Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. - Phép so sánh: trẻ em được so sánh với búp trên cành.
- Phép so sánh đó thuộc kiểu so sánh ngang bằng.
b. Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng.
TN CN VN
Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
CN VN
a)Trẻ em như búp trên cành
-Phép so sánh thuộc kiểu ngang bằng.
b)Chẳng bao lâu,/ tôi// đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng.
TN CN VN
Bà đỡ Trần// là người huyện Đông Triều.
CN VN
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
b) Đoạn thơ em vừa chép trích từ văn bản: “Chị em Thúy Kiều”
– Thuộc tác phẩm Truyện Kiều .
– Tác giả là Nguyễn Du.
c) Viết đúng hình thức đoạn văn có dùng một lời dẫn trực tiếp và chỉ rõ lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
– Nội dung :
Nhan sắc : Kiều có vẻ đẹp vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân làm say đắm, chinh phục lòng người.
Tài năng: Kiều không chỉ đẹp mà còn rất đa tài: Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhạc, mọi thứ Kiều đều tỏ ra thành thạo, chuyên nghiệp.
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thểnói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là HồChí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
... Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao
Đêm nay Bác ngồi đó
.................................
Bác là Hồ Chí MInh
Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó
tick nếu thấy bài của mình hay
cho ý kiến đóng góp nếu thấy bài của mình ko hay cho lắm
nhé!!!!!!!!!!
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có lẽ là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm, qua đó đã diễn tả sinh động tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chăn mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Khung cảnh thiên nhiên của cửa biển trước lầu Ngưng Bích như hiện lên trước mắt ta: một nỗi buồn chiều hoàng hôn đẹp nhưng buồn và quạnh hiu. Đó là những con thuyền với những cánh buồm trắng nhấp nhô, con sóng bạc dập dềnh cuốn trôi từng cánh hoa, lác đác rơi trong ánh nắng cuối chiều, trảng cỏ xanh ươm nối liền đường chân trời xanh vô tận. Cùng với âm thanh dữ dội của biển khơi như một nét chấm phá cho cảnh vặt, bức tranh thiên nhiên chứa dựng trong nó biết bao nỗi niềm chất chứa của con người...
Qua những ngôn từ và hình ảnh miêu tả cảnh vật, băng cách sử dụng khéo léo và tinh tế bút pháp tả cành ngụ tình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu và cảm thương với tâm trạng nàng Kiều.
Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúc tâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồ ạt dồn về phía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó cứ triền miên, cứ dai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn khỏng lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thể nào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lèn nỗi niềm tâm sự ấy.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa?
Con thuyền không bến đậu, không nơi chốn quay về gợi nhớ nỗi nhớ, nỗi cô đơn của người đi xa, muốn trở về bên gia đìiih êm ấm, bên bạn bè thân thương, điều này vó cùng phù hợp với cảnh ngộ của Kiều.
Buồn trông ngđn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Cuộc đời Kiều bây giờ như cánh hoa mỏng manh trước sóng to gió lớn, chỉ biết mặc cho bảo bùng, mưa giông vùi dập. Càu thơ bộc lộ nồi lo lắng, xót xa, buồn tủi về cảnh ngộ lênh đênh chìm nổi trước sóng gió cuộc dời.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm dạm. Liệu có phải cánh cứa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng cua số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều.
Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sáu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.
Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua dó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, còn nhà thơ Chế Lan Viên lắng sâu và tinh tế khi cất lên lời thơ: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Bao thế kỉ qua, Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người dân Việt Nam. Những trang thơ có sức cuốn hút diệu kì. vương vấn mãi tâm hồn ta, mang đến cho ta niềm cảm thương sâu sắc với “tấm gương oan khổ” Thúý Kiều, đem lại cho ta những khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt trước những lời thơ như hoa, như gấm:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Tám câu thơ trích trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường.
Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Hích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Ở nơi “khoá xuân”, Kiều chỉ biết lấy thiên nhiên làm điểm tựa, và từ điểm tựa đó nàng nhận thức về số kiếp của mình. Tầm nhìn của nàng trước hết hướng ra xa, vì nơi xa đó là nhà nàng, là nơi có những người thân yêu nhất:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Không gian xa rộng, quạnh hiu nơi cửa bể như càng làm nổi rõ hơn thân phận nhỏ bé, cô đơn của Kiều. Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian “chiều hôm” - thời khắc gợi nhớ, gợi buồn - khiến như thấm sâu hơn vào tâm hồn người con gái nơi xứ lạ nỗi niềm xót xa. Giữa khung cảnh ấy, trái tim cô đơn, tâm hồn trống vắng cần lắm một hơi ấm, một sự hiện diện của sự sống:
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
“Thuyền” chính là hình ảnh biểu tượng cho sự sống con người. Nhưng đó là sự hiện hữu mờ mờ, như có như không, được diễn tả qua hai từ “thấp thoáng”, “xa xa”. Sự xuất hiện mờ ảo của cánh buồm không làm cho khung cảnh thêm thân mật, ấm áp mà càng gợi sầu, gợi cảm giác cô liêu cho con người. Không tìm thấy sự sẻ chia từ nơi cửa biển xa xăm, Kiều hướng tầm mắt về “ngọn nước” gần mình hơn:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Giữa dòng nước, cánh hoa trôi man mác như gợi nhắc thân phận cảnh bèo trôi dạt của người trong cảnh. Câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm hồn người đọc. Thân phận cánh hoa hay chính là những trăn trở, xót xa cho số kiếp mỏng manh, phiêu bạt của Kiều? Hai tiếng “về đâu” cuối câu thơ với thanh không càng tạo cảm giác xa vắng, vô định, như tương hợp với tâm thế hiện thời của Kiều. Tìm đến với thiên nhiên đó mong sao vơi bớt mối sầu chất chứa trong lòng nhưng càng nhìn cảnh, tâm trạng lại càng rối bời. Dường như nước gợi lên sự lạnh lẽo, bất định, chảy trôi nên Kiều tìm về với bờ cỏ xanh, với mặt đất: Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Nhưng cỏ cũng mang tâm trạng buồn thương của người: “rầu rầu”. Đâu còn là “cỏ non” xanh tận chân trời trong tiết thanh minh khi Kiều còn sống những ngày tháng “Êm đềm trướng rủ màn che”. Cảnh nơi xứ lạ như thấu cảm nỗi niềm của Kiều nên nhuốm màu tâm tư của kiếp người phiêu bạt. Nỗi “rầu rầu” ấy tràn ngập, lan toả khắp không gian:
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Cái nhìn bao quát từ “chân mây” xa xăm đến “mặt đất” gần gũi, tất cả đều “một màu xanh xanh”. Nó khác lắm cái sắc xanh tràn ngập nhựa sống của tiết trời mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời và cũng không giống màu áo xanh tinh khôi của chàng Kim trong ngày đầu gặp gỡ:
Tuyết in sắt ngựa câu giòn.
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Màu xanh của không gian nơi lầu Ngưng Bích là màu xanh gợi buồn. Nỗi buồn của người pha vào cảnh vật, mang theo bao tái tê. Không gian trở nên rợn ngợp, cô liêu. Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật càng tô đậm tiếng lòng thổn thức của người trong cảnh. Kiều cảm thấy cần một tiếng vọng của sự sống con người nhưng đáp lại nàng chỉ có những thanh âm hào hùng của thiên nhiên:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.
Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.
a:là ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian
b:câu truyện kể về Vũ Thị Thiết quê ở Nam Sương tính tình thuỳ mị,nết na,lấy chồng Trương Sinh,.chua được bao lâu thì phải đi lính.Nàng ở nhà phụ dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con mình nên đã lâm bệnh.Ít lâu sau mẹ Trương Sinh mất,Vũ Nương lo ma chay chu đáo tử tế như mẹ đẻ của mình.Giặc tan Trương Sinh trở về quê liền biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn và đau khổ.Chỉ vì câu nói của 1 đứa bé ngây thơ mà chàng đã cho là vợ mình hư.Vì quá ghen tuông và hồ đồ mà chàng đã mắng nhiếc đuổi vợ ra khỏi nhà.Uất ức,Vũ Nương đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Vũ Nương luôn hướng về gia đình nhờ có sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang,Vũ Nương được giải oan.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất
Tư thế trầm ngân suy nghĩ, lặng yên chứa đựng bao suy tư, trăn trở của Bác.
-Gọi vẻ đẹp của 1 nhà hiền triết phương Đông đang suy tính đuòng đi nước bước cho dân tộc như đang trải lòng mình thương những đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng.
-Nét cao đẹp nhất của Người chính là tình thương yêu không chỉ đơn giản với lòi nói mà gắn liền với hành động. Tình thương từ những anh dân công và toàn dân tộc, đó là tình yêu vĩ đại
( hay thì tick cho mình nha)
-Bóng Bác cao lồng lộng
-Âms hơn ngọn lửa hồng
-Anh đội viên nhìn Bác
-Bác nhìn ngọn lửa hồng
-người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
-Ngọn lửa là hình ảnh thự,tự tay Bác đốt lên\(\rightarrow\)Sưởi ấm cho các chú bộ đội
-Ngọn lửa phản chiếu hình ảnh Bác\(\rightarrow\)sự cảm nhận tuyệt đẹp của anh đội viên về Bác
\(\rightarrow\)Cử chỉ chăm sóc ân cần,chu đáo của Bác thể hiện tình cảm ấm áp của người Cha
\(\rightarrow\) Rất gần gũi,đời thường \(\Rightarrow\)cao cả thiêng liêng tạo niềm tin,sức mạnh cho anh đội viên làm anh giảm bớt đi nỗi lo lắng\(\Rightarrow\) ngọn lửa của lòng nhân ái được tỏa sáng từ Bác
\(\Rightarrow\)Khắc họa ình tượng vĩ đại về Bác
a. Đoạn thơ trên thuộc bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của tác giả Minh Huệ.
b. Trong đoạn kết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, tác giả Minh Huệ viết:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Bác là Hồ Chí Minh. Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là “Vì… Bác là Hồ Chí Minh?” Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: “Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…”; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Việc “Đêm nay Bác không ngủ” là “một lẽ thường tình”, vì “Bác là Hồ Chí Minh” bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một “định nghĩa” về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao “Đêm nay Bác không ngủ?” có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
a/ đêm nay Bác ko ngủ (Minh Huệ)
b/Bác ko ngủ vì lo cho nhân dân, cho vận mệnh đất nc,Bác yêu thương chăm sóc ân cần, chu đáo cho bộ đội ngoài mặt trận, Bác hòa mk, đồng cam cộng khổ vs nhân dân. Bác Hồ vừa gần gũi, vừa giản dị mà hết sức lớn lao, cao cả*mk chỉ bít thế thoy, thông cảm ha*