Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuận lợi:
- Dân số trẻ: Việt Nam có một dân số trẻ đông đảo, điều này có thể là một nguồn lao động tiềm năng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Những người trẻ này thường có khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.
- Lao động giá rẻ: Lao động ở Việt Nam thường có mức lương thấp so với nhiều quốc gia phát triển, điều này có thể làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty nước ngoài đầu tư và sản xuất.
- Đào tạo và học vấn: Nhiều người Việt Nam có trình độ học vấn tốt và đã được đào tạo trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm kỹ thuật, khoa học, và quản lý.
Khó khăn:
- Sự thiếu hụt nhân công chất lượng cao: Mặc dù có nhiều lao động trẻ, nhưng một số người có thể thiếu kỹ năng cần thiết để làm việc trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực mới.
- Làm việc trong môi trường không an toàn: Một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, như xây dựng và nông nghiệp, có môi trường làm việc không an toàn và có nguy cơ thương tích.
- Cạnh tranh trong việc làm: Sự cạnh tranh trong việc làm có thể là một thách thức đối với người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển công nghiệp và kỹ thuật số hóa.
Hướng giải quyết:
- Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân công: Chính phủ và các tổ chức có thể đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, giúp họ thích nghi với các ngành công nghiệp mới và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tạo môi trường làm việc an toàn: Tăng cường an toàn lao động và bảo vệ cho người lao động trong các ngành công nghiệp nguy hiểm là quan trọng.
- Khuyến khích đổi mới và sáng tạo: Hỗ trợ và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp và ngành công nghiệp có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động.
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với quốc tế trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng có thể giúp nâng cao trình độ của lao động và tạo ra cơ hội việc làm nước ngoài.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ứng dụng các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giúp tạo ra nhiều việc làm mới.
Thuận lợi:
- Dân số trẻ: Nguồn lao động trẻ tuổi năng động, sẵn lòng học hỏi và thích nghi với công nghệ mới.
- Chi phí nhân công: Mức lương trung bình ở nước ta thấp so với một số nước phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Trình độ ngày càng được nâng cao, các vấn đề y tế và phúc lợi ngày một được chú trọng.
Khó khăn:
- Trình độ lao động: Nhiều lao động chưa qua đào tạo chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn.
- Cơ sở hạ tầng: Một số khu vực vẫn chưa có cơ sở hạ tầng tốt, ảnh hưởng đến việc di chuyển và làm việc của nguồn lao động.
- Y tế và phúc lợi: Hệ thống y tế và phúc lợi còn nhiều hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của nguồn lao động.
Hướng giải quyết:
- Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Tập trung vào việc đào tạo nguồn lao động, cung cấp các khoá học và chương trình nâng cao kỹ năng.
- Thu hút đầu tư: Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp hỗ trợ.
- Phát triển hệ thống y tế: Tăng cường đầu tư vào hệ thống y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và phúc lợi cho người lao động.
- Đổi mới chính sách: Cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo việc làm.
-Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào
+Dân số không bị nguy cơ già
-Khó khăn:
+Gây sức ép cho nhiều ngành
+Kinh tế không phát triển nếu trình độ dân trí thấp
+Giáo dục gặp nhiều khó khăn
+Đới sống nhân dân khó khăn trong việc cải thiện đời sống
+Ô nhiễm môi trường
khó khăn:
- thiếu việc làm =>tệ nạn xã hội gia tăng
- kìm hãm sự phát triển của kinh tế
- gánh nặng cho giáo dục và y tế
- gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
thuận lợi:
- có nguồn lao động dồi dào
- thị trường tiêu thụ rộng lớn
- lao động có khả năng sáng tạo, học hỏi cao
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư
- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn
- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.
* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).
b) Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...
c) Hậu quả và hướng giải quyết
* Hậu quả
Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
Về dân cư:
Thuận Lợi: -Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp , dược liệu , rau quả cận nhiệt và ôn đới
- Đa dạng về văn hóa
Khó khăn: - Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế
- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn
huận lợi:nguồn lao động dồi dào,thị trường lớn,có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật
cơ sở hạ tầng đg từng bước cải thiện
khó khăn:trình độ công nghệ còn thấp cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ
sức cạnh tranh hàng ngoại nhập trên thị trường xuất khẩu
a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
* Những thuận lợi:
+ Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
- Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…
- Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…
- Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.
- Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…
- Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…
- Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.
- Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
- Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.
* Những khó khăn:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.
- Môi trường ở một số vùng đồi núi và ven biển bị suy thoái do mất rừng, do ô nhiễm.
+ Kinh tế - xã hội:
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.
- Thiếu vốn đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam.