K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2020

. Mở bài: giới thiệu buổi chào cờ của trường em đang học

II. Thân bài:

1. Tả bao quát cảnh buổi lễ chào cờ

- Đúng 7h sáng tất cả học sinh đều tập trung trước sân trường

- Tất cả học sinh xếp hàng ngay ngắn, trang phục chỉnh tề

- Trống, cờ, đội văn nghệ, trống,… đều chuẩn bị sẵn sàng

- Thầy cô giáo cũng tập trung

- Mặt trời bắt đầu tