Thanks mng!!! 

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2024

Phần trung bình: Phân tích sâu về nội dung và ý nghĩa của truyện "Túi gạo của mẹ"

Truyện "Túi gạo của mẹ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện ngắn nhưng đầy ẩn ý, nó nêu bật các giá trị gia đình, tình thân, và lòng hiếu thảo một cách rất đặc biệt. Phần trung bình sẽ đi sâu vào phân tích các khía cạnh của câu chuyện này.

1. Đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại:

Truyện phản ánh sự đấu tranh trong tâm trí của nhân vật chính - cô gái trẻ, giữa những giá trị truyền thống mà mẹ đã dạy dỗ và thế giới hiện đại mà cô đang sống. Sự hiểu biết và đồng cảm của cô đối với cuộc sống bận rộn của mình và lòng hiếu thảo với mẹ là điểm nhấn của câu chuyện.

2. Ý nghĩa của "Túi gạo":

Túi gạo trở thành biểu tượng cho tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ đối với con cái. Nó cũng thể hiện sự hy sinh và nỗ lực của mẹ để bảo vệ và chăm sóc gia đình dưới mọi hoàn cảnh.

3. Tình thân trong tình cảm gia đình:

Câu chuyện tập trung vào mối quan hệ giữa mẹ và con gái. Nó thể hiện sự hiểu biết, tôn trọng và lòng biết ơn của con gái đối với mẹ, cũng như tình cảm sâu sắc giữa hai người trong cuộc sống hàng ngày.

4. Sự đổi mới và thách thức:

Tác giả giải thích sự đối mặt của con gái với sự thay đổi và thách thức từ cuộc sống hiện đại. Cô phải làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và trách nhiệm gia đình, giữa hiện tại và quá khứ.

5. Tôn trọng và hiếu thảo:

Một trong những thông điệp chính của câu chuyện là tôn trọng và lòng hiếu thảo đối với người mẹ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và truyền thống trong việc hình thành con người.

Truyện "Túi gạo của mẹ" không chỉ là một câu chuyện đơn giản về tình thân gia đình mà còn là một cái nhìn sâu sắc và đầy ý nghĩa về cuộc sống, lòng hiếu thảo, và giá trị gia đình. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở về sự quan trọng của việc trân trọng và tôn trọng những người thân yêu trong cuộc sống hàng ngày.

8 tháng 10 2016

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

8 tháng 10 2016

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

 

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                   Bài làm

 Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông. 

Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài. 

Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:

1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.

 

2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. 

3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.

4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.

5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

 

Đề xuất hướng giải quyết: 

1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.

2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;

3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.

4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;

 

5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. 

Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                           Bài làm

 Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Túi được làm từ những chất khó phân hủy nên phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Một điều tra nhỏ đối với các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, hàng ngày bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 200-300 túi nilon các loại để gói hàng cho khách. Nếu đem con số này nhân với hàng trăm hộ kinh doanh của chợ Đồng Xuân và nhiều chợ khác ở Hà Nội thì số lượng túi nilon được tiêu thụ trong một ngày sẽ rất lớn. Đó là chưa tính ở các thành phố, các địa phương khác của Việt Nam thì lượng túi thải ra nilon sẽ là một con số khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Vậy nên, nói không với túi nilon là việc cần thiết và rất cấp bách với xã hội hiện nay. Cấp bách bởi yêu cầu giữ gìn môi trường, giữ gìn sức khỏe cho chính chúng ta và con cháu mai sau.

Trở lại với tác hại của túi nilon, ngay từ khâu sản xuất, túi nilon đã gây tác hại bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt. Do đó trong quá trình sản xuất, nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chất phụ gia được cho thêm vào để túi nilon mềm, dẻo, dai vô cùng độc hại, có thể gây nên nhiều căn bệnh ác tính. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ô nhiễm, tác động nghiêm trọng tới đất và nguồn nước; từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan môi trường khi nằm kẹt trong cống rãnh, kênh rạch gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng…

Sự tiện dụng và tác hại của túi nilon không thể được đánh đổi. Trong khi chưa có biện pháp quản lý, chính sách phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, trước hết, mỗi người dân cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khỏe và môi trường sống. Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính suy nghĩ, hành động của mình: Nói không với túi nilon. Chỉ cần thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Tại các siêu thị, cửa hàng nơi được coi là văn minh, các cấp quản lý cần quy định không cho phép siêu thị phát không túi nilon, đánh thuế thật cao đối với sản phẩm này hoặc với các nhà sản xuất túi nilon, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vứt túi nilon bừa bãi… Ngược lại, khuyến khích siêu thị, người dân sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hoặc có ưu đãi cụ thể với những cơ sở sản xuất các sản phẩm túi tự hủy, túi thân thiện với môi trường để sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần hạn chế và loại bỏ dần túi nilon trong đời sống. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

6 tháng 11 2021

image

THAM KHẢO

6 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong tác phẩm nhân vật chính Lão Hạc là một người nông dân lương thiện với tấm lòng yêu thương con vô hạn. Lão Hạc sống cô độc trong ngôi nhà, vợ ông mất sớm còn người con trai vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai quẫn chí bỏ nhà để đi đồn điền cao su. Cuộc sống của lão vốn không bình yên mà lại gặp nạn đói, mất mùa, không có thóc gạo. Nhưng không vì vậy mà lão mất đi bản tính lương thiện của mình. Và có một sự việc đã khiến cho cuộc sống của lão thay đổi đó là vì đói kém mà lão phải bán đi cậu Vàng-người bạn của lão và nó cũng là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Khi bán đi cậu Vàng về lão đến nhà ông giáo kể câu chuyện đó, dáng vẻ buồn đau, lão không nhịn được mà khóc hu hu. Cuồi cùng để giữ lại chút lương thiện của bản thân lão đã chọn cái chết, một cái chết đau đớn, rũ rượi. Lão Hạc là một người rất đáng quý với những phẩm chất quý. 

12 tháng 9 2021

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993

12 tháng 9 2021

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

30 tháng 1 2016

           Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê gốc ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nhỏ nên được tận mắt chứng kiến những cảnh đời cơ cực. Nguyên Hồng là nhà văn của lớp người “dưới đáy” xã hội. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông thường bày tỏ niềm yêu thương sâu sắc và thái độ trân trọng những nét đáng quý trong phẩm chất của họ. Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đó là tiếng nói chân thành của một trái tim nhạy cảm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.

            Những ngày thơ ấu là tập hổi kí viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Tác phẩm gồm 9 chương, lần lượt đăng trên báo từ năm 1938 và được in thành sách năm 1940. Trong lòng mẹ là chương 4. Bằng lời văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực về tình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ của đứa con sớm mồ côi cha. Thông qua cảnh ngộ éo le và tâm sự đau khổ của chú bé Hồng, tác giả còn cho ta thấy bộ mặt vô cảm lạnh lùng của loại người nhỏ nhen, đố kị đến mức độc ác trong xã hội phong kiến tư sản chỉ trọng đồng tiền. Những thành kiến cổ hủ của đám thị dân tiểu tư sản… đã cố tình cắt đứt tình mẫu tử thiêng liêng.

              Đoạn trích này có thể chia làm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé về người mẹ đáng thương. Phần 2 là cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.

               Chú bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu. Người cha lớn tuổi và ốm yếu quanh năm lặng lẽ u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, xinh đẹp luôn khao khát yêu thương song đành phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập. Gia đình bé Hồng lúc đầu sung túc, đầy đủ về vật chất nhưng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.

                Rồi người cha chết vì bệnh. Người mẹ không chịu nổi sự o ép khắc nghiệt của nhà chồng nên đành bỏ lại con thơ, dứt áo ra đi. Để Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã, thâm hiểm. Như mọi đứa trẻ khác, bé yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng, chỉ thỉnh thoảng mới hé lộ ra. Vì thế, lòng thương yêu mẹ của bé Hồng lại càng da diết.

                Mở đầu đoạn trích, qua giọng kể mộc mạc, tự nhiên, tác giả giúp người đọc hình dung ra cảnh ngộ thương tâm của bé Hồng: Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tồi mà vì tồi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Tiếp theo, nhà văn kể về thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp:

                Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chỉnh còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.

                Câu chuyện đã được khơi nguồn. Nhân vật bà cô xuất hiện và tâm địa độc ác của bà ta càng về sau càng lộ rõ. Bà ta cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng, thoả mãn trên nỗi đau của người khác:
          Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

                Nụ cười giả tạo của bà cô chứa đựng ác ý rõ ràng. Nó như một mũi dao nhọn cố tình xoáy vào trái tim non nớt đang rớm máu của đứa cháu vừa mới mồ côi cha, lại phải chịu cảnh xa lìa mẹ. Lẽ ra, bé Hồng sẽ trả lời rằng muốn vì bé đang thiếu thốn tình mẫu tử, nhưng vốn nhạy cảm, bé lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Vì thế, bé cúi đầu không đáp.

