Mong mọi ng...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2020

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân Bài:

a. Giải thích:

+ Nói dối là gì?

+ Tại sao mọi người lại nói dối?

b. Thực trạng

+ Việc nói dối xuất hiện từ trong những câu chuyện dân gian

+ Nói dối trong đời sống hiện nay

c. Nguyên nhân

Nói dối có lợi cho bản thân người nói ngay lúc đó thế nào

=> Dần dần trở thành bệnh và mọi người bắt đầu viện cớ

d. Hậu quả

+ Nói dối khi bị phát hiện sẽ bị mọi người đánh giá ra sao?

+ Nói dối gây mất niềm tin

+ Một phạm trù khác của nói dối là lừa đảo

e. Giải pháp

+ Định hướng từ khi còn nhỏ, xử phạt nghiêm khắc

+ Bản thân mỗi người

f. Mở rộng: Lời nói dối trắng "Tức là nói dối chính đáng có mục đích : VD: Bác sĩ nói dối tình trạng bệnh nhân để trấn an bệnh nhân,...

3. Kết Bài

Tổng kết lại vấn đề cần nghị luận.

6 tháng 12 2019

lo mà làm đi mai nộp rồi ở đấy mà xin xỏ :v #quyendeptrai

7 tháng 12 2019

– Khi mất mát, thất bại, khổ đau cùng cực mà không có phương hướng, lối thoát, con người thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Người ta đau đớn, tự hành hạ mình, thậm chí tự kết thúc cuộc đời mình để trốn chạy hoàn cảnh. Trong khi đó, cuộc sống vẫn diễn ra. Chim vẫn hót, sông vẫn chảy, những vì sao vẫn lấp lánh trên bầu trời. Vậy tại sao ta phải tuyệt vọng, tự huỷ hoại bản thân mình trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn? Ai làm ta tuyệt vọng? Hoàn cảnh ư? Nhung hoàn cảnh là do con người tạo ra, con người có thể làm chủ được hoàn cảnh. Câu nói: “Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có con người tuyệt vọng vĩ hoàn cảnh”, vì vậy, là một triết lí đúng đắn.

– Hoàn cảnh tuyệt vọng (hay nghịch cảnh) là những tình huống thách thức phức tạp, nghịch lí, éo le trong cuộc đời, xô đẩy con người đến bước đường cùng. Hoàn cảnh đó khiến con người buộc phải đưa ra những lựa chọn hết sức khó khăn. Đã có những người chiến thắng, nhưng cũng đã có những người đầu hàng hoàn cảnh.

– Người tuyệt vọng thường là những người từng trải qua những mất mát, thất bại, đổ vỡ, hụt hẫng dẫn đến những cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Họ không còn tin tưởng, hi vọng vào bất cứ điều gì trong cuộc đời. Họ không có đủ,can đảm và nghị lực để đứng cao hơn hoàn cảnh. Họ cảm thấy chán chường, bi quan, chới với, lạc lõng giữa dòng đời vô tận. Cuộc sống trước mắt họ không còn giá trị, ý nghĩa gì nữa. Họ muốn nhắm mắt, buông xuôi, mặc cho số phận đưa đẩy. Họ có thể bị trầm cảm, bị suy sụp tinh thần ghê gớm, thậm chí tự kết liễu đời mình một cách oan uổng. Sự tuyệt vọng của họ không chỉ làm hại chính họ mà còn gây đau khổ, phiền muộn cho những người thân.

– Hoàn cảnh, suy đến cùng, là do con người tạo ra, vậy thì không có lí do gì khiến con người chịu thua hoàn cảnh. Con người có tư duy và trí tuệ, những công cụ vạn năng giúp chúng ta có thể vượt qua mọi thách thức, chông gai trong cuộc sống. Hơn nữa, con người không đơn độc, con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Ở đâu đó vẫn có những người thân, những người tốt, những người quan tâm đến mình, vấn đề quan trọng là, con người có dám chấp nhận nghịch cảnh, đương đầu với nó và đấu tranh để vượt qua nó hay không.

– Cuộc đời không hẳn chỉ có những điều tốt, cơ hội tốt nhưng cũng không hẳn chỉ có điều xấu, tình huống xấu. Và nói như Bill Gates, “Thế giới vốn không công bằng”, “việc cần làm là hãy thích nghi với nó”. Tuỳ theo quan niệm và nhận thức của mỗi người mà cuộc đời trong mắt họ là thiên đường hay địa ngục. Đấu tranh với nghịch cảnh và chiến thắng chúng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của con người.

– Để thoát khỏi cảm giác tuyệt vọng, đừng nên chịu đựng một mình. Hãy chia sẻ với những người thân thiết, hãy chơi thể thao, đi dạo phố, ngắm cảnh đẹp… để lắng nghe hơi thở của cuộc sống. Hãy làm những điều bạn yêu thích mà trước đây mình chưa thể theo đuổi hoặc hãy hoàn thành nốt công việc mà trước đây bạn đã từng dành nhiềụ tâm huyết.

– Con người luôn phải đứng cao hơn hoàn cảnh. Bởi dù hoàn cảnh có trớ trêu đến đâu nhưng cuộc sống luôn tiếp diễn và ở đâu đó vẫn có những người tốt sân sàng giúp đỡ ta, Còn sự sống là còn hi vọng. Đã làm người và sống trên cuộc đời này, bạn chắc chắn ít nhiều sẽ phải nếm trải đau khổ, đắng cay. Nhưng, nói như Platon, chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Thay vì bi quan, chán nản, tuyệt vọng, chúng ta hãy dũng cảm chấp nhận hoàn cảnh, đấu tranh khắc phục nó. Đó là lựa chọn của những con người có nghị lực và ý chí.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
27 tháng 12 2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (giới thiệu sơ lược vì câu nói được rút ra từ văn bản ấy).

- Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn ý kiến.

2. Thân bài:

- Giải thích câu nói "Quen rồi" theo ngữ cảnh của câu văn, trong văn bản.

- Chứng minh, bình luận:

+ Câu nói ấy là cách diễn đạt khác về sự chịu đựng.

+ Câu nói đó có phải là cách nói thỏa hiệp, buông xuôi.

- Dẫn chứng: từ văn bản và hiện thực đời sống.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa, các nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói, sức chịu đựng của con người.

28 tháng 12 2022

Mình lấy những dẫn chứng nào thì ổn và tiêu biểu ạ ?

22 tháng 10 2019

a. Mở bài:

- Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

- Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài

1. Cảnh dọc đường đi.

– Phong cảnh, những nét đặc biệt.

– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

2. Đến nơi.

– Hoạt động thứ nhất.

– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

3. Kết thúc chuyến đi

– Chuẩn bị trở về.

– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

Kết bài:

- Suy nghĩ về chuyến đi.

- Mong ước.

11 tháng 12 2016

Trong xã hội ngày nay, kiến thức là một kho tàng vô cùng rộng lớn của loài người, có thể cho là không có biên giới xác định. Với sự đổi mới từng ngày của thế giới, lượng kiến thức dần được mở rộng không ngừng. Trong cái kho tàng vô hạn ấy, ta có thể tìm kiếm, ứng dụng để xây dựng nên một tri thức mới đem lại niềm tự hào, niềm tin cho cả một dân tộc. Chính nhờ những yếu tố đó, một triết gia người Anh – Francis Bacon đã đưa ra một nhận định : “Tri thức là sức mạnh” để bộc lộ suy nghĩ của bản thân ông, và cũng để chứng minh cho nhân loại thấy được, điều ông đang thấy !

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được nội dung vấn đề ở đây là điều gì. Chúng ta đang tìm hiểu về “Tri thức”. Vậy “Tri thức” có nghĩa là gì? Thật đơn giản khi ta chỉ hiểu tri thức là những thông tin được biểu đạt trong sách vở, trong những văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như chỉ có hai điều ngắn gọn như vậy, vì sao ta lại không dùng từ “kiến thức” thay cho “Tri thức”? Thưa là vì “Tri thức” còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là tập hợp nhiều quá trình phức tạp khác nhau, thông qua việc nhận thức, giao tiếp, lý luận,… trong nhiều vấn đề của xã hội. “Tri thức” được xây dựng bằng cả một quá trình rất rất dài mới có thể được biểu đạt dưới dạng văn bản. Ngoài ra đó còn là một quá trình sáng tạo dựa trên những gì đã có một cách hoàn chỉnh hơn. Như vậy, có thể coi Tri thức bao hàm tất cả những gì thuộc về ý thức của xã hội loài người.

