Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mahakala là ai vậy?
Trông giống Mahakali đấy nhưng ko phải đâu
ko có trong Hindu
liên quan đến đạo Phật
Mahakala: Đại Hắc Thiên
Huyền thoại về lịch sử của Mahakala được viết bởi Khedrup Khyungpopa, là người sáng lập dòng truyền thừa Shangpa Kagyu, vào thế kỉ thứ 11. Ngài dạy rằng sức mạnh đặc biệt cũng như năng lực kì diệu của Mahakala là do nguyện lực của đức Avalokiteshvara ( Quan Thế Âm ). Ngài nguyện còn sinh tử và quyết không thành Phật nếu còn chúng sanh chưa được giác ngộ. Sau khi giúp hàng trăm ngàn người, trong vô số đời đạt tới giác ngộ . Ngài thấy rằng sự đau khổ không hề giảm sút mà hơn thế nữa sự ô nhiễm trong tâm thức chúng sanh ngày một tăng trưởng. Ngài thấy thất vọng, nhụt chí. Lúc đó lập tức đầu ngài vỡ tan thành trăm ngàn mảnh vụn.
Phật A Di Đà ( Amitabha) một trong 5 vị Phật ( Tỳ Lô Giá Na Phật, Bảo Sanh Phật, Khai Phu Hoa Vương Phật , A Di Đà Phật, Thiên Cổ Lôi Âm Phật-nd ) ghép những mảnh vỡ lại, và biến thành 11 đầu. Sau đó ngài dặn dò đức Avalokiteshvara hãy thực hiện lại lời nguyện đó một lần nữa, nhưng giữ lời nguyện đó tốt hơn, kiên cố hơn. Do đó Avalokiteshvara có mười một đầu, và trong đó có mười đầu là hiền hoà và một đầu là phẫn nộ. Đầu phẫn nộ đó chính là đại diện cho Mahakala
Ngài Avalokiteshvara buồn bã, trong khoảng thời gian 7 ngày. Ngài nghĩ rằng trên thế giới đầy những chúng sanh đau khổ cần một kết quả thật nhanh chóng mà không phải có quá nhiều nỗ lực. Sau đó ngài muốn biến mình thành một bổn tôn phẫn nộ để đánh bại nhanh chóng và hiệu quả hơn những trở ngại cho hạnh phúc của người khác. Với tư tưởng này chữ HUM màu xanh đậm xuất hiện từ trái tim ngài. Chủng tự Hum đó đã trở thành Mahakala. Điều đó có nghĩa rằng trong câu thần chú ‘Om Mani Padme Hum’, chủng tự Hum tượng trưng cho sức mạnh, quyền năng.
Sự xuất hiện của Mahakala kéo theo sự rung động của mặt đất, đồng thời có giọng nói của chư Phật vang vọng trong không trung chứng minh rằng Mahakala
có đủ quyền năng làm ban phát những gì chúng sinh mong muốn nếu những mong muốn đó là trung thực và tốt
Mahakala là một hộ thần giám hộ cho người thống trị Mông Cổ- Thành Cát Tư Hãn- lúc bấy giờ. Sự phẫn nộ của Mahakala được xem giống như hoá thân phẫn nộ của thần Siva. Ở Tây Tạng, về hình ảnh của Mahakala thường có một đầu và ba mắt, lông mày như những ngọn lửa nhỏ và râu thì có dạng như hình móc câu. Mahakala có từ 2 đến 6 tay.
Điều tự nhiên cơ bản mà dân Tây Tạng thường thờ cúng Mahakala có lẽ là vì ngài là vị thần của lều trại. Bởi vì dân Tây Tạng sống du mục, do vậy thời gian ở lâu mau là phụ thuộc vào thiên nhiên và môi trường xung quanh, do vậy họ dùng lều trại, việc di chuyển và định cư tạm thời là một phần quan trọng của cuộc đời họ.
Ngoài ra ngài còn là một Hộ Pháp rất quan trọng, bởi thế cho nên ở mỗi tu viện đều có một nơi thờ Mahakala.
Mahakala hay còn gọi là Đại Hắc Thiên, là một vị thần hộ pháp (Dharmapala) trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài được tôn kính trong hầu hết các truyền thống Tây Tạng và Phật giáo bí truyền của Nhật Bản. Maha nghĩa đen là tuyệt vời và kala biểu thị thời gian, do đó Mahakala có nghĩa là “tuyệt vời vượt thời gian”.
Đại Hắc Thiên thường có màu đen và xuất hiện dưới 75 hình thức khác nhau, mỗi dạng là một hóa thân của Phật hay Bồ tát khác nhau. Màu đen đại diện cho sự vắng mặt hoàn toàn về màu sắc, nó thể hiện bản chất thực sự của Ngài là thực tại tuyệt đối hay tối thượng, siêu việt dưới mọi hình thức.
Mặc dù có thái độ phẫn nộ nhưng phẩm chất thiết yếu của Đại Hắc Thiên là đánh thức lòng từ bi. Các phước lành của Ngài được cho là có thể dập tắt những khó khăn trở ngại phát sinh từ trầm cảm, tức giận và thù hận. Ngoài ra, Ngài còn có nhiệm vụ bảo vệ Pháp khỏi yêu ma quỷ quái.
“Mahakala chưa bao giờ gây hại cho bất kỳ chúng sinh nào, ngay cả những điều vi tế nhất. Ngài liên tục mang lại lợi ích cho chúng sinh thông qua nỗ lực không ngừng của tâm giác ngộ.” Khenpo Karthar Rinpoche, một Lạt ma cấp cao của trường phái Karma Kagyu, Phật giáo Tây Tạng.
Trong khi Mahakala trắng là một vị thần đại diện cho sự thịnh vượng và giàu có. Đại Hắc Thiên thể hiện sự phẫn nộ xuất phát từ lòng bi mẫn. Trong hình thức này, Ngài thể hiện quyết tâm vượt qua những trở ngại cản trở trên con đường mang lại hạnh phúc cho chúng sinh.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Không ! Không tớ không phai thành viên trong đạo Ấn độ .
Mahakala là Bát đại Hộ pháp của Phật giáo Tây Tạng