                Không thể để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến, bé Hồng đã trả lời: Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về. Cuộc đối thoại tưởng chừng sẽ chấm dứt sau lời đáp có vẻ bất cần mà thực ra đầy suy nghĩ của đứa cháu nhỏ, nhưng bà cô thâm hiểm nào đã chịu buông tha.

                Bà ta hỏi dồn, giọng vẫn ngọt nhạt: Sao lại không vào? Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. Cùng với giọng nói cố tình làm ra vẻ tử tế nhưng đầy mỉa mai, châm chọc là hai con mắt long lanh nhìn chằm chặp vào đứa cháu mồ côi. Rõ ràng, bà ta muốn lôi kéo cậu bé Hồng vào một trò chơi độc ác đã toan tính sẵn. Mặc dù chú bé phản ứng bằng cách im lặng cúi đầu và khóe mắt đã cay cay, nhưng bà cô vẫn tiếp tục tấn công. Từ vẻ mặt đến lời nói, hành động của bà ta đểu toát ra vẻ giả dối và độc ác: Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Đến đây, bà ta không cần che đậy ác ý nữa mà còn tỏ rõ thái độ giễu cợt và nhục mạ. Quả là đau đớn khi vết thương lòng của đứa cháu lại bị chính cô ruột của mình săm soi, hành hạ: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhân vật bà cô tàn nhẫn đến mức lạnh lùng, vô nhân đạo đối với đứa cháu đáng thương.

                Cho đến khi bé Hồng phẫn uất, oà lên khóc nức nở, bà cô vẫn cố tình hành hạ bằng những câu chuyện bịa đặt về hoàn cảnh bi đát của người mẹ nơi đất khách quê người. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào, muối xát của đứa cháu là sự vô cảm đáng sợ của người cô: Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe. Tình cảnh túng quẫn, hình dáng gầy guộc, rách rưới của mẹ bé Hồng được bà cô thêu dệt, miêu tả tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ ràng.

                Cử chỉ vỗ vai, nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra vẻ nghiêm nghị của bà cô chỉ là sự thay đổi cách thức tấn công. Bà ta tung ra miếng đòn hiểm cuối cùng. Khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến cực độ thì bà ta lại giả vờ hạ giọng, tỏ vẻ ngậm ngùi, thương xót người anh đã mất. Đến đây, bản chất độc ác, giả dối, thâm hiểm và trơ trẽn của nhân vật bà cô đã được phơi bày toàn bộ. Tác giả muốn thông qua hình ảnh ấy để tố cáo hạng người tàn nhẫn, coi nhẹ tình máu mủ rụột rà trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.

                Đối lập với ác cảm ghê gớm của bà cô là tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương. Nhận ra lòng dạ thâm độc của bà cô, bé Hồng càng thêm yêu quý mẹ. Diễn biến tâm trạng bé Hồng được nhà văn miêu tả theo diễn biến câu chuyện giữa hai cô cháu.

                Nghe bà cô hỏi, trong kí ức bé Hồng vụt hiện lên vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Tất cả họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ yêu quý mà bé Hồng ra sức bênh vực và bảo vệ. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên trước những lời kết tội mẹ mình, bé chỉ phản ứng bằng cử chỉ im lặng, cúi đầu mà lòng thắt lại, khóe mất cay cay. Bé nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của bà cô. Bé không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

                Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của bà cô đã phơi bày trắng trợn thì bé không nén nổi uất ức và oà lên khóc: Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rối chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Bé khóc vì những lời cạnh khóe độc ác mà bà cô cứ cố ý nhắc đi nhắc lại. Bé khóc vì căm tức những thành kiến bất công của người đời đối với người mẹ tội nghiệp. Bé khóc vì thương xót người mẹ khốn khổ sợ dư luận chê cười nên phải lìa con, tha phương cầu thực và trốn tránh tìm nơi sinh nở.

                Hình ảnh cậu bé cười dài trong tiếng khóc thể hiện tâm trạng đau đớn cực điểm:

                Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm…

                Những hình ảnh và động từ trong đoạn văn trên có sức gợi tả, gợi cảm rất lớn. Lúc này, tình thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tình thương ấy đã biến thành sự phản kháng quyết liệt: Cô tồi chưa dứt câu, cổ họng tồi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

                Trong tâm khảm bé Hồng lúc nào cũng in sâu hình bóng mẹ. Một buổi chiều, lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ trái tỉm thương nhớ mẹ không nguôi của chú bé tội nghiệp.