Có một vấn đề được đặt ra khi ta định nghĩa “Tri thức” như trên. Vì sao ngài Francis Bacon lại nhắc đến Sức mạnh đối với Tri thức? Liệu rằng hai khái niệm đó có mối quan hệ với nhau? Sức mạnh được hiểu là một dạng năng lực của con người, một dân tộc hay cả một quốc gia, một xã hội loài người. Ngoài ra Sức mạnh còn có thể là năng lượng phát sinh của những máy móc thuộc nhiều ngành khác nhau (còn được gọi là Công suất). Giữa “sức mạnh” và “tri thức” có mối liên hệ chặt chẽ là bởi có tri thức, ta mới có thể sáng tạo ra những vật dụng, máy móc và để chúng phục vụ ta trong đời sống hằng ngày. Đó cũng có thể là việc ứng dụng những chiến lược sách vở để chiến thắng trong một cuộc chơi thực tế… Vì vậy, quả thật không sai khi nhận định “Tri thức là sức mạnh”

Trong chúng ta, không ai mà không biết đến tên những nhà bác học như Pythagore, Thales, Newton, Einstein, Edison,… Những nhà bác học ấy đều sử dụng vốn kiến thức hiện tại mà sáng tạo ra những điều mới mẻ hơn, phục vụ cho đời sống vật chất lẩn tinh thần cho toàn xã hội. Chẳng hạn như là nhà khoa học Edison với bóng đèn điện hay xe lửa,… hay những công thức Toán của Thales và Pythagore, tất cả đều được sử dụng rộng rãi cả ngàn năm nay,… Chúng ta còn được tìm hiểu về quá trình lai của các loại cây từ những nghiên cứu của Mendel,… Như vậy, thật đúng đắn khi tìm hiểu sau vào nguồn tri thức vô hạn này.

Thế nhưng, không phải sức mạnh nào cũng được tạo ra bởi tri thức cũng đem lại hạnh phúc cho con người. Nếu sử dụng vốn tri thức uyên bác của mình theo lợi ích, tham vọng riêng của các nhân thì e rằng sản phẩm của tri thức sẽ đem lại tang thương cho cả xã hội loài người. Chúng ta từng biết tới Nobel như một ông vua thuốc nổ. Ông đã tìm ra công thức kết hợp Nitroglycerin với những vật chất khác để hoàn thiện sản phẩm nổ của mình. Thuốc nổ của ông được sử dụng trong việc phá đá, phá núi,… thế nhưng khi công thức đó rơi vào tay của những kẻ độc ác, cũng như những người thiếu hiểu biết và người không biết cách sử dụng an toàn thì Thuốc nổ của Nobel trở thành một vũ khí huỷ diệt con người. Một minh chứng cho chúng ta thấy rõ được vấn đề chính là nỗi đau tang thương của người dân Nhật Bản khi hứng chịu hai trái bom nguyên tử Fat Man và Little Boy (Dự án Manhattan) – là sản phẩm trên lý thuyết của Albert Einstein (Người sáng tạo ra Thuyết tương đối), Bohr (Người sáng tạo chính ra thuyết Lượng tử), John von Neumann (Nhân vật sáng tạo Lý thuyết trò chơi) và cùng nhiều nhà khoa học kiệt xuất khác khi rơi vào tay những nhà quân sự của Hoa Kỳ (Những người có tâm niệm “Không thể không cho toàn thế giới biết sức mạnh của Mỹ”) trong WW2. Qua những bằng chứng khủng khiếp đó, ta thấy được tầm quan trọng của việc tỉnh táo khi sử dụng nguồn tri thức vô hạn này. Nếu ứng dụng nó cho quyền lợi cá nhân thì cả xã hội sẽ đi đến điểm KẾT THÚC.

