K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2016

Làm ơn , ai còn on trả lời dùm , mai thi òi

19 tháng 10 2016

Bánh trôi nước:

Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. Dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng sắt son, chung thủy, tình nghĩa.
Trân trọng vẻ đẹp và phẩm cách của người phụ nữ. Cảm thông cho số phận chìm nổi của họ. Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh Trôi Nước cho thấy Hồ Xuân Hương rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Bạn đến chơi nhà:

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Qua đèo ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.

 

ẻđẹp tâm hồn,nhân cách. Dù gặp bất kỳhoàn cảnh nào ngườiphụnữvẫn giữđược tấm lòng sắt son,chung thủy, tình nghĩa.Trân trọng vẻđẹp và phẩm cách của người phụnữ.Cảm thông cho sốphận chìm nổicủa họ. Với ngôn ngữbình dị,bài thơ Bánh Trôi Nước cho thấy HồXuân Hương rất trântrọng vẻđẹp,phẩm chất trong trắng,son sắtcủa người phụnữViệt Namngày xưa, vừacảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ 
9 tháng 12 2016

cổng trường mở ra:

1. nghệ thuật

+lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dingf nhật lí của người mẹ nói với con

+sử dụng ngôn ngữ biểu cảm

2. nội dung

+những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con

+tâm trạng của người mẹ trước ngày đầu tiên con đi học

+vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội
mẹ tôi:

1. nghệ thuật

+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

cuộc chia tay của những con búp bê:
1. nghệ thuật:

+xây dựng được tình huống tâm lí

+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật

+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ

+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc

2. nội dung

+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc

nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ: sông núi nước nam và phò giá về kinh:

1. nội dung

+khẳng định chủ quyền dân tộc độc lập của nước Nam

+răn đe những kẻ thù

2. nghệ thuật

+được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc, bố cục chặt chẽ

+giọng thơ hào sả, mạnh mẽ, hình thức diễn đạt khô thúc và ngắn gọn. Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam bằng thơ

2 tháng 11 2016

minh chi biet gt nd va nt tu truyen cong truong mo ra tro di thoi

1/cong truong mo ra

-nt

+sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn xúc tích de tuyên bố nen doc lap cua dat nuoc

+don nen cam xuc trong minh nghieng ve nghi luan va trinh bay y kien

+lua chon ngon ngu gop phan the hien giong tho dong dac,hung hon ,danh thep

-nd

+the hien niem tin vao suc manh chinh nghia cua dan toc ta

+bai tho co the xem la ban tuyen ngon doc lap dau tien cua dan toc ta

2/cuoc chia tay cua nhung con bup be

-nt

+lựa chọn chi tiết chọn lọc cho ta thấy được tình cảm vô cùng sâu nặng ,thắm thiết của hai anh em thành và thúy ,nói đâu mà 2 anh em phải chịu là nỗi đau không đáng có

3/pho gia ve kinh

-nt

+su dung the tho ngu ngon tu tuyet duong luat co dong ham suc de the hien niemtu hao cua dan toc+co nhip tho phu hop voi viec tai hien lai nhung chien thang don dap cua nhan dan ta va viec bay to suy nghi cua tac gia

+su dung hinh thuc dien dat co duc , don nen cam suc vao ben trong tu tuong

-nd

+hao khi chien thang va khat vong ve mot dat nuoc thai binh thinh tri cua dan toc ta o thoi nha tran

4/banh troi nuoc

-nt

+van dung dieu luyen nhung quy tac cua tho duong luat

+sd ngon ngu cua tho binh di gan gui voi loi an tieng noi hang ngay voi thanh ngu va mo tiep dan gian

+sang tao trong viec xay dung hinh anh nhieu tang y nghia

-nd

+bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm ứng nhân đạo trong văn học viết viet nam duoi thoi phong kien ca ngoi ve dep pham chat cua nguoi phu nu dong thoi the hien long cam thuong sau sac doi voi than phan cua ho

20 tháng 10 2016

Bánh trôi nước.

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.

1 tháng 12 2021

Dùng Google đi

1 tháng 12 2021

cậu ơi, tớ search mà chẳng ra

29 tháng 11 2021

TK

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phận rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 

Bảy nổi ba chìm với nước non

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

 

Chỉ câu đầu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.

 

“Bảy nổi ba chìm với nước non.”

 

Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu, câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 

Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phảng phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:

 

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

 

Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

 

Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.

 

 

29 tháng 11 2021

bài văn biểu cảm mà cứ như nghj luận thế nhỉ:)))

11 tháng 11 2016

Đề 3:

Quyền trẻ em là một quyền là một vấn đề rất bức thiết trong tất cả mọi thời đại. Bàn về vấn đề này có rất nhiều tác phẩm đã nêu ra những vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em hiện nay. Trong số đó tác phẩm “cuộc chia tay của những con búp bê” là một tác phẩm cảm động nói về số phận thương đau của hai anh em buộc phải chia cách do người lớn. Tác phẩm đồng thời cũng đánh vào thái độ của những người lớn đối với thân phận những trẻ em nhiều bất hạnh.

Truyện kể về hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương nhau, tình cảm thân thiết của hai anh em họ tưởng chừng như không thể chia lìa. Thế nhưng chuyện không thể ngờ được ấy cũng xảy ra. Hai anh em buộc phải chia lìa do tình cảm cha mẹ. Bố mẹ hai anh em đã quyết định li hôn và mỗi người nuôi một đứa trẻ. Vậy là hai anh em phải chia cách và không thể ở bên nhau được nữa. Câu chuyện nói về cuộc chia tay của những con búp bê của hai anh em cũng là nói đến cuộc chia tay của hai anh em, cuộc chia tay không biết trước quá bất ngờ và cũng quá khốc liệt không biết đến khi nào mới có thể gặp lại được. Chỉ vì những sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến cuộc chia tay của hai anh em và cũng là cuộc chia tay của những con búp bê.

Trước tiên Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương rất quan tâm đến anh trai. Mỗi con búp bê Thủy đặt cho nó một cái tên như con vệ sĩ con em nhỏ. Thủy luôn đặt chúng cạnh nhau quàng chúng lên tay nhau thân thiết. Điều đó thể hiện đó là một cô bé giàu tình cảm không chỉ đối với an trai mình và còn đối với cả những vật vô tri vô giác như những con búp bê. Em coi trọng chúng như những người anh em chị em ruột thịt của mình vậy.

Em không bao giờ để chúng có thể xa cách nhau mà em luôn để chúng được gần nhau bên cạnh nhau mỗi lúc. Cũng tưng chừng như tình cảm của những con búp bê với nhau cũng như tình cảm của hai anh em không thể nào chia cách. Vậy mà điều đau lòng ấy cuối cùng cũng xảy ra. Cuộc chia tay đầy nước mắt của những con búp bê khiên cho người đọc cảm động xót xa không chỉ vì cuộc chia tay cuộc chia tay mà còn là những tình cảm của người em dành cho những con búp bê và người anh khiến cho người đọc cảm động xót xa. Trước khi Thủy theo mẹ về quê ngoại em không quên dặn anh trai “Anh ơi bao giờ áo rách anh tìm về chỗ em em vá cho anh nhé”. Đó dường như là những câu nói thân thương đầy tình cảm cuối cùng mà em dành cho anh. Câu nói của Thủy dường như cũng ẩn chứa một nhắn nhủ rằng anh hãy về thăm em anh nhé em lúc nào cũng nhớ anh. Thành thì nằm ngủ hay mơ thấy mà, Thủy biết điều đó nên đã bảo anh là sẽ để con vệ sĩ bên cạnh để bảo vệ anh. Đúng là một người em chu đáo luôn nghĩ đến anh mình kể cả khi đến giờ phút chia tay em vẫn không thôi dành những tình cảm thân thương đối với anh trai. Tình cảm đó thật khiến người khác không nỡ chia lìa bọn trẻ, thế những những người thân nhất với chúng cha mẹ của chúng lại nỡ lòng nào khiến chúng phải chia cách như thế.

Trong cuộc chia tay của Thủy đối vói cả lớp chi tiết Thủy cho biết mình không được đi học nữa khiến cho chúng ta cảm thấy thật đau xót. Về quê ngoại ở xa trường học quá nên em không thể tiếp tục đến trường được. Về que cũng đồng nghĩa với việc em không thể được vui chơi như những đứa trẻ khác mà sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ không những khiến cả lớp mà còn khiến người đọc chúng ta cảm thấy thật bàng hoàng. Em mới chỉ là một em bé còn rất nhỏ vậy mà cuộc đời em lại phải lặn lội kiếm sống ngoài chợ thật khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xiết bao. Cha mẹ của hai em chia tay đối với họ cũng là một nỗi đau khá lớn bởi họ ít nhiều cũng đã chung sống với nhau có hai đứa con. Thế nhưng đối với Thủy em còn quá nhỏ để bước vào đường đời sớm như vậy. Khi đó chi tiết khiến chúng ta cảm động nhất có lẽ chính là hình ảnh cô Tâm tặng cho Thủy quyển sách và cây bút nắp đó là sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin em không thể được đi học nữa.

Còn Thành em có lẽ là một đứa trẻ khá ít nói và em cũng không biểu, lộ nhiều tình cảm như Thủy. Nhưng qua cách em không lấy đồ chơi Thủy đưa cho mà cho Thủy hết khiến chúng ta thấy được đây là một người anh rất nhường nhịn em gái luôn dành hết tình cảm cho em gái một cách chân thành thật khiến chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ tình cảm anh em của hai em. Thành kinh ngạc khi trong tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát đau đớn qua lớn mất mái ấm gia đình mất đi người em thân yêu nhất trong khi đó cuộc đời kia vẫn trôi bình thường. Dường như em cảm nhận thấy xã hội ngoài kia không hề có hai em, em dường như đã không là một con người trong xã hội nữa bởi gia đình chính là cội nguồn của xã hội để đưa các em đến với xã hội thế nhưng giờ đây mái ấm của em đâu còn nữa. Em hụt hẫng cô đơn của em đã tác động mạnh mẽ đến trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và cuộc sống của cộng đồng.

Qua cảnh chia tay của những con búp bê ta thấy được ước muốn của Thành và Thủy đó chính là ước muốn được mãi mãi sống cùng cha mẹ dưới mái ấm hạnh phúc và những con búp bê không bao giờ phải chia cách nhau cũng như hai anh em sẽ không bao giờ phải chia xa.

Qua câu chuyện tác gia muốn đề cập đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng mái ấm gia đình là một tài sản vô vùng quý giá. Nó là nơi lưu gìn giữ những tình cảm cao quý thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó đừng bao giờ vì một lí do nào đó để làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy bởi những tình cảm chân thành ấy một đi đã mất đi thì thật khó mà quay trở lại như trước kia

Đề 4:

Có những khoảnh khắc trong cuộc đời mà người ta không thể nào quên. Có những bước ngoặt trong cuộc đời mà người ta nhớ mãi. Vâng, đó là lần đầu tiên ta bước vào lớp 1. Mượn tâm tình của người mẹ, nhà văn Lí Lan viết Cổng trường mở ra, tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên báo Yêu trẻ, số 116, ngày 1 tháng 9 năm 2000. Và sau đó được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, chương trình hiện hành. Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, từng chữ, từng dòng là những kí thác của lòng yêu thương, của tình cảm sâu nặng mà người mẹ dành cho con. Song, vẫn còn đó là những trăn trở đầy nhân văn, sâu sắc, đáng trân trọng của người mẹ với biết bao điều.

Đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1, lòng mẹ dấy lên bao nghĩ suy. Trước hết mẹ nghĩ về giấc ngủ của con. Nhà văn khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh “Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” . Những hình ảnh so sánh giúp ta cảm nhận được giấc ngủ đến với con thật thanh thản , thật bình yên và con hiện lên đẹp như một thiên thần. Mẹ ngắm nhìn con ngủ với tất cả say sưa, với tất cả mến yêu.

Bằng cả niềm thương yêu, người mẹ thấu được tâm trạng của con trước ngày khai trường: “Con là một đứa trẻ nhạy cảm, cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy”. Tâm trạng của con không có gì đặc biệt, con có háo hức nhưng cũng chỉ giống như niềm háo hức trước chuyến đi chơi xa. Trước những khoảnh khắc trọng đại của đời mình, con vô tư, vô lo, vô nghĩ. Có thể đây là lí do khiến mẹ không ngủ được. Nó là dấu hiệu sớm hòa nhập của trẻ em hiện nay nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của sự vô cảm?

Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in bài học đầu đời: “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” Ta gặp trong đó không chỉ là giọng đọc bài truyền cảm, trầm bỗng của thầy cô, ta còn bắt gặp trong đó hình ảnh người mẹ dịu dàng, âu yếm ngày ngày dắt con đến trường, cả hình ảnh quen thuộc, con đường làng dài và hẹp gắn bó với bao kỉ niệm ngày mẹ tới trường. Bài học đầu đời của mẹ là nỗi nhớ thầy cô, nhớ mẹ, nỗi nhớ kỉ niệm, nhớ quê hương. Không chỉ nhớ về buổi học đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in khoảnh khắc sắp bước tới cổng trường và khi bước qua cổng trường: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” Hai dòng cảm xúc trái chiều nhưng nhấn mạnh, xoáy sâu vào lòng mẹ cái giây phút không thể nào quên. Qua những dòng suy nghĩ của mẹ về ngày khai trường đầu tiên của mình ta thấy khác hẳn với con, tình cảm của mẹ với mái trường là rất trân trọng cái khoảnh khắc thiêng liêng của đời người. Chính tình cảm này đã đánh thức ở chúng ta suy nghĩ về một điều gì đó với quá khứ, với kỉ niệm, với bước ngoặt đầu đời của mình.

Nghĩ về con, nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, suy nghĩ của mẹ đi xa hơn, mẹ nghĩ về nền giáo dục ở Nhật Bản: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” Có thể nói nền giáo dục ở Nhật Bản là nền giáo dục tiến bộ và thực chất. Bởi lẽ nó đã trở thành ngày Quốc lễ, chứng tỏ cả xã hội quan tâm đặc biệt đến giáo dục. Một điều tiến bộ nữa là nhà nước Nhật Bản không cho phép bất cứ một sai lầm nhỏ nào trong giáo dục. Bởi với họ, một sai lầm dù nhỏ nhưng có thể đưa cả thế hệ trẻ đi chệch cả hàng dặm sau này.

Tại sao ngày khai trường của con, mẹ lại nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản? Tất cả cũng chỉ là hướng về con. Nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình vì: “mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con, để một ngày kia, bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi con nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến.” Còn khi nghĩ về nền giáo dục ở Nhật Bản cũng là hướng tới con, mong con ngày mai khi bước vào lớp 1 sẽ được hưởng một nền giáo dục tiến bộ và thực chất như nền giáo dục ở Nhật Bản? Đằng sau sự mong muốn ấy của mẹ là cả niềm trăn trở, suy tư về nền giáo dục nước nhà. Điều này không nói ra nhưng người mẹ ngầm nghĩ về điều đó, người đọc cũng trăn trở về điều đó!

Cuối cùng mẹ nghĩ về khoảnh khắc: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Phía bên kia cổng trường với con bây giờ là một thế giới mới, một thế giới kì diệu. Câu cầu khiến như gửi gắm vào đó sự kì vọng. Mẹ kì vọng vào con, kì vọng vào thế giới mới mà con bước vào, kì vọng vào sự can đảm, dũng cảm của con và sâu xa hơn là kì vọng thế giới sau cổng trường là thế giới kì diệu. Đằng sau đó là niềm tin của mẹ. Song cũng là điều trăn trở, làm sao để thế giới phía sau cổng trường với tất cả những đứa trẻ là một thế giới kì diệu, thật kì diệu?

Cảm ơn Nhà văn Lí Lan, cảm ơn những dòng mạch tâm tình nhẹ nhàng mà sâu lắng đã khơi lên cái tình cảm vốn đã lớn lao càng trở nên lớn lao hơn – tình mẹ dành cho con. Xin cùng với “người mẹ” có con ngày đầu tiên đi học một lần trăn trở về nền giáo dục nước nhà: Làm sao khi bước qua cổng trường, với mọi đứa trẻ “là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?

Đề 6:

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ki nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình.
Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đếnchơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.

  
11 tháng 11 2016

Đề 1:

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

Đề 2:Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

16 tháng 12 2016

TIẾNG GÀ TRƯA:

-phong cách thơ:hồn nhiên,dung dị,trữ tình,trong trẻo,khao khát yêu thương

-NT:thể thơ năm chữ tự do,có sự biến đổi linh hoạt,hình ảnh thơ gần gũi,giản dị,giọng điệu bồi hồi,tha thiết, lắng đọng,điệp từ,gợi hình gợi cảm

-ND:tình yêu bà,yêu làng quê của nhà thơ làm sâu sắc thêm tình yêu qh,đất nc

-YN:nhấn mạnh tình yêu qh,đất nc của mỗi con người đều bắt nguồn từ những thứ nhỏ nhất và những thứ xung quanh mikbanhqua

#MIK CHỈ LM BÀI NÀY THUI THÔNG CẢM#

 

16 tháng 12 2016

Cám ơn bạn nhé! ^^