                Tác giả đã miêu tả hàng loạt cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng đến nỗi ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tiếng khóc trút bỏ bao nỗi,tủi cực, uất ức trong những ngày xa mẹ. Tiếng khóc sung sướng được gặp lại người mẹ thương yêu. Tiếng khóc của niềm khát khao tột độ tình mẫu tử.

                Nước mắt của bé Hồng lúc này khác hẳn nước mắt uất ức, căm giận khi trả lởi bà cô độc ác. Đây là những giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

               Cảnh hai mẹ con bé Hồng gặp nhau được tả bằng ngòi bút trữ tình đẫm nước mắt. Nhà văn đã vẽ nên bức tranh bằng ngôn ngữ về một thế giới của tình thương yêu đang bừng nở, hổi sình, tràn đầy những kỉ niệm dịu dàng và ấm áp tình mẫu tử… Cậu bé Hồng như bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực. Những lời nói cay độc của bà cô, những tủi cực chất chồng trong thời gian xa mẹ đã bị nhấn chìm giữa niềm hạnh phúc đang dâng tràn.
          Cảm giác sung sướng cực điểm của đứa con khi được ôm ấp trong lòng mẹ đã được Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng say mê cùng những rung động tinh tế lạ thường.

           Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra rằng cảm giác ấm áp thiếu vắng bao lâu nay giờ đây lại mơn man khắp cả da thịt. Đó là những phút giây không thể nào quên của bé Hồng. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường. Bé nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng, vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, những ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.

              Được gặp mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao, là niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi giữa hai mẹ con chỉ còn là một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là những câu gì, chuyện gì. Bao trùm tâm trí bé là nỗi vui sướng khôn xiết. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát được gần mẹ đến chừng nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng tột đỉnh khi được ôm ấp trong vòng tay dịu hiền của mẹ sau bao ngày xa cách.

              Tình thương yêu mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời. Cho dù cảnh ngộ có éo le đốn mấy thì tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không thể phai mờ. Chúng ta càng thêm thông cảm và quý mến bé Hồng, từ đó càng trân trọng tình mẫu tử.

                Trong lòng mẹ là một đoạn văn có tính chất hồi kí mà âm hưởng trữ tình thấm đẫm toàn bộ nội dung câu chuyện. Đặc biệt, đoạn cuối cùng là bài ca cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Dòng cảm xúc chân thành như tuôn chảy dưới ngòi bút tài hoa của Nguyên Hồng. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tỉnh tế của ông gây ấn tượng mạnh, làm rung động lòng người. Thấm thìa nỗi khổ của những đứa con xa mẹ, chúng ta mới nhận ra rằng hạnh phúc thay những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc của mẹ hiền.

30 tháng 1 2016

Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê gốc ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nhỏ nên được tận mắt chứng kiến những cảnh đời cơ cực. Nguyên Hồng là nhà văn của lớp người “dưới đáy” xã hội. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông thường bày tỏ niềm yêu thương sâu sắc và thái độ trân trọng những nét đáng quý trong phẩm chất của họ. Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đó là tiếng nói chân thành của một trái tim nhạy cảm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.

 

Những ngày thơ ấu là tập hổi kí viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Tác phẩm gồm 9 chương, lần lượt đăng trên báo từ năm 1938 và được in thành sách năm 1940. Trong lòng mẹ là chương 4. Bằng lời văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực về tình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ của đứa con sớm mồ côi cha. Thông qua cảnh ngộ éo le và tâm sự đau khổ của chú bé Hồng, tác giả còn cho ta thấy bộ mặt vô cảm lạnh lùng của loại người nhỏ nhen, đố kị đến mức độc ác trong xã hội phong kiến tư sản chỉ trọng đồng tiền. Những thành kiến cổ hủ của đám thị dân tiểu tư sản… đã cố tình cắt đứt tình mẫu tử thiêng liêng.

 

Đoạn trích này có thể chia làm hai phần, Phần 1 là cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé về người mẹ đáng thương. Phần 2 là cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.

 

Chú bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu. Người cha lớn tuổi và ốm yếu quanh năm lặng lẽ u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, xinh đẹp luôn khao khát yêu thương song đành phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập. Gia đình bé Hồng lúc đầu sung túc, đầy đủ về vật chất nhưng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.

phan tich truyen ngan trong long me cua nguyen hong

Rồi người cha chết vì bệnh. Người mẹ không chịu nổi sự o ép khắc nghiệt của nhà chồng nên đành bỏ lại con thơ, dứt áo ra đi. Để Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã, thâm hiểm. Như mọi đứa trẻ khác, bé yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng, chỉ thỉnh thoảng mới hé lộ ra. Vì thế, lòng thương yêu mẹ của bé Hồng lại càng da diết.

