K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2019

a. Mở bài

Giới thiệu về chiếc trống trường em định tả. Giới thiệu bằng cách đưa ra tiếng kêu của nó mà em nhớ nhất và sự gắn bó của em và các bạn học sinh về chiếc trống trường.

b. Thân bài

Tả hình dáng bên ngoài của chiếc trống

– Chiếc trống trường có hình dạng giống như cái chum to, được nằm ngang vè treo trên một cái dây ngay cạnh phòng của chú bảo vệ. Xung quanh của chiếc trống được làm bằng gỗ được sơn màu đỏ, bên trong rỗng để âm thanh được vang to. Hai đầu hai bên được làm bằng da trông rất căng và mịn

Tả âm thanh của chiếc trống: Âm thanh của chiếc trống rất đa dạng

+ Khi tiếng trống báo hiệu vào giờ học thì vồn vã, dồn dập như thúc giục em vào lớp

+ Âm thanh của tiếng trống khi báo hiệu hết giờ sau mỗi tiết học thì mỗi hồi dài

+ Tiếng trống đánh khi chúng em tập thể dục giữa giờ thì được từng nhịp tập “Tùng, cắc, tùng, cắc”

+ Nhưng chắc để lại ấn tượng nhiều nhất trong mỗi bạn học sinh là tiếng trống trường khai giảng được cô hiệu trưởng đánh lên

Tác dụng và kỉ niệm với tiếng trống trường

– Tiếng trống trường như một bác đồng hồ báo hiệu cho chúng em khi vào giờ học, khi hết tiết học để nghỉ ngơi giữa giờ hay là đến giờ ra về. Tiếng trống trường vang lên khi chúng em tập thể dục đúng nhịp. Tiếng trống trường cũng như hồi vang để bắt đầu một năm học mới đầy hứng khởi.

c. Kết bài

Tình cảm với chiếc trống trường: Em vô cùng yêu quý chiếc trống trường bởi nó như một người bạn thân thiết, gần gũi với em và với tất cả các bạn học sinh. Dù sau này có đi đâu, và làm gì nhưng những tiếng, âm thanh của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

4 tháng 4 2019

Tả về ngôi nhà của em :

Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.

Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.

Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.

Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.

Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.

4 tháng 4 2019

ngôi nhà

Ngôi nhà của gia đình em nằm trong một con hẻm nhỏ của một quận ven thành phố. Đó là một ngôi nhà thuộc loại “nhà liên kỉ”. Nhà không rộng rãi nhưng cũng tạm đủ cho một gia đình bốn người.

Ngôi nhà giáp ngay mặt đường, vì thế mà không có sân cũng chẳng có vườn như em hằng ao ước. Để cải thiện phần nào, bố em trồng ngay trước cửa một cây trúc nhỏ thuộc loại trúc vàng, vừa ít tốn đất, vừa ít đòi hỏi công chăm bón, cũng cho chúng em có chút cảm giác về thiên nhiên.

Bề ngang nhà bốn mét, như thế là khá rộng. Với chiều sâu mười mết, ngôi nhà được chia làm bốn phòng, tính từ ngoài vào trong: phòng khách, hai phòng ngủ và cuối cùng là “công trình phụ”, túc là nhà vệ sinh, buồng tắm, nhà bếp. Bà nội em, mỗi lần từ quê ra, vẫn kêu lên: Nhà ở gì mà như đường hầm xe lửa! Nghe thế, bố em chỉ cười. Đúng là nó chẳng giống một chút nào với ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát của ông bà em ở quê. Nhưng dù sao ở thành phố mà có được một căn hộ riêng, tường xây, mái tôn, kín đáo, không dột, không thấm cũng là điều may mắn.

Gian phòng đầu tiên được chúng em quy định là phòng khách, vuông vức, mỗi chiều bốn mét, được lát gạch bông khá đẹp, lúc nào cũng sạch bong. Từ đường vào nhà, mọi người, kể cả khách, đều cởi bỏ giày dép ngay khi vừa bước qua khỏi cửa. Sát bức tường trong là cái tủ ly mà mẹ em quen gọi là tủ “bích phê”, chưng mấy bộ ly chén lấp lánh sau cửa kính. Trước tủ ly là bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ, có lẽ đó là vật dụng mới nhất trong nhà. Trên tủ ly, bố mẹ đặt ngay cái máy ti vi màu 14 inch. Gọi là phòng khách nhưng nhà em cũng ít khách nên sẽ kiêm luôn phòng ăn, phòng xem truyền hình và đôi lúc là phòng học khi bị mất điện, phòng để xe máy và xe đạp của bố mẹ em. Phần riêng của em trong gian phòng này là một cái bể cá nhỏ bằng kính, trong đó em thả mấy cặp cá vàng. Đi học về, nhìn thấy những chiếc đuôi cá dài vàng thẫm lượn lờ sau làn nước, thật là cả một niềm thích thú.

Sau gian phòng này là phòng ngủ, đồng thời là phòng học của hai chị em. Một giường chung cho hai chị em nhưng bàn học thì riêng. Em chẳng có trang trí gì nhiều trong phòng này vì theo bố mẹ, sợ em bị mất tập trung khi học bài.

Ngôi nhà em quả là không có gì đặc biêt, nó giống như bao nhiêu ngôi nhà bình thường khác trong thành phố. Nhưng nếu có ai hỏi em có yêu nó không, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng em yêu nó lắm, cũng như em yêu bố mẹ em, những người đang vất vả nuôi em.

cây xoài

I. Mở bài: giới thiệu cây xoài

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.

II. Thân bài: tả cây xoài

1. Tả bao quát cây xoài:

- Cây xoài cao 4m

- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn

- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.

2. Tả chi tiết cây xoài:

- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày

- Gốc cây lồi lền mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn

- Rễ cây đâm sâu dưới đât

- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nho

- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn

- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chin màu vàng

- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá

- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài

- Nêu lợi ích của cây xoài

- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?

7 tháng 9 2020

 DÀN Ý THAM KHẢO TẢ CON VẬT 

1. Dàn bài miêu tả con gà trống

1) Mở bài

- Nhà em có nuôi nhiều gà.

- Em thích nhất là chú gà trống thiến.

2) Thân bài

a) Hình dáng:

- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.

- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.

- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.

- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.

- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.

- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.

- Đôi mắt như hai hạt tiêu.

- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.

- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.

b)Hoạt động, tính nết

- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.

- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.

- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.

- Dũng cảm chống lại đối thủ.

3) Kết bài

- Gà trống rất có ích.

- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.

- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích .

Dàn ý tả cây chuối

1) Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)

2) Thân bài:

a) Tả bao quát:

Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt. Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.

b) Tả chi tiết:

- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.

- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.

- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.

- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.

- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.

- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.

- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.

c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:

- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.

- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.

- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)

d) Ích lợi của cây chuối:

- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.

- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.

- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.

3) Kết luận:

Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái)  .

7 tháng 9 2020

I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả

• Chủng loại (cây gì?)

• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)

• Nguồn gốc (ai trồng?)

• Thời gian (trồng vào dịp nào?)

II. THÂN BÀI: Tả cây

a) Tả bao quát: Hình dáng của cây

– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?

– Khi đến gần, cây thế nào?

b) Tả chi tiết từng bộ phận:

• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.

• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.

• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?

c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.

– Con người

– Chim chóc, ong bướm.

III. KẾT BÀI:

– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.

– Suy nghĩ về cây đã tả.



Nguồn: https://vanhocvui.com/dan-bai-ta-cay-coi.html#ixzz6XLWOIN00I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả

• Chủng loại (cây gì?)

• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)

• Nguồn gốc (ai trồng?)

• Thời gian (trồng vào dịp nào?)

II. THÂN BÀI: Tả cây

a) Tả bao quát: Hình dáng của cây

– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?

– Khi đến gần, cây thế nào?

b) Tả chi tiết từng bộ phận:

• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.

• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.

• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?

c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.

– Con người

– Chim chóc, ong bướm.

III. KẾT BÀI:

– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.

– Suy nghĩ về cây đã tả.



 

8 tháng 12 2018

Chú trống trường em rất oai. Hiệu lệnh của chú ban ra, cả trường ai cũng phải răm rắp làm theo. 6h30 chú cất ba hồi dài vang động xóm thôn. Học sinh thôn Hạ, thôn Thượng, thôn Trung náo nức, hối hả đến trường. Một hồi chín tiếng, học sinh các lớp xếp hàng vào lớp. Một hồi sáu tiếng báo hiệu ra chơi. Một hồi ba tiếng, học sinh lại vào học. Một hồi trống dài tan học, hàng nghìn học sinh túa ra về.

Tiếng trống trường em kêu to lắm. Từ thôn Thượng, sáng nào em cũng nghe rõ tiếng trông trường em. Cái âm thanh “Tùng! Tùng! Tùng!” lúc khoan, lúc nhặt, lúc dồn dập cứ dội vào lòng em, giục em rảo bước. Chẳng hề cần ăn uống mà chú ta cần mẫn, siêng năng, rất đúng giờ. Ba tháng hè chú nằm nghỉ. Suốt năm học trừ ngày lễ, ngày Chủ nhật là chú được nằm chơi, còn từ thứ 2 đến thứ 7 ngày hai buổi, chú dõng đạc truyền lệnh. Khi nào chú cũng nhắc thầy trò: “Đúng giờ! Đúng giờ! Nhanh lên! Nhanh lên!”

Tiếng trống ngày khai trường, tiếng trống tan học… cái âm thanh bình dị, thân thuộc ấy đã để lại trong tâm hồn em bao kỉ niệm đẹp về mái trường thân yêu, về tình thầy, tình bạn một thời thơ bé.

Mới ngày nào vào học lớp Một, nghe tiếng trống trường ngày khai giảng mà hồi hộp. Thế mà nay em đã là cậu học sinh lớp Bốn rồi. Càng thấy yêu càng thấy nhớ cái âm thanh rộn ràng ấy mỗi buổi mai khi hừng đông rực đỏ.

