Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ghi lại các từ mượn trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn từ những tiếng (ngôn ngữ) nào.
a. Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b. Mượn tiếng Hán: gia nhân.
c. Mượn tiếng Anh: pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét.
2. Hãy xác định nghĩa của tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:
a.
- Khán giả: khán = xem, giả = người ⟹ người xem.
- Thính giả: thính = nghe, giả = người ⟹ người nghe.
- Độc giả: độc = đọc, giả = người ⟹ người đọc.
b.
- Yếu điểm: yếu = quan trọng, điểm = chỗ (điểm) ⟹ chỗ quan trọng, điểm quan trọng.
- Yếu lược: yếu = quan trọng, lược = tóm tắt ⟹ tóm tắt những điều quan trọng.
- Yếu nhân: yếu = quan trọng, nhân = người ⟹ người quan trọng.
3. Hãy kể tên một số từ mượn:
a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…
b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, gác-đờ-bu…
c. Là tên một số đồ vật như: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong…
4. Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao.
Có thể dùng trong những hoàn cảnh:
- Hoàn cảnh giao tiếp vớ bạn bè, người thân.
- Có thể dùng để viết tin, đăng báo.
5. Viết chính tả “Thánh Gióng”
Bài văn bạn cần nè , tuy không hay lắm thôi nhé . bạn tự chia bố cục nha !
"Learning for each person is very important and so am I. I feel learning extends knowledge to people. During this summer, I spend most of my time studying. Every day I study mainly 4 subjects: math, literature, English and chemistry. Maths taught me about in-depth computing, opening a new level of knowledge in this area. Learning literature gives me an enjoyable life experience both in the country and in the world, allowing me to explore from the past, present to the future. Learning English helps me become good at communicating and dealing with foreigners. Learning chemistry, it tells me scientifically, tells me more about strange phenomena. All these subjects are very important to me, it is part of my dream, I value it and will try to accomplish these 4 subjects well."
=>like cho bông nhé!!!😁
1! Khái niệm
1,vd1
-> Nội dung của từ:
ở đây là cs sự vật, hđộng, trangjt, quan hệ vs nhau
-> Nghĩa của từ
2,Đọc qua phần ghi nhớ SGK/35
2!các cách giải thích nghĩa của từ
1,vd2
- trình bày k/niệm
-dùng từ đồng or trái nghĩa của từ (vd: đồng/ng lẫm liệt- trái nao núng)
2 ghi nhớ :
k.luận: cs 2 cách ở phần vd2
VẬY THÔI!
Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Phần 2 (tiếp ... lên đường): việc sinh con và chia con.
- Phần 3 (còn lại): việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.
Tóm tắt:
Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Về nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ. Thân mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, diệt yêu trừ ma.
- Âu Cơ dòng họ Thần Nông, xinh đẹp.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Kết duyên và đẻ bọc trứng: nước – cạn là hai môi trường sống tách biệt; bọc trăm trứng nở ra trăm con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.
- Lạc Long quân và Âu Cơ chia con để khi có việc giúp đỡ lẫn nhau, đây là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.
- Theo truyện, người Việt Nam là con cháu vua Hùng, nguồn gốc rồng tiên.
Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết hư cấu hoang đường, được sáng tạo có mục đích. Chúng tạo sự hấp dẫn, màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ, cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc Rồng Tiên của người Việt.
Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa câu chuyện : giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em mọi miền đất nước.
Luyện tập
Câu 1* (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên:
- Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường.
- Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.
Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng cách giải thích nguồn gốc và sự giao thoa văn hóa các tộc người trên nước ta.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
#Yêu bé!!!
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu → đặt đâu nằm đấy: sự ra đời kỳ lạ của Gióng.
- Phần 2: Tiếp → Cứu nước: Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
- Phần 3: Tiếp đến → bay lên trời: Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
- Phần 4: Còn lại: Gióng bay về trời.
Tóm tắt
Hùng Vương thứ 6 có hai vợ chồng ông lão làm ăn chăm chỉ phúc đức mà vẫn không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân mình vào vết chân to, về nhà thì thụ thai. Mười hai tháng sau đẻ ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi.
Khi giặc Ân đến, vua sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Gióng nghe thấy tiếng sứ giả bèn cất tiếng nói và yêu cầu nhà vua chuẩn bị đồ để Gióng đánh giặc.
Sau khi gặp sứ giả Gióng ăn khỏe và lớn nhanh như thổi. Gia đình và làng xóm góp gạo nuôi Gióng. Sứ giả mang đồ đến, Gióng ra trận, đánh tan giặc Ân và bay về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ. Bây giờ vẫn còn dấu tích như tre đằng ngà, làng Cháy.
Soạn bài
Câu 1 (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Trong truyện Thánh Gióng có nhiều nhân vật: Vợ chồng ông lão ở làng Gióng, cậu bé (tráng sĩ Gióng), sứ giả, nhà vua, dân làng
b. Gióng là nhân vật chính.
c. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và giàu ý nghĩa của nhân vật Gióng.
- Sự ra đời kỳ lạ:
+ Ướm chân vào vết chân to → thụ thai
+ Mang thai 12 tháng.
- Lên 3 tuổi không biết nói, đặt đâu nằm đấy.
- Cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc → thể hiện lòng yêu nước lòng căm thù giặc.
- Sau khi gặp sứ giả → lớn nhanh như thổi, ăn khỏe → cả làng góp gạo nuôi.
- Vươn vai thành tráng sĩ, ngựa phun lửa, nhổ tre đánh giặc, bay về trời.
Câu 2 (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa các chi tiết.
Chi tiếtÝ nghĩaTiếng nói đầu tiên: đòi đi đánh giặc
- Ca ngợi lòng yêu nước,lòng căm thù giặc.
- Việc cứu nước đặt lên hàng đầu.
- Ý thức chống giặc ngoại xâm luôn tiềm ẩn trong nhân dân.
Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc
- Ý thức đánh giặc của người anh hùng.
- Vũ khí sắc bén là yếu tố cần khi đánh giặc.
- Phản ánh thành tựu văn hóa kỹ thuật thời Hùng Vương → thời đại văn minh: đồ sắt thay thế cho đồ đá
Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn lên trong sự che chở, nuôi dưỡng của nhân dân.
- Sức mạnh của Gióng cũng là sức mạnh của nhân dân từ những cái bình thường giản dị.
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Sức sống mãnh liệt kỳ diệu của Gióng- nhân dân → sức mạnh tình đoàn kết mỗi khi có giặc.
- Muốn chiến thắng được giặc ngoại xâm cần có sức mạnh → ước mơ của nhân dân có đủ sức mạnh để đánh giặc.
Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Khắc phục khó khăn.
- Tre nứa trở thành vũ khí chiến đấu của nhân dân.
Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.- Gióng là một vị thần, thay trời hành đạo.
Xong việc Gióng bay về trời → sự bất tử của người anh hùng.
Câu 3 (trang 23 Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng.
- Hình tượng Thánh Gióng là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay buổi đầu lịch sử về người anh hung cứu nước chống ngoại xâm.
- Thánh Gióng tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Câu 4 (trang 23 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử:
+ Thời đại Hùng Vương nhân dân phải thường xuyên chống giặc ngoại xâm để bảo vệ phương Bắc.
+ Thời Hùng Vương chính là thời đại văn minh của đồ sắt.
+ Cả cộng đồng đoàn kết tham gia vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
https://vietjack.com/soan-van-6/thanh-giong.jsp
- em vào trang này có đầy đủ các môn cho em ! soạn văn có cả ngắn lẫn dài, giải sbt cx có !vào mà xem !