Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bảng này e lấy ở đâu ra vậy, chị thấy công thức số kg tối đa của nst trên y ko có trên x hình như sai thì phải
Cách tính số loại kiểu gen:
1) Gen phân bố trên NST thường: Một gen có m alen (a1, a2, …, am):
Có thể hình dung theo cách:
- Vẽ một bảng có m+1 cột và m+1 dòng, ghi chữ Alen vào ô đầu tiên ở góc trái bên trên, các alen từ a1 đến am vào dòng đầu tiên và cột đầu tiên như cách ghi vào khung pennet.
- Các ô nằm ở đường chéo có chữ Alen (các ô màu vàng) là các kiểu gen đồng hợp. Có m ô màu vàng → có m kiểu gen đồng hợp.
- Các ô có màu nằm ở hai bên đường chéo là các kiểu gen dị hợp, kiểu gen dị hợp được lặp lại 2 lần (ở hai bên đường chéo, mỗi ô có 1 ô có màu giống hệt).
- Ta có: Số kiểu gen đồng hợp (m) + 2 lần Số kiểu gen dị hợp = Tổng số ô có màu = m × m= m2
- Số kiểu gen dị hợp = (m2 – m)/2 = m(m-1)/2.
- Số kiểu gen tối đa = Số kiểu gen đồng hợp + Số kiểu gen dị hợp = m + m(m-1)/2=m(m+1)/2.
Xét 2 gen: gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.
- Trường hợp các gen phân li độc lập
+ Số kiểu gen tối đa = Số kiểu gen tối đa của gen 1 × Số kiểu gen tối đa của gen 2 = [m(m+1)/2] × [n(n+1)/2].
+ Số kiểu gen đồng hợp = Số kiểu gen đồng hợp của gen 1 (m) × Số kiểu gen đồng hợp của gen 2 (n) = mn.
+ Số kiểu gen dị hợp = Số kiểu gen tối đa - Số kiểu gen đồng hợp = [m(m+1)/2] × [n(n+1)/2] - mn.
- Trường hợp 2 gen này nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể thường, ta coi như là 1 gen có m×n alen. Áp dụng trường hợp trên ta có:
+ Số kiểu gen tối đa = mn(mn+1)/2
+ Số kiểu gen đồng hợp = mn
+ Số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2
2) Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y.
- Xét 1 gen có m alen:
*Kiểu gen XX: giống như gen có m alen trên NST thường
+ Số kiểu gen tối đa = m(m+1)/2
+ Số kiểu gen đồng hợp: m
+ Số kiểu gen dị hợp: m(m-1)/2
* Kiểu gen XY: m.
* Tổng số kiểu gen: m + m(m+1)/2 = m(m+3)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = m(m-1)/2 + m = m(m+1)/2
- Xét 2 gen, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.
*Kiểu gen XX: giống như trường hợp 2 gen nằm trên NST thường, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen (coi như có m×n kiểu giao tử X)
+ Số kiểu gen tối đa = mn(mn+1)/2
+ Số kiểu gen đồng hợp = mn
+ Số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2
* Kiểu gen XY: m×n (vì có m×n kiểu giao tử X)
* Tổng số kiểu gen: mn(mn+1)/2 + mn = mn(mn+3)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2 + mn = mn(mn+1)/2
3) Gen nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên X.
- Xét 1 gen có m alen:
* Kiểu gen XX: 1
* Kiểu gen XY: m.
* Tổng số kiểu gen: m + 1, trong đó số kiểu gen dị hợp = m.
- Xét 2 gen, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.
* Kiểu gen XX: 1
* Kiểu gen XY: m×n (vì có m×n kiểu giao tử Y)
* Tổng số kiểu gen: mn +1, trong đó số kiểu gen dị hợp = mn.
4) Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.
- Xét 1 gen có m alen:
* Kiểu gen XX: giống như gen có m alen trên NST thường
+ Số kiểu gen tối đa = m(m+1)/2
+ Số kiểu gen đồng hợp: m
+ Số kiểu gen dị hợp: m(m-1)/2
* Kiểu gen XY: m2.
* Tổng số kiểu gen: m2 + m(m+1)/2 = m(3m+1)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = m(m-1)/2 + m2 = m(3m-1)/2
- Xét 2 gen, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.
* Kiểu gen XX: giống như trường hợp 2 gen nằm trên NST thường, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen (coi như có m×n kiểu giao tử X)
+ Số kiểu gen tối đa = mn(mn+1)/2
+ Số kiểu gen đồng hợp = mn
+ Số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2
* Kiểu gen XY: (m×n)2 (vì có mn kiểu giao tử X và mn kiểu giao tử Y)
* Tổng số kiểu gen: mn(mn+1)/2 + (mn)2 = mn(3mn+1)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2 + (mn)2 = mn(3mn-1)/2
1.a. di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy đinh bởi các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
Di truyền liên kết đàm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được : định bới các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giông người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
b. ương quan trôi - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thê thực vật- động vật và người. Ví dụ : Ở cà chua các tính trạng quả đỏ nhẵn và thân cao là trội, còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tính trạng lắn; ở chuột lang các tính trạng lông đen, ngắn là trội, còn lông trắng, dài là lặn. Thông thường các tính trạng trọi là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Theo mình c đúng. 5 sai do đề ko nói rõ là chuyển đoạn cân hay ko cân
hoc24 trở thành love24 rồi sao mà bạn đang đau khổ về tình yêu ak
Chị ơi,theo em thì:
-Cầu khuẩn:vi khuẩn lây bệnh viêm màng não,vi khuẩn leptospira.
-Trực khuẩn:khuẩn bacillus anthracis,vi khuẩn E.coli.
-Xoắn khuẩn:vi khuẩn gây bệnh tả.