8 tháng 12 2018

Trường là nơi cho học sinh học tập kiến thức và học cách làm người có ích cho xã hội, mỗi ngày đến trường là một niềm  vui, sau những giờ học tập vất vả chúng em lại được giải lao, cứ đến giờ là tiếng trống trường em cất lên báo hiệu giờ giải lao đã đến. Vì vậy em rất quý cái Trống trường em.Trường là nơi cho học sinh học tập kiến thức và học cách làm người có ích cho xã hội, mỗi ngày đến trường là một niềm  vui, sau những giờ học tập vất vả chúng em lại được giải lao, cứ đến giờ là tiếng trống trường em cất lên báo hiệu giờ giải lao đã đến. Vì vậy em rất quý cái Trống trường em.Em rất yêu quý chiếc Trống trường em nó là người bạn gắn liền với em trong quảng đường  tuổi thơ và cắp sách tới trường

30 tháng 4 2020

mở bài:tự viết

ví dụ:trong vườn nhà em có rất nhiều loài cây ăn quả,nào là xoài ,chuối,bưởi,na,...Trong tất cả loại cây đó em yêu thích nhất là cây mít ở góc vườn.

Thân bài:có thể tự phát triển dựa theo mik làm mẫu

-thân cây khá to cỡ 1 vòng tay em ôm ko đủ.

-thân cây màu nâu sẫm,khi đứng cạnh trông em nhỏ bé hơn so với nó rất  nhiều.

-vỏ cây mít ko nhẵn mà sần sùi,thậm chí có cả rêu mọc,chính vì vậy sau mỗi cơn mưa cây mít rất trơn,không thể trèo lên được.

-cây mít nhà bà chia thành hai nhánh lớn,mỗi nhánh lại chia thành nhiều cành nhỏ.

-lá mít rất to ,dày,màu xanh đậm,những chiếc lá về già thì có màu vàng cam.

-hoa mít ko giống những bông hoa khác , nó có màu hơi vàng vàng.

-từ thân cây nảy ra những trái mít non.

-lúc đầu be bé cỡ cái cốc rồi dần dần lớn lên cho đến khi có thể ăn được thì to hơn ấm tích của bà, những chiếc gai sần sùi nhọn hoắt bắt đầu hiện ra.

-khi mít chín thì hương thơm lan tỏa khắp vườn.

-mùi thơm ấy len lỏi từ vườn vào trong nhà.

-em rất háo hức được ăn trái mít thơm lừng.

-bổ mít ra , những  múi mít vàng thơm xen kẽ với xơ trông rất hấp đẫn.những múi mít ngọt lịm, thơm lừng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon.

kết bài:nêu lên tình cảm của mình :tự viết.

18 tháng 10 2019

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

     + Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

     + Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.

9 tháng 12 2017

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " đều đặn. Khi anh ta "xả hơi " một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

Văn mẫu tả cái trống số 3

Cái trống có mặt ở ngôi trường em học không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ của trường ít nhất cũng đã mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt.

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẳm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và tỏa vào không trung những âm thanh kì lạ: Tùng! Tùng! Tùng!

Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm.

9 tháng 12 2017

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

Học chăm chỉ nha !

19 tháng 1 2018

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

19 tháng 1 2018

hãy giúp mình đi

9 tháng 12 2018

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

9 tháng 12 2018

các bạn xem xét iups mình nhé;

Mỗi khi đi vào lớp là em  phải đi qua cái trống nên em  có rất  nhiều ấn tượng, nó đã tạo ra cho em  biết bao nhiêu kỉ niệm vui cũng như gắn liền với thời  tuổi học trò của em.  Mặt của trống  là hình tròn. Trống với vỏ hình trụ  được mở ở một đầu. Trống được  dùng da phủ trên một mặt kín. Trống có hai đầu bao gồm cả hai đầu của một vỏ hình trụ, với một lỗ nhỏ nằm giữa hai đầu.Thân hình của nó thon thon , tròn tròn. Chân của trống được thiết kế chắc chắn để đặt trống lên.

Khi gõ vào  mặt trống nó  dung dung lên và độ đàn hồi của trống rất tốt  nó có thể vang vọng đến toàn trường. Bề mặt của trống được làm bằng da trâu chắc chắn quanh miệng trống được quấn một bang dính màu đỏ. Cái gõ trống thì được thiết kế một đầu nhọn hơn để gõ vào mặt trống , hình dạng  của trống như một hình khối cầu ,tròn tròn và màu sắc thì rất lung linh .

Trống  được sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da bò, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống, chỉ khi nào sắp tới giờ là bác bảo vệ lại đi lên và cầm chiếc dùi đó gõ trống để bá hiệu cho học sinh và giáo viên. Em rất yêu quý chiếc Trống trường em nó là người bạn gắn liền với em trong quảng đường  tuổi thơ và cắp sách tới trường.