K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2019

Theo vua Lý Công Uẩn, địa thế của thành Đại La có những ưu thế để đóng đô:

+ Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.

+ Thuận lợi địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú.

+ Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.

+ Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.

→ Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.

2 tháng 2 2019

Những ưu thế của thành Đại La phù hợp cho việc đóng đô:

- Về địa lí: Đại La là "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

- Về giao thương: “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước", đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Cách lập luận của tác giả đầy sức thuyết phục khi phân tích luận cứ của mình trên nhiều mặt và đặc biệt là việc kết hợp giữa lí và tình.

- Về lí: Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất.

- Về tình: Bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần: “Các khanh nghĩ thế nào ?”. Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

24 tháng 1 2018

-Lý Công Uẩn đã chỉ ra Đại La là nơi trung tâm của đất nước, rộng rãi, dễ thủ khó công, tiện lợi cho sự phát triển lớn mạnh sau này của đất nước

-Cách lập luận của tác giả dựa vào những sự kiện lịch sử co thật, hợp tình hợp lí, đúng theo nguyện vọng của nhân dân va sự phát triển của đát nước. Từ đó cho người đoc thấy sự đúng đắn của việc rời đô và cho ta thấy sự sáng suốt của Lý Thái Tổ - một bậc minh quân của đất nước

24 tháng 1 2018

Năm 1010, nghĩa là ngay sau khi Ngoạ Triều vừa mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi báu, đó là Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý (1010 - 1225). Công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 2 a-b và tờ 3-a) chép rằng:
“Vua thấy Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: “Ngày xưa, nhà Thương (Trung Quốc) tính đến đời Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu (Trung Quốc) tính đến Thành Vương là ba lần dời đô; há phải các vua đời tam đại ấy (tam đại gồm Hạ, Thương và Chu) theo ý riêng mà tự dời đô, không tính toán gì đâu. Làm thế chẳng qua cũng cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo dân, xem có chỗ tiện thì dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của các nhà Thương, Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất lấy làm đau đớn, không thể không dời đô. Huống chi Đại La là thành cũ của Cao Vương (chỉ Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi, chính giữa đông tây nam bắc, tiện núi sông sau trước, rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân không khổ về ngập lụt tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của tứ phương, đúng là đất đóng đô mãi mãi đến muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào ?”. Bầy tôi đều nói “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, ai dám không theo ?”. Vua nghe vậy cả mừng.
Mùa thu tháng bảy (năm 1010), Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra phủ thành Đại La. Khi thuyền Vua đang tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự. Vua nhân đó đổi gọi thành Đại La là Thăng Long”.
Lời bàn: Thời ấy, nhìn từ bất cứ góc độ nào thì Thăng Long cũng là trung tâm của đất nước. Vả chăng, trước triều Lý nhiều thế kỉ, Thăng Long cũng đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước rồi. Sớm muộn tuy có khác nhau, nhưng định đô ở Thăng Long, Lý Thái Tổ thực đã nối được chí lớn của An Dương Vương, của Lý Nam Đế, của Ngô Quyền, và của các bậc anh hùng thuở trước rồi đó vậy.
Sáng suốt thay, người chọn đất đóng đô. Tuyệt vời thay, người đặt tên kinh đô. Chút huyền bí đượm nồng thi vị ấy đã góp phần tôn vẻ đẹp có thật của Thăng Long, để ngàn năm sau, đất ấy vẫn là niềm tự hào của dân tộc

24 tháng 1 2018

“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

24 tháng 1 2018

“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

25 tháng 3 2020

?????????????????????///

20 tháng 9 2017

Đáp án

Những lợi thế của thành Đại La là:

   - Về vị trí địa lí: ở vào nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng Nam Bắc Đông Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.

   - Về vị trí chính trị, văn hóa: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.

Tóm lại: Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

tham khảo:

Những ưu thế của thành Đại La phù hợp cho việc đóng đô:

- Về địa lí: Đại La là "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

- Về giao thương: “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước", đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Cách lập luận của tác giả đầy sức thuyết phục khi phân tích luận cứ của mình trên nhiều mặt và đặc biệt là việc kết hợp giữa lí và tình.

- Về lí: Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất.

- Về tình: Bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần: “Các khanh nghĩ thế nào ?”. Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

26 tháng 1 2018

Câu a: Chiếc dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc:

+ Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô.

+ Nhà Chu ba lần dời đô.

→ Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục tích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau.

- Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.

→ Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý.

Câu b: Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp với:

+ Hai nhà Đinh, Lê tự làm theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ nhà Thương Chu.

+ Triều đại không hưng thịnh, vận nước ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi.

+ Việc đóng đô của hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của cả hai triều chưa đủ mạnh (vẫn còn dựa vào thế núi sông).

→ Thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vua Lý Thái Tổ.

Câu c: Theo vua Lý Công Uẩn, địa thế của thành Đại La có những ưu thế để đóng đô:

+ Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.

+ Thuận lợi địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú.

+ Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.

+ Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.

→ Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.

Câu d: Việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

+ Khi từ bỏ vùng núi hiểm trở Ninh Bình ra thành Đại La, nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc.

+ Đại La là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi, để đất nước phát triển về kinh tế, dân có cơ hội phát triển.

+ Dời đô là dám đưa kinh đô ra đồng bằng chính là phản ánh sự lớn mạnh về thế lực, sự bản lĩnh khi dám đương đầu với thách thức.

+ Dời đô còn thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.

→ Việc dời đô khẳng định ý chí độc lập, tự cường, sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức mới.

2 tháng 2 2018

d)Vì dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều eđình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc.

3 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A

28 tháng 3 2019

Chọn đáp án: A