Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quân giới trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là một thử thách không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, với vốn kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng bắt tay vào trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn về nhiều mặt, ông cùng các đồng chí của mình đã chế tạo thành công súng và đạn bazoka, súng đại bác không giật (SKZ), bom bay - những loại vũ khí có trình độ hiện đại của thế giới lúc bấy giờ.
Ngày 3-3-1947 đã trở thành một mốc son của ngành Quân giới Việt Nam trong việc chế tạo khí tài, khi đạn bazoka góp phần bẻ gẫy cuộc tấn công của địch ở vùng Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Tây cũ). Trong chiến dịch Thu Đông năm 1947, bazoka còn bắn chìm cả tàu chiến Pháp trên sông Lô.
Sau đạn bazoka, những năm 1948 - 1949, Trần Đại Nghĩa và các đồng nghiệp trong Cục Quân giới bắt đầu nghiên cứu và chế tạo loại súng có sức công phá mạnh - súng không giật SKZ. Đây là dòng vũ khí hiện đại, mới xuất hiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa của Nhật Bản hồi cuối chiến tranh thế giới thứ hai.
SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá nhiều lô cốt địch. Năm 1950, tại chiến trường Nam Trung Bộ, trong một đêm, với loại súng không giật này ta đã loại bỏ 5 đồn giặc. Địch hoảng sợ tháo chạy khỏi hàng loạt đồn bốt khác.
Để có thể đánh đòn chí mạng vào các điểm co cụm của địch, Trần Đại nghĩa tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thành công loại bom bay tương tự loại V1, V2 của Đức. Bom bay được cấp tốc đưa đến các vùng chiến sự khốc liệt, góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược..
Trong cuốn sách “Chiến tranh Đông Dương” của Lucien Bodard, xuất bản 1963 tại Paris (Pháp), có viết: “Trước đây, người Việt chỉ có thể đột phá vào đồn bốt bằng cách lấy sức liều mạng. Nhưng bây giờ họ làm việc đó bằng bazoka hoặc SKZ (một loại đại bác không giật do Việt Minh chế tạo). Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn SKZ 8kg mà người Việt chế tạo ở Đông Dương. Chỉ cần vài quả là đủ tiêu diệt tháp canh của chúng tôi”.
Sự ra đời của những vũ khí mang tên Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học thế giới lúc bấy giờ.
Một đại trí thức, nhà khoa học anh hùng
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được Trung ương chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề khoa học.
Ông từng giữ chức Giám đốc đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên Hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983 - 1988), đại biểu Quốc hội các khóa II và III.
Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất năm 1952.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp to lớn vào các cuộc chiến chống B52, phá hệ thống thủy lợi của địch và chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công.
Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về các công trình chế tạo vũ khí bazoka, SKZ, bom bay. Các công trình nghiên cứu của ông được các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá cao, được quân đội nhân dân Việt Nam ứng dụng rộng rãi và là nỗi kinh hoàng cho quân đội đối phương.
Ông ra đi vào 16 giờ 20 phút ngày 9-8-1997 tại TP Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi
Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được ví như những trang sách, có thể ở trang cuối còn đang viết dang dở, nhưng sẽ được thế hệ mai sau viết tiếp. Nét chữ mới nối tiếp nét chữ cũ - như một dòng chảy mãi không ngừng.
Nguồn:TTXVN
Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô côt của giặc.
Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô côt của giặc.
đoạn 1 nối với tiểu sử giáo sư trần đại nghĩa
đoạn 2 nối với những đóng góp của giáo sư trần đại nghĩa trong kháng chiến
đoạn 3 nối với những đóng góp của giáo sư trần đại nghĩa trong công cuộc xây dựng tổ quốc
đoạn 4 nối với những đóng góp của giáo sư trần đại nghĩa được nhà nước đánh giá cao
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư :
( nhất:một; tự:chữ; vi: coi là; sư: thầy; bán: nửa )
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo( dù chỉ là nửa chữ ).
Nghĩa là : Một chữ cũng là thầy , nửa chữ cũng là thầy .
Vì :
Nhất = một
Tự = chữ
Vi = cũng là , là
Sư = thầy
Bán = nửa