K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2019

Đáp án B 

Có 2 phát biểu đúng là I và III.

 → Đáp án B.

I đúng. Vì nếu alen đột biến là alen

trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến.

II sai. Vì đột biến gen không phát sinh

 trong quá trình phiên mã. Nếu phiên

mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ

sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của

phân tử mARN chứ không làm thay

đổi cấu trúc của gen.

III đúng. Vì biến dị di truyền là những

biến dị có liên quan đến sự thay đổi

vật chất di truyền của tế bào.

IV sai. Vì tần số đột biến phụ thuộc

vào đặc điểm cấu trúc của gen.

 Do đó, các gen khác nhau sẽ

có tần số đột biến khác nhau

9 tháng 4 2017

Đáp án C

(1) Đúng. Đột biến gen ngoài phát sinh do các tác nhân đột biến (Vật lí, Hóa học, Sinh học), còn có phát sinh do rối loạn sinh lí nội bào hoặc do sai hỏng ngẫu nhiên trong cấu trúc của gen nên trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Sai. Gen ở tế bào chất có ở ti thể, lục lạp, ở đây gen không tồn tại thành từng cặp alen mà có rất nhiều alen (do trong tế bào có nhiều ti thể, lục lạp). Nếu một gen ở một ti thể bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện vì trong tế bào còn có rất nhiều ti thể khác mang các gen trội tương ứng. Chỉ khi nào trong tế bào chỉ chứa toàn bộ các ti thể mang gen đột biến lặn (hoặc gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ chủ yếu) thì kiểu hình đột biến mới biểu hiện.

(3) Đúng. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biếu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến.

(4) Đúng. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit có cùng số liên kết hiđro với cặp nucleotit bị thay thế thì không làm thay đổi tổng số liên kết hiđro của gen. Ví dụ thay cặp A - T bằng cặp T - A, thay cặp G - X bằng cặp X - G.

24 tháng 8 2018

Chọn đáp án C

Phát biểu I, II đúng.

ý III sai. Vì đột biến gen có thể xảy ra do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
ý IV sai. Vì chỉ quá trình tự nhân đôi không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì mới làm phát sinh đột biến gen. Còn các cơ chế: phiên mã, dịch mã không làm phát sinh đột biến gen.

15 tháng 3 2019

Đáp án C

17 tháng 4 2019

Đáp án C

(I) đúng

(II) đúng => Vì ĐB gen trội ở thể dị hợp vẫn được biểu hiện ra kiểu hình => Thể đột biến

(III) sai => Ngoài tác nhân hóa học, vật lí thì còn có các tác nhân sinh học như virus có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể.

(IV) t nghĩ là sai => Cơ chế phát sinh đột biến gen là do bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo nguyên tắc bổ sung), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang được tổng hợp phải trải qua quá trình tiền đột biến mới xuất hiện đột biến. Cơ chế DT ở cấp độ phân tử k chỉ có nhân đôi mà còn có phiên mã, dịch mã.

13 tháng 10 2017

Đáp án B

Trong các nội dung trên:

1.Đúng. Khi quá trình nhân đôi DNA nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến do sự kết cặp với các bazo hiếm (G*)

→ các lần nhân đôi sau bazo hiếm sẽ kết cặp nhầm và tạo thành đột biến.

2.Đúng. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện vì gen ở tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp là DNA dạng vòng, nên chỉ cần đột biến là sẽ biểu hiện thành kiểu hình.

3.Sai. Thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến.

4.Sai. Không phải đột biến gen nào làm biến đổi cấu trúc của gen cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của của protein. Do acid amine có tính chất thoái hóa (nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho một acid amine) nên nhiều trường hợp vị trí xảy ra đột biến vẫn mã hóa cho cùng một acid amine

→ cấu trúc protein không bị thay đổi.

5. Sai. Đột biến giao tử sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau của cơ thể phát sinh đột biến.

8 tháng 4 2017

Chọn đáp án D.

(1) Đúng: Trong cơ thể có các bazơ nitơ dạng hỗ biến (dạng hiếm) có thể dẫn đến kết cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN và phát sinh đột biến gen.

(2) Sai: Một số trường hợp gen trội ở trạng thái dị hợp chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở con đực mà không biểu hiện kiểu hình ở con cái và ngược lại (Ví dụ: Hh biểu hiện hói đầu ở nam, không hói ở nữ).

(3) Đúng: Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến kết cặp nhầm giữa các bazơ nitơ và nếu không được sửa chữa có thể làm phát sinh đột biến gen.

(4) Sai: Gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.

(5) Sai: Gen nằm trong tế bào chất hoạt động độc lập với gen nhân của tế bào, vì vậy gen ở tế bào chất nhân đôi bất kì lúc nào khi cần thiết mà không phụ thuộc vào chu kì tế bào.

(6) Sai: Không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau. Ví dụ như đột biến giao tử tạo giao tử đột biến, nhưng giao tử đột biến không tham gia thụ tinh hoặc thụ tinh tạo hợp tử không có sức sống thì alen đột biến đó không truyền được sang thế hệ con.

13 tháng 4 2018

Đáp án D

(1) Đúng: Trong cơ thể có các bazơ nitơ dạng hỗ biến (dạng hiếm) có thể dẫn đến kết cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN và phát sinh đột biến gen.

(2) Sai: Một số trường hợp gen trội ở trạng thái dị hợp chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở con đực mà không biểu hiện kiểu hình ở con cái và ngược lại (Ví dụ: Hh biểu hiện hói đầu ở nam, không hói ở nữ).

(3) Đúng: Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến kết cặp nhầm giữa các bazơ nitơ và nếu không được sửa chữa có thể làm phát sinh đột biến gen.

(4) Sai: Gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.

(5) Sai: Gen nằm trong tế bào chất hoạt động độc lập với gen nhân của tế bào, vì vậy gen ở tế bào chất nhân đôi bất kì lúc nào khi cần thiết mà không phụ thuộc vào chu kì tế bào.

(6) Sai: Không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau. Ví dụ như đột biến giao tử tạo giao tử đột biến, nhưng giao tử đột biến không tham gia thụ tinh hoặc thụ tinh tạo hợp tử không có sức sống thì alen đột biến đó không truyền được sang thế hệ con

14 tháng 10 2019

Chọn A.

Trong các phát biểu trên:

Các phát biểu 1, 3 đúng.

Lưu ý nội dung 1: Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình. Vậy thể khảm: có mang đột biến + có biểu hiện kiểu hình => Thể khảm cũng là thể đột biến.

Phát biểu (2) sai vì đột biến gen có thể phát sinh khi môi trường không có các tác nhân gây đột biến, do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào.

Phát biểu (4) sai vì nếu đột biến xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng thì sẽ không được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính mà di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản sinh dưỡng.

→ Có 3 phát biểu đúng.

22 tháng 1 2018

Hướng dẫn: C.

Phát biểu I, II đúng. Còn lại:

- Phát biểu III sai vì đột biến gen có thể xảy ra do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.

- IV sai vì chỉ quá trình tự nhân đôi không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì mới làm phát sinh đột biến gen.

Còn các cơ chế: phiên mã, dịch mã không làm phát sinh đột biến gen.