Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là
A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng
C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao
D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển
Đáp án là B
HƯỚNG DẪN
− Đất đai:
+ Đất badan: Chiếm 40% diện tích đất của vùng, màu mỡ.
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt, phân bố thành vùng lớn ở Tây Ninh và Bình Dương.
− Khí hậu: cận Xích đạo, lượng nhiệt dồi dào quanh năm.
− Gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; Cà Mau – Kiên Giang.
− Có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá.
− Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
− Tài nguyên rừng: là nguồn cung cấp gỗ củi và nguyên liệu giấy…; có Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
− Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn trên vùng thềm lục địa; ngoài ra còn có sét và cao lanh.
− Tiềm năng thủy điện: trữ năng thủy điện lớn trên hệ thống sông Đồng Nai.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam
− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).
− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.
b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.
− Đối với kinh tế
+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).
− Đối với an ninh
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
HƯỚNG DẪN
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.
a) Tài nguyên khoáng sản
− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
− Các loại khoáng sản chủ yếu
+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…
+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…
b) Tiềm năng thủy điện
− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.
− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
c) Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.
− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…).
− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…
d) Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê.
e) Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long), suối khoáng (Quang Hanh), bãi biển đẹp (Trà Cổm, Bãi Cháy…).
c) Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế
− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.
− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.
− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
1. Điều kiện phát triên cây cà phê ở Tây Nguyên
a) Thuận lợi
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Đất trồng: chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn
-Khí hậu
+Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa (cung cấp nước tưới cho cây trồng) và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
+Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Ở các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, cà phô mít với năng suất cao và ổn định. Ở các cao nguyên trên l.000rn khí hậu lại rất mát mẻ thích hợp để trồng cà phê chè.
-Tài nguyên nước
+Các sông Xô Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai có giá trị tương đối lớn về thủy lợi
+Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tưới trong mùa khô
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư và nguồn lao động
+Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước
+Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cà phê
-Cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê từng bước phát triển. Sự phát triển các nhà máy chế biến cà phê góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cây cà phê ỏ Tây Nguyên
-Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê Việt Nam đã đứng vững trên thị trường thế giới (nhất là thị trường Tây Âu)
-Chính sách: Hàng loạt chính sách có tác dụng thúc đấy sự phát triển cây cà phê
+Chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao dộng trong phạm vi cả nước
+Giao đất lâu dài cho nông dân
+Phát triển cây công nghiệp dể tạo nguồn hàng xuất khẩu
+Chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (trong đó có chế biến lương thực thực phẩm)
+Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
b) Khó khăn
-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh họat
-Đất đai bị đe dọa xói mòn trong mùa mưa
-Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật
-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông, dịch vụ kĩ thuật,...
2. Các khu vực chuyên canh cà phê
-phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha)
-Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ờ những vùng nóng hơn, chủ yếu ờ tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao
3. Các biện pháp đế có thể phát triên ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên
-Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế họach phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê
-Thu hút lao động từ các vùng khác nhau của đất nước, đồng thời tận dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân lộc ở Tây Nguyên. Thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chê biến cà phê
-Đảm bảo đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê
-Phát triển và nâng cấp chất lượng mạng lưới giao thông, đặc biệt là tuyến đường 14 vì đây là trục giao thông chính theo chiều Bắc - Nam di qua các tỉnh Tây Nguyên
-Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê
-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
-Có chính sách ưu đãi đối với các vùng sản xuất cà phê
-Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
- Thuận lợi
+ Nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm; tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, tăng vụ, xen vụ, luân canh...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và theo chiều cao địa hình cho phép đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng, vật nuôi...
+ Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
+ Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt đới và ôn đới trên các vùng núi.
+ Sự phân hoá các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
• Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
• Ớ đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn
+ Tính thất thuờng của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai...
+ Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi... thường xảy ra.
b) Nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn
- Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là:
+ Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
+ Mục đích sản xuất: Tạo ra nhiều lợi nhuận.
+ Sản xuất theo hướng đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
- Những đặc điểm đó của nông nghiệp hàng hoá được đáp ứng một cách thuận lợi ở ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn.
+ Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và nhiều thị trường về sản phẩm hàng hoá.
+ Gần với các trục giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nông sản và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tiếp cận nhanh các dịch vụ nông nghiệp...
+ Gần các thành phố lớn là gần với thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp vật tư, máy móc, dịch vụ...
Hướng dẫn: SGK/68, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.