Việt Nam ta là quốc gia có tinh thần học tập rất đáng ngợi khen. Từ thới nhà Lý đã tổ chức được khoa thi tuyển chọn nhân tài. Tất cả các bậc danh hiền đó đã cùng nhau gom góp tri thức để xây dựng quốc gia Đại Việt xưa ngày một tốt đẹp và phát triển. Là một người con nước Việt, chúng ta không còn xa lạ khi nhắc đến cụ Phan Bội Châu với Phong trào Đông Du, hay cụ Chu Văn An đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Ngoài ra chúng ta còn có cụ Nguyễn Đình chiều với những bài thơ cổ động chống Pháp, cụ Nguyễn Du với những bài thơ mang đậm triết lý nhân sinh,…
Tiếp theo những thế hệ cha ông đi trước, hàng loạt những phong trào học tập diễn ra để phát triển nhân tài. Tiêu biểu cho giai đoạn phát triển phong trào đấu tranh – học tập này là Bác Hồ. Bác đã bôn ba khắp chốn để tìm kiếm, gom góp kiến thức, chiến lược để đem về quê nhà với khát khao giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Và trên con đường gian khổ đó, Bác đã gặp được học thuyết Marx-Lenin, một con đường để đưa nước ta đến cao trào cách mạng. Đó có thể được xem là sức mạnh vô hạn mà Bác đã ứng dụng, đem lại tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Thật đáng tự hào cho một con người với một nguồn tri thức dồi dào, là niềm vinh hạnh cho đất nước.

Đó là những thành tựu, là sức mạnh mà những con người ở thế kỷ trước đem lại cho dân tộc. Thế trong những thời gian gần đây, những con người nào đã làm sáng danh dân tộc? Vâng, đó là GS Ngô Bảo Châu – người chứng minh thành công bổ đề Langlands trong 16 năm kiên trì nhẫn nại. Ông đã được tôn vinh trước toàn thế giới với giải thưởng Toán học danh giá Fields. Họ là những người đã trưởng thành và có những cống hiến to lớn, vậy ở lứa tuổi THPT, nước Việt ta đã có những thành tựu nào được quốc tế ghi nhận. Qua các kỳ thi Olympic quốc tế, những cái tên như Lê Bá Khánh Trình (HCV Đặc biệt Olympic Toán 1979), Đậu Hải Đăng (HCV Olympic Toán 2012) hay Trần Hoàng Bảo Linh (HCĐ Olympic Toán 2012 – Học sinh lớp 11 trường PTNK),… Quả thật không còn ngôn từ nào để diễn tả được sức mạnh mà tri thức đem lại cho loài người chúng ta.

Qua những lời phân tích trên, chúng ta có thể thấy được sức mạnh mà tri thức đem lại. Nó không chỉ là sức mạnh về quân sự, hay khả năng huỷ diệt hàng loạt,… mà còn là niềm tự hào, sự cứu rỗi cho toàn dân tộc. Hiện nay, một vấn đề Toán học đang được rất nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đem lại biết bao ứng dụng cho các ngành khoa học khác như Y học, Công Nghệ, Kinh tế học,… Đó là LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (John von Neumann). Nhiều nhà kinh tế học đã được giải Nobel Kinh tế cho những thành tựu quan trọng được xây dựng từ lý thuyết này. Hi vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có thêm những con người ứng dụng Lý thuyết này trong một ngành khoa học, để đem lại lợi ích và niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nói tóm lại, chuyện gì cũng luôn có hai mặt đối lập song hành. Vì vậy, chúng ta phải thật sự tỉnh táo để có thể hiểu được sức mạnh mà tri thức đem lại. Hãy sử dụng vốn tri thức của mình để đem lại hạnh phúc cho người khác. Chứ đừng dùng nó để khiến cho cả thế giới này khóc nhiều hơn. Nhân loại đã khóc quá nhiều trong các cuộc chiến tranh. Và nhiệm vụ của chúng ta là xây dụng Hoà bình. Là một công dân sống trên Trái Đất này, hơn nữa lại là người con nước Việt, chúng ta còn chần chờ gì mà không ra sức học tập, rèn luyện, sáng tạo để tiếp thu và phát huy nguồn tri thức, tích góp kinh nghiệm cho bản thân để đem đi giúp đời, giúp người. Hãy phát triển nguồn tri thức ngày một rộng lớn hơn, và để nó mạnh mẽ hơn, bạn nhé !!!

tick cho mình đúng nhe mình mất nhiều thời gian để làm bài này lắm đóhehe

15 tháng 3 2022

Gấp để gian lận bài thi à

Mơ đi

15 tháng 3 2022

Ôn thi mà 😃

14 tháng 9 2017

I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học: các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

14 tháng 9 2017

giúp em với các bác 🙇