 

Mở đầu đoạn trích, qua giọng kể mộc mạc, tự nhiên, tác giả giúp người đọc hình dung ra cảnh ngộ thương tâm của bé Hồng: Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tồi mà vì tồi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Tiếp theo, nhà văn kể về thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp:

 

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tồi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chỉnh còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.

 

Câu chuyện đã được khơi nguồn. Nhân vật bà cô xuất hiện và tâm địa độc ác của bà ta càng về sau càng lộ rõ. Bà ta cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng, thoả mãn trên nỗi đau của người khác:
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

 

-    Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

 

Nụ cười giả tạo của bà cô chứa đựng ác ý rõ ràng. Nó như một mũi dao nhọn cố tình xoáy vào trái tim non nớt đang rớm máu của đứa cháu vừa mới mồ côi cha, lại phải chịu cảnh xa lìa mẹ. Lẽ ra, bé Hồng sẽ trả lời rằng muốn vì bé đang thiếu thốn tình mẫu tử, nhưng vốn nhạy cảm, bé lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Vì thế, bé cúi đầu không đáp.

 

Không thể để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến, bé Hồng đã trả lời: Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về. Cuộc đối thoại tưởng chừng sẽ chấm dứt sau lời đáp có vẻ bất cần mà thực ra đầy suy nghĩ của đứa cháu nhỏ, nhưng bà cô thâm hiểm nào đã chịu buông tha.

 

Bà ta hỏi dồn, giọng vẫn ngọt nhạt: Sao lại không vào? Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. Cùng với giọng nói cố tình làm ra vẻ tử tế nhưng đầy mỉa mai, châm chọc là hai con mắt long lanh nhìn chằm chặp vào đứa cháu mồ côi. Rõ ràng, bà ta muốn lôi kéo cậu bé Hồng vào một trò chơi độc ác đã toan tính sẵn. Mặc dù chú bé phản ứng bằng cách im lặng cúi đầu và khóe mắt đã cay cay, nhưng bà cô vẫn tiếp tục tấn công. Từ vẻ mặt đến lời nói, hành động của bà ta đểu toát ra vẻ giả dối và độc ác: Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Đến đây, bà ta không cần che đậy ác ý nữa mà còn tỏ rõ thái độ giễu cợt và nhục mạ. Quả là đau đớn khi vết thương lòng của đứa cháu lại bị chính cô ruột của mình săm soi, hành hạ: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhân vật bà cô tàn nhẫn đến mức lạnh lùng, vô nhân đạo đối với đứa cháu đáng thương.

 

Cho đến khi bé Hồng phẫn uất, oà lên khóc nức nở, bà cô vẫn cố tình hành hạ bằng những câu chuyện bịa đặt về hoàn cảnh bi đát của người mẹ nơi đất khách quê người. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào, muối xát của đứa cháu là sự vô cảm đáng sợ của người cô: Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe. Tình cảnh túng quẫn, hình dáng gầy guộc, rách rưới của mẹ bé Hồng được bà cô thêu dệt, miêu tả tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ ràng.

 

Cử chỉ vỗ vai, nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra vẻ nghiêm nghị của bà cô chỉ là sự thay đổi cách thức tấn công. Bà ta tung ra miếng đòn hiểm cuối cùng. Khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến cực độ thì bà ta lại giả vờ hạ giọng, tỏ vẻ ngậm ngùi, thương xót người anh đã mất. Đến đây, bản chất độc ác, giả dối, thâm hiểm và trơ trẽn của nhân vật bà cô đã được phơi bày toàn bộ. Tác giả muốn thông qua hình ảnh ấy để tố cáo hạng người tàn nhẫn, coi nhẹ tình máu mủ rụột rà trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.

 

Đối lập với ác cảm ghê gớm của bà cô là tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương. Nhận ra lòng dạ thâm độc của bà cô, bé Hồng càng thêm yêu quý mẹ. Diễn biến tâm trạng bé Hồng được nhà văn miêu tả theo diễn biến câu chuyện giữa hai cô cháu.

 

Nghe bà cô hỏi, trong kí ức bé Hồng vụt hiện lên vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Tất cả họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ yêu quý mà bé Hồng ra sức bênh vực và bảo vệ. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên trước những lời kết tội mẹ mình, bé chỉ phản ứng bằng cử chỉ im lặng, cúi đầu mà lòng thắt lại, khóe mất cay cay. Bé nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của bà cô. Bé không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

 

Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của bà cô đã phơi bày trắng trợn thì bé không nén nổi uất ức và oà lên khóc: Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rối chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Bé khóc vì những lời cạnh khóe độc ác mà bà cô cứ cố ý nhắc đi nhắc lại. Bé khóc vì căm tức những thành kiến bất công của người đời đối với người mẹ tội nghiệp. Bé khóc vì thương xót người mẹ khốn khổ sợ dư luận chê cười nên phải lìa con, tha phương cầu thực và trốn tránh tìm nơi sinh nở.

 

Hình ảnh cậu bé cười dài trong tiếng khóc thể hiện tâm trạng đau đớn cực điểm:

 

Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chùa đẻ vói người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tồi thương mẹ tồi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm…

 

Những hình ảnh và động từ trong đoạn văn trên có sức gợi tả, gợi cảm rất lớn. Lúc này, tình thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tình thương ấy đã biến thành sự phản kháng quyết liệt: Cô tồi chưa dứt câu, cổ họng tồi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

 

Trong tâm khảm bé Hồng lúc nào cũng in sâu hình bóng mẹ. Một buổi chiều, lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ trái tỉm thương nhớ mẹ không nguôi của chú bé tội nghiệp.

 

Tác giả đã miêu tả hàng loạt cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng đến nỗi ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tiếng khóc trút bỏ bao nỗi,tủi cực, uất ức trong những ngày xa mẹ. Tiếng khóc sung sướng được gặp lại người mẹ thương yêu. Tiếng khóc của niềm khát khao tột độ tình mẫu tử.

 

Nước mắt của bé Hồng lúc này khác hẳn nước mắt uất ức, căm giận khi trả lởi bà cô độc ác. Đây là những giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

 

Cảnh hai mẹ con bé Hồng gặp nhau được tả bằng ngòi bút trữ tình đẫm nước mắt. Nhà văn đã vẽ nên bức tranh bằng ngôn ngữ về một thế giới của tình thương yêu đang bừng nở, hổi sình, tràn đầy những kỉ niệm dịu dàng và ấm áp tình mẫu tử… Cậu bé Hồng như bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực. Những lời nói cay độc của bà cô, những tủi cực chất chồng trong thời gian xa mẹ đã bị nhấn chìm giữa niềm hạnh phúc đang dâng tràn.
Cảm giác sung sướng cực điểm của đứa con khi được ôm ấp trong lòng mẹ đã được Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng say mê cùng những rung động tinh tế lạ thường.

 

Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra rằng cảm giác ấm áp thiếu vắng bao lâu nay giờ đây lại mơn man khắp cả da thịt. Đó là những phút giây không thể nào quên của bé Hồng. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường. Bé nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng, vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, những ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.

 

Được gặp mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao, là niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi giữa hai mẹ con chỉ còn là một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là những câu gì, chuyện gì. Bao trùm tâm trí bé là nỗi vui sướng khôn xiết. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát được gần mẹ đến chừng nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng tột đỉnh khi được ôm ấp trong vòng tay dịu hiền của mẹ sau bao ngày xa cách.

 

Tình thương yêu mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời. Cho dù cảnh ngộ có éo le đốn mấy thì tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không thể phai mờ. Chúng ta càng thêm thông cảm và quý mến bé Hồng, từ đó càng trân trọng tình mẫu tử.

 

Trong lòng mẹ là một đoạn văn có tính chất hồi kí mà âm hưởng trữ tình thấm đẫm toàn bộ nội dung câu chuyện. Đặc biệt, đoạn cuối cùng là bài ca cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Dòng cảm xúc chân thành như tuôn chảy dưới ngòi bút tài hoa của Nguyên Hồng. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tỉnh tế của ông gây ấn tượng mạnh, làm rung động lòng người. Thấm thìa nỗi khổ của những đứa con xa mẹ, chúng ta mới nhận ra rằng hạnh phúc thay những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc của mẹ hiền.

 

5 tháng 10 2017

Lão Hạc là một nông dân nghèo nhưng lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nông dân rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng cũng thật đẹp trong nhân cách và ý thức làm người.Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là người có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng. Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.

20 tháng 11 2017

Bn tham khảo nhé!

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?