Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là một người dân châu Á, sự có mặt của người châu Âu, ở các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa Ií giúp thêm hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
Nhận xét: Sự có mặt của người châu Âu đã đưa đến nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của lịch sử và văn hóa châu Á:
- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các nước châu Âu và châu Á.
+ Người châu Âu di cư sang châu Á, chung sống và hòa huyết với người châu Á đã góp phần tạo nên sự đa dạng về chủng tộc, tộc người ở châu Á.
- Tác động tiêu cực: trong lịch sử, sự xuất hiện của người châu Âu tại châu Á gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, sự cướp bóc và nô dịch tàn bạo, gây nên nhiều đau thương, mất mát cho nhân dân khu vực này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
- Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí
+ Hành trình của Đi-a-xơ: Năm 1487, Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau này gọi là Mũi Hảo Vọng.
+ Hành trình của C. Cô-lôm-bô: Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, đến được đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), sau đó đến Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ.
+ Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma: Năm 1498, từ Bồ Đào Nha, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ .
+ Hành trình của Ma-gien-lan: Năm 1519, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (của In-đô-nê-xi-a). Họ đi vòng qua điểm cực nam của Châu Mỹ, tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan đến Phi-lip-pin, tại đây Ma-gien-lan bị thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với người trên đảo. Cuối cùng, đoàn trở về bờ biển Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất.
- Những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên:
+ Mũi cực Nam châu Phi được Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố (sau này được đổi tên thành Mũi Hảo Vọng).
+ Ma-gien-lăng đặt tên cho Thái Bình Dương.
- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Hơn một nửa số dân thế giới sống ở châu Á. Cư dân châu Á chủ yếu là người da vàng, mắt đen, tóc đen.
- Châu Á là quê hương của 4 tôn giáo lớn trên thế giới là: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
- Tên 6 châu lục trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
+ Về kinh tế: các cuộc đại phát kiến địa lí đã tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới; thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cùa thương nghiệp và công nghiệp.
+ Về văn hóa: các cuộc đại phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết mới về những con đường, vùng đất, dân tộc mới… từ đó sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, mở rộng.
+ Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
- Các nước châu Âu quan tâm đến các vấn đề môi trường như môi trường không khí bị ô nhiễm, các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt và vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học…
- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:
+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...
+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...
- Đặc điểm sông ngòi châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.
Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.
+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…
+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.
- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:
+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;
+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
C1:- Châu Âu nằm trong khoảng giữa các vĩ tuyến 360 B và 710B, có 3 mặt giáp với các biển và đại dương - Châu Âu có 3 dạng địa hình chính là: đồng bằng, núi già và núi trẻ , trong đó đồng bằng chiếm 2323 diện tích châu lục và kéo dài từ tây -> đông.
C2:
Kinh tế:
- Nền kinh tế phát triển không đều giữa các nước.
+ Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
+ Các nước còn lại là những nước đang phát triển.
- Các ngành kinh tế chủ yếu:
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
C âu2
- Nền kinh tế phát triển không đều giữa các nước.
+ Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
+ Các nước còn lại là những nước đang phát triển.
- Các ngành kinh tế chủ yếu:
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Tham khảo:
* Một số cuộc phát kiến địa lý:
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
* Hệ quả:
- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Về dân cư:
- Gia tăng dân số nhanh => bùng nổ dân số dẫn đến việc dân số khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội gây ra nhiều nạn đói, chất lượng đời sống bị suy giảm, kinh tế khó mà phát triển
Về xã hội:
- Xung đột quân sự: Làm nhiều người thiệt mạng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống kiệt quệ về kinh tế => rơi vào cảnh đói nghèo
- Biến đổi khí hậu: Làm hạn hán xảy ra càng ngày nghiêm trọng, sản xuất lương thực bị suy giảm
- Gia tăng dân số: Gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực lên nguồn cung lương thực, ảnh hưởng trầm trọng đến phát triển kinh tế
- Dịch bệnh như HIV/AIDS : Khiến nhiều gia đình mất đi lao động trụ cột. Dịch bệnh lan truyền rộng=>nhiều người mắc bệnh, sức khỏe yếu không thể làm việc.
tham khảo
Ví dụ: Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Philippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.