Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Đoạn trích chia thành bốn phần.
- Các tiêu đề có thể là: “Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông”, “Xi-mông gặp bác Phi-líp”, “Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà”, “Ngày hôm sau ở trường”.
- Trong bài văn này có ba nhân vật có tên, đó là em bé Xi-mông, mẹ em là Blăng-sốt, và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Thầy cá trò sẽ theo dõi các nhân vật chính, có thể lần lượt từ Xi-mông, rồi đến Blăng-sốt và cuối cùng là Phi-líp.
Câu 2.
+ Nhân vật Xi-mông.
- Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em ang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu chọc.
- Nỗi đau đớn bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm, trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi…) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi khóc lóc…”, “… và thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “em trả lời, mắt đậm lệ, giọng đầy nước mắt”, “ôm lấy cổ mẹ và em lại khóc”.
- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “…” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Chúng nó đánh cháu … vì … cháu … cháu … không có bố … không có bố”.
+ Nhân vật Blăng-sốt.
- Nhân vật Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chỉ là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.
- Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
Bản chất của chị bộc lộ qua thái độ của chị đối khách. Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi-líp thấy chị, “Bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không còn bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa…”.
Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không” thì chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.
Câu 4. Nhân vật Phi-líp.
- Phi-líp là một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn vẻ mặt nhân hậu. Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em.
Đến khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “ tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa giỡn với chiij được nữa.
Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.
- Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Trong bài này, nhà văn chú ý nhiều hơn đến diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.
Bác thợ Phi-líp là người có lòng nhân hậu. Bác thương Xi-mông, bác cứu Xi-mông khỏi cái chết. Bác vui lòng nhận làm bố của Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, song cũng vì muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông. Các bạn bè của Xi-mông thật đáng trách khi trêu chọc em.
1)+Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
+Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
+Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.
2)
Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.
Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:
+Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
+Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
+Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.
3)
Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:
+Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
+Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
+Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
+Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.
4)
Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:
+Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.
+Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm nhưng lại làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
+Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
+Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé, bác đã mang lại cho Xi-mông niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Diễn biến tâm trạng của bác Phi- líp
- Khi gặp Xi- mông: thấy sự đau khổ của em, thương và an ủi em
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ là mẹ em bé có thể lầm lỡ thêm lần nữa
- Khi gặp mẹ của Xi-mông: lúng túng, bối rối trước sự nghiêm nghị của chị, nhưng cũng cảm phục, thấu hiểu cho hoàn cảnh của Blăng
- Khi nói chuyện với Xi- mông: thương và muốn nhận Xi-mông làm con, thương sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông
→ Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp đầy phức tạp, bất ngờ
Ý nghĩa - Giá trị
- Qua đoạn trích, học sinh phân tích, lý giải được diễn biến tâm lý của các nhân vật Xi-mông, Phi-líp và Blăng-sốt, đặc biệt là Xi-mông.
- Đoạn trích thức tỉnh học sinh về lòng thương yêu bè bạn mà mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự đồng cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
1. PTBĐ chính của văn bản là nghị luận
2. Biện pháp tu từ ẩn dụ: cầu vồng ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, tươi sáng; cơn mưa ẩn dụ cho những khó khăn thử thách phải trải qua. Tác dụng của biện pháp tu từ: biện pháp tu từ giúp ta hình dung cụ thể muốn đạt được thành công phải vượt qua được những sự thất bại, khó khăn, thử thách.
3. Câu nói có ý nghĩa là chúng ta thường khó đối mặt với những thất bại đặc biệt là thất bại đầu đời vì chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa đủ chín chắn, đủ bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, nên khi gặp thất bại chúng ta thường khó đối diện.
4. (HS đưa ra quan điểm cá nhân) Gợi ý: Thông điệp tôi tâm đắc nhất là: Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. Thông điệp này thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, dù có khó khăn thử thách như thế nào, dù có thất bại nhưng nếu con người vẫn có niềm tin, không ngừng nỗ lực cố gắng thì chắc chắn thành công, những điều tốt đẹp sẽ đến.
Văn bản được chia thành bốn đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi- mông
- Đoạn 2 (tiếp… một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em
- Đoạn 3 (tiếp… bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em
- Đoạn 4 (còn lại) Xi- mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp
Chọn đáp án: A.