĩ đại, lớn lao, được vinh danh, được nổi tiếng, giúp cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Những điều rất nhỏ: là những việc làm đơn giản, giản bị, bình dị tưởng như bình thường trong cuộc sống.

→ Câu nói là một lời khẳng định về giá trị của sự thành công hay một điều gì đó trong cuộc sống được thêu dệt nên bởi những điều bình dị trong cuộc sống. Câu nói cũng chính là bài học quý dạy ta biết quý trọng mỗi phút giây trong hiện tại.

b. Phân tích

Con người ai cũng có những mong muốn, dự định lớn lao cho tương lai; tuy nhiên, chính những mong muốn và dự định này đôi khi làm cho con người chỉ lo thực hiện cho bằng được mà quên đi những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống.

Những điều nhỏ bé mà đẹp đẽ sẽ giúp chúng ta gặp được nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, giúp tâm hồn chúng ta luôn thanh thản, thoải mái, cảm thấy lạc quan và tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống. Chính những điều nhỏ bé, giản dị sẽ giúp người với người sống chân thành, gần gũi, cởi mở hơn.

Chúng ta cần biết quý trọng mỗi phút giây cũng như những điều nhỏ trong cuộc sống. Cần biết sống đẹp và văn minh, biết trau dồi những tình cảm đẹp đẽ, có lối sống tử tế. Sống giàu tình yêu thương, đồng thời biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ, yêu thương chính những người thân, những người sống gần gũi quanh mình để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết trân trọng và tận hưởng cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất và luôn hạnh phúc để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng cuộc sống của mình, không bằng lòng với cuộc sống của mình. Lại có những người mải mê chạy theo những thứ vật chất, hào nhoáng mà đánh mất chính bản thân mình,… Những người này thật đáng bị phê phán và cần thay đổi lối sống của bản thân.

0
Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

Lúc nào tôi cũng bay theo hướng bay của người khác.Lần này tôi sẽ bay theo con đường mà tôi đã lựa chọn.2. Người đàn ông tình nguyện vì bạn mà theo đuổi mọi thứ chưa hẳn đã thật lòng yêu bạn, bởi vì thứ mà anh ta theo đuổi được không hẳn thuộc về bạn.Người đàn ông tình nguyện vì bạn mà từ bỏ tất cả mới là người thật tâm yêu bạn, bởi vì những thứ mà anh ta vứt bỏ...
Đọc tiếp

Lúc nào tôi cũng bay theo hướng bay của người khác.
Lần này tôi sẽ bay theo con đường mà tôi đã lựa chọn.

2. Người đàn ông tình nguyện vì bạn mà theo đuổi mọi thứ chưa hẳn đã thật lòng yêu bạn, bởi vì thứ mà anh ta theo đuổi được không hẳn thuộc về bạn.

Người đàn ông tình nguyện vì bạn mà từ bỏ tất cả mới là người thật tâm yêu bạn, bởi vì những thứ mà anh ta vứt bỏ đều là những thứ thiết thực nhất gắn liền với cuộc đời anh ta.

3. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.

4. Cuộc sống không phải là phim ảnh, không có nhiều đến thế... những lần không hẹn mà gặp.

5. Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng, cần phải sống chân thực. Bất kể người khác nhìn mình bằng con mắt nào đi chăng nữa, dù cả thế giới phủ định, tôi vẫn có bản thân tin tưởng mình.

Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng, cần phải sống vui vẻ, không cần nghĩ có phải có ai đang để tâm tới mình hay không. Bởi một người cũng có thể sống cuộc sống tươi đẹp.

Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng, những lúc buồn có thể khóc đến nhem nhuốc cả mặt, nhưng sau những giờ phút đó, cần phải ngẩng đầu cười thật xinh tươi.

6. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

7. Thế giới bạn không bước vào được thì đừng cố chen vào, làm khó người khác, lỡ dở mình, hà tất chứ?

8. Đôi khi, không cẩn thận biết một số chuyện, mới phát hiện ra rằng những điều bản thân để tâm lại nực cười đến thế.

9. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế.

NHẬN XÉT XEM CÂU HAY NHẤT NHA !!!!!!!!!!!!

ĐÂY KO PHẢI LÀ LINH TINH ĐÂU NHÉ 

 ❤

1
10 tháng 2 2020

đéo hay

25 tháng 6 2021

Bạn có thể tham khảo nhé !

GỢI Ý THÂN BÀI

I. GIẢI THÍCH -

Thơ: Thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn cảm xúc của con người, đặc điểm ngôn từ hàm súc, cô đọng, giàu nhạc tính. - Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ: Khi sáng tác thơ, nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm vào tác phẩm. - Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình: Khi tiếp nhận tác phẩm thơ, người đọc thấy được chính mình, nhận ra những cảm xúc của bản thân, cảm thấy được chia sẻ, cảm thông. ==> Chốt: Câu nói của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng cảm xúc của thơ. Đối với thơ, tình cảm là cội nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ và đồng thời cũng là cầu nối để khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.

II. BÀN LUẬN Câu nói của Lưu Quý Kỳ là đúng đắn.

👉1. Vì sao “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ”? - Thơ là tiếng nói của cảm xúc, tác phẩm thơ chỉ thành hình khi nhà thơ có được những cảm xúc mãnh liệt. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh) ==>Bản chất của thơ ca chính là người thư kí trung thành của trái tim, chuyên chở, kết nối, sẻ chia sẻ tâm tư, tình cảm của con người. Nhờ thơ, tình cảm của nghệ sĩ mới được nói ra trọn vẹn. - Đối với mỗi nhà thơ, động lực của quá trình sáng tạo là nhu cầu được bày tỏ, được thấu hiểu, được sẻ chia. Để thể hiện được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhưng đồng thời sâu sắc, đa dạng, khó nắm bắt thì cần đến thơ ca. Thơ ca với những khoảng lặng của mình có thể biểu đạt được cảm xúc, bày tỏ được những tâm tình khó nói và những chiều sâu trong tâm hồn.

👉2. Vì sao Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình? - Thơ ca có tính cá thể hóa và tính khái quát hóa. Cảm xúc làm nên thơ ban đầu là rung cảm của một cá nhân, nhưng sự rung cảm ấy có sức khái quát lớn lao, có tính nhân loại và vì thế có thể chạm được vào trái tim người đọc, để họ như thấy mình trong bài thơ ấy. - Về phương diện tiếp nhận, trong quá trình đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, người đọc sẽ sống trong thế giới nghệ thuật được gợi ra từ tác phẩm, sẽ soi chiếu bản thân vào những điều tác giả gửi gắm, nhập thân vào các hình tượng thơ ca để trải nghiệm, để sống, để thấu hiểu ==>Qua quá trình đọc thơ, họ tìm thấy tâm tình của chính mình.

III. CHỨNG MINH

👉Định hướng chứng minh: Chọn được đoạn thơ hay, đặc sắc, ấn tượng, tiêu biểu và phân tích theo 2 câu hỏi: 1. Tâm tình của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ ấy như thế nào? 2. Người đọc tìm thấy tâm tình của mình trong đoạn thơ ấy như thế nào?

👉Dẫn chứng minh họa: “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. 1. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tình của bản thân qua hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là nỗi ăn năn, day dứt, tự vấn lương tâm, là sự thức tỉnh lương tri nơi sâu thẳm tâm hồn. + Cuộc gặp gỡ giữa ánh trăng và con người đã buộc con người phải đối mặt với quá khứ, với lương tâm của chính mình. “Ánh trăng lãng du đã gặp con người lãng quên, và con người không thể chạy trốn chính mình được nữa” (Vũ Dương Quỹ). + Trăng “im phăng phắc”: Cái im lặng nghiêm khắc mà bao dung. + Con người “giật mình”: nhận ra bản thân quá vô tâm, quá thờ ơ, đã phản bội quá khứ nghĩa tình; nhận ra dù cho mình đã vô tình thì vầng trăng vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên, chung thủy và bao dung. ==> Cái giật mình ấy không chỉ là của nhân vật trữ tình mà còn là của người đọc, những người đã quên và sẽ quên, nó truyền đến bài học về sự ăn năn trong cuộc sống. Về bản chất, sự ăn năn là kết quả của quá trình đấu tranh giữa thiện – ác, bóng tối – ánh sáng, cao cả - thấp hèn, vị tha – vị kỉ trong mỗi con người, là khi người ta dám thừa nhận phần tối của tâm hồn, dám thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp ==>Tâm tình của nhà thơ đã chạm vào trái tim người đọc. 2. Để mỗi khi đọc “Ánh trăng”, người đọc cũng giật mình nhận ra chính bản thân. (Học sinh dựa vào trải nghiệm của bản thân để viết phần này).

IV. TỔNG KẾT - Với thơ, tâm tình là yếu tố then chốt, là cầu nối giữa nhà thơ và bạn đọc, quá trình sáng tạo và quá trình tiếp nhận. Nhờ có thơ ca mà nhà thơ và người đọc tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. - Tuy việc tìm được tiếng nói tri âm là hạnh phúc lớn lao của thi sĩ, nhưng không vì thế mà anh được phép quên đi tiếng nói của chính mình, chạy theo thị hiếu mà bán rẻ bản ngã nghệ thuật. - Để nhà thơ có thể gửi gắm tâm tình, và để người đọc có thể nhận ra tâm tình của mình trong thơ, cần hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp.

→ Kiểu câu cảm thán. 

→ Hành động bộc lộ cảm xúc. 

21 tháng 6 2021

Trả lời:

Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

   - Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

→ Kiểu câu cảm thán

→ Hành động bộc lộ cảm xúc

3 tháng 9 2019

Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

-  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

-  Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Chúc bạn học tốt !!!

3 tháng 9 2019

Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

-  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

-  Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

--> Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

3 tháng 4 2021

Dương Thị Lan Hương bài j mik cx ko biết ><

Đề bài tham khảoĐọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc...
Đọc tiếp

Đề bài tham khảo

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát[3]. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai[4]. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! [5] Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị phát quật; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận[6]. Lúc ấy, các ngươi dẫu muốn vui chơi phỏng có được không?[7]

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

a, Hãy viết khoảng 3-4 câu khái quát nội dung chính của đoạn trích.

b, Nhận xét về tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong câu [4] của đoạn trích.

c, Câu nghi vấn [7] ở cuối đoạn trích dùng để làm gì?

d, Sau đây là ý kiến của hai bạn An và Liên về đoạn trích này. Ý kiến của em như thế nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày ý kiến của em.

An: - Đoạn trích thật hay, bởi qua đó ta hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.

Liên: - Mình thấy đoạn trích này hay, bởi nghệ thuật thuyết phục quân sĩ của Trần Quốc Tuấn thật tài tình.

 

0
12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau

C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau