Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Hai chị em thán phục và ngưỡng mộ về tài năng của chú Lý.
Quê hương em ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây gắn bó với em suốt một thời thơ ấu. Em yêu những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, cây cối vườn tược xanh um. Yêu con đường làng trải dài xa tít tắp nối liền với đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay. Dòng sông uốn khúc lượn lờ như một dải lụa mềm mại ôm lấy những bãi mía, nương dâu xanh ngát. Nơi đây có những người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Quê hương giống như người mẹ hiền đã che chở và nuôi nấng từng thế hệ mà mỗi khi đi xa ai cũng mong muốn được trở về. Em hy vọng quê hương mình ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn.
Nhà cô Lê là nhà có hoàn cảnh khó khăn nhất của xóm em. Chồng cô bị tai nạn lao động vừa mất năm ngoái, một mình cô xoay xở lo cho hai con ăn học,cô lại hay ốm đau liên miên. Biết được hoàn cảnh này cả xóm em cùng quên góp giúp đỡ gia đình cô.
Hôm nay nhà cô bỗng nhộn nhịp hẳn lên, không còn cái vắng lặng của ngày thường. Người tới cho gạo, người cho tiền. Chỉ còn vài ngày nữa là vào năm học mới mà hai đứa con cô vẫn chưa có quần áo, sách vở mới. Thấy vậy em và các bạn trong xóm rủ nhau lấy tiền đúc lợn cùng quên góp để mua cặp mới, sách vở và quần áo mới cho hai em. Mọi người ai ai cũng hi vọng mẹ con cô Lê sớm vượt qua được hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn ánh mắt đầy xúc động của cô và các em khi nhận quà mà lòng chúng em cảm thấy ấm áp và hạnh phúc lạ thường.
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "
Cụ thể thì dài lắm !!! (-:
Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.
Câu 1: c, Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Câu 2: b, Vì gà trống không đẻ trứng được.
Câu 3: c, Cậu nói một chuyện khiền nhà vua nghe là vô lí: bố đẻ em bé.
Câu 4:d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.
Chúc bạn làm bài tốt!
hs hỏi cô:
Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?
Cô giáo:
đương nhiên là ko rồi em.
Hs thở phào:
May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!
chắc nói lên đạo đức hay giáo dục con người gì gì đó...
có j lên mạng mà tra nha bn
k mk nhé
@nguoikomuonquen@
Hôm ấy, tại trường quay Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, mặc dầu thời tiết khá nóng bức, nhưng hàng trăm người nghe vẫn ngồi im phăng phắc chú ý, theo dõi, lắng nghe từng lời truyền đạt của giảng viên, và cùng thời điểm ấy có 13 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 605 tổ chức cơ sở đảng với 62.301 đảng viên (chiếm gần 98% tổng số đảng viên trong toàn tỉnh) cũng được quán triệt chuyên đề (thông qua truyền hình trực tiếp).
Sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài giảng, không chỉ thu hút số đảng viên tham gia ngồi nghe ở 1.633 điểm tổ chức học tập mà ở nhiều địa phương, cơ sở, đơn vị còn hàng trăm điểm tổ chức tự phát do cán bộ và nhân dân tự tụ tập, bật ti vi ngồi nghe say đắm, thậm chí nhiều người đã cảm động, không cầm được nước mắt khi nghe giảng viên kể chuyện về đời tư trong sáng của Bác Hồ...
Vậy tại sao bài giảng về lý luận chính trị mà có sức thu hút và lay động lòng người đến thế?
Theo tôi, thành công trước hết ngoài nhờ giảng viên có kiến thức uyên thâm về chủ đề truyền giảng và giọng điệu mạch lạc, truyền cảm thì điều đặc biệt là nhờ sự tôn trọng người nghe, hiểu thấu tâm can người nghe của giảng viên. Giảng viên đã không truyền đạt theo lối khuôn mẫu xơ cứng, tham chương, mục, giáo điều, máy móc mà đã tìm được cách thức riêng của mình. Thông qua những câu chuyện, mẫu chuyện có thật về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, có những chuyện nhiều người đã biết nhưng cũng có những chuyện chưa ai biết hoặc có biết nhưng lâu nay hiểu còn lơ mơ, chưa rõ ràng... thì lần này giảng viên, bằng lối dẫn giải truyền cảm, đầy sức thuyết phục đã cuốn hút sự tập trung chăm chú lắng nghe của mọi người.
Có những vấn đề tưởng như kinh điển, hàn lâm cao xa nhưng đã trở nên gần gũi, dễ nghe dễ hiểu, bài giảng chính trị nhưng rất cảm động đến nổi nhiều người không cầm được nước mắt. Và để đạt được mục đích lớn là đưa được lượng thông tin cần thiết đến người nghe nhiều nhất, có hiệu quả nhất thì giảng viên đã đi từ những cái tưởng chừng đơn giản nhất, gần gũi, thân quen nhất. Đây là bài học sâu sắc đối với các báo cáo viên, các giảng viên chính trị hiện nay.