Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu…
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.
@};- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
@};- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Đáp án: B
→ Đa số các truyện cổ tích đều sử dụng yếu tố thần kì làm yếu tố giúp truyện sinh động, hấp dẫn
Vai trò của yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích
- Tăng tính hấp dẫn cho truyện.
-Tăng tính kì lạ đẹp đẽ thần kì, nổi bật nhân vật và sự kiện trong truyện.
-Tăng thêm lòng tự hào tự tôn về nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc, từ đó đề cao truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc.
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha :
https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 300 giải nhanh nha đã có 241 người nhận rồi
OK OlN
Là nhân vật kì ảo.
Vai trò:
- Hấp dẫn các bạn đọc trẻ.
- Góp phần thể hiện ý nghĩa, bài học của câu truyện về một đạo lí đúng.
- Trong truyện cổ tích nói riêng thì thể hiện thêm sự tư duy tưởng tượng của nhân dân ta từ đó dạy dỗ con cháu là chúng ta sau này dễ dàng hơn.
- Câu truyện nói chung không quá khô cứng nội dung, hình thức.
Câu 1 : Yếu tố kì ảo có vai trò như thế nào trong truyện Em bé thông minh : Không tồn tại trong truyện
Câu 2 : Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh từ thế giới thần linh
Ở thể loại thần thoại, yếu tố kì ảo là những nhân vật thần linh như thần Mưa, thần Sấm, thần Sét, thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Nữ thần Mặt Trời... Nội dung chủ yếu của thần thoại là giải thích các hiện tượng tự nhiên, nên các vị thần đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong quá trình hình thành các hiện tượng đó. Chẳng hạn trong chuyện Thần Trụ Trời, người Việt cổ cho rằng: ban đầu vũ trụ là một khối hỗn mang hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn mang ấy, thần Trụ Trời xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao, dùng chân đạp đất thấp xuống. Sau đó ông lại đào đất, đá xây một cột trụ để nâng trời lên cao mãi. Khi trời đất đã cách xa hẳn nhau, trời lên thật cao, đất đã thật rộng thì ông phá cột chống trời đi. Những chỗ trên mặt đất mà Thần Trụ Trời đã đào đất lõm xuống thì biến thành ao, hồ, sông biển, những nơi đất đá văng ra khi phá cột trụ thì mặt đất nhô lên thành núi non, gò đồi. Chỗ giáp giới giữa trời và đất là chân trời.
Nếu trong thần thoại, yếu tố kì ảo đồng thời là nhân vật chính, thì trong các thể loại truvền thuyết, sử thi hay cô tích vếu tó này chỉ đóng vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho các nhân vật chính là con người trong nội dung cốt truyện. Trong những truyền thuyết như An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, Lạc Long Quản..., yếu tố kì ảo chỉ như những “đường viền” xung quanh câu chuyện, giúp cho câu chuyện lịch sử được tiếp diễn và giúp nhân dân lí giải được các sự kiện, các chi tiết trong lịch sử. Đồng thời, yếu tố kì ảo thể hiện tình cảm ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với các nhân vật lịch sứ. Chẳng hạn trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ” yếu tố kì ảo hiện hình trong vai trò của Rùa Vàng, giúp An Dương Vương xây thành, làm nỏ thần. Sau đó khi An Dương Vương thua chạy cùng đường, nhờ có Rùa Vàng, An Dương Vương lại được cứu thoát và rẽ nước đi xuống biển. Trong tâm thức của nhân dân, An Dương Vương trở thành bất tử. Đấy chính là sự thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc nhờ có yếu tố kì ảo.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, để lí giải chiến thắng kì diệu của dân tộc trước thế lực ngoại xâm, nhân dân đã tưởng tượng ra nhưng chi tiết kì lạ như: bà mẹ mang thai sau khi uống nước ở một vết chân lạ; cậu bé đã ba tuổi mà không biết nói cười, bỗng nhiên trở thành một chàng trai cao lớn có sức khoẻ phi thường và diệt hết giặc ngoại xâm; đánh xong giặc, Thánh Gióng cùng ngựa sắt bay về trời... Tất cả những chỉ tiết ấy đều có sự có mặt, trợ giúp của yếu tố kì ảo.
Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích có vai trò khác với ở thần thoại và truyền thuyết. Truyện cổ tích chủ yếu nghiêng về lí giải các hiện tượng xã hội như những mâu thuẫn giữa giàu và nghèo, thiện và ác... Các yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện cổ tích chủ yếu là để khai thông cốt truyện giúp nhân dân lí giải các hiện tượng xã hội trên và thể hiện ước mơ công lí. Cụ thể là trong truyện Tấm Cám, câu chuyện về cuộc đời Tấm được diễn ra liên tục chính là nhờ có yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo ban đầu xuất hiện dưới vai trò của ông Bụt. Khi nào Tấm tủi thân ngồi khóc thì khi ấy
Bụt xuất hiện và giúp đỡ. Về sau, yếu tố kì ảo xuất hiện khó nhận biết hơn. Cứ một lần Tấm chết là một lần được tái sinh trong kiếp khác: hoá thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, con ác trong khung cửi, trong quả thị và cuối cùng trở lại với hình hài con người xinh đẹp hơn xưa. Kết thúc có hậu ấy phù hợp với triết lí, với ước mơ, nguyện yọng của nhân dân: “ở hiền gặp lành”.
Yếu tố kì ảo đã thực sự thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong tác phẩm văn học dân gian. Nó không chỉ giúp cho nội dung tác phẩm thêm phong phú, hấp dẫn mà qua đó còn thể hiện ước mơ, khát vọng và trí tưởng tượng tuyệt vời của người xưa.
- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:
+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.
+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
- Vai trò của các yếu tố thần kì:
+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn và giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa đẹp đẽ hơn.
+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.
Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có bốn yếu tố:
- Yếu tố 1: Ở đây. Chí địa điểm (bán cá) tức là cửa hàng này, xác định được vị trí cửa hàng
- Yếu tố 2: Có bán. Chỉ chức năng, mục đích là bán, chứ không phải là để trưng bày.
- Yếu tố 3: Cá. Chỉ sản phẩm bán là cá.
- Yếu tố 4: Tươi. Chỉ chất lượng hàng hóa
Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tẩm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.
Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đâu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.
Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao dộng cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.
Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bôn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xâu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.
Có nhận xét về truyện cổ tích cho rằng:các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận ,nhờ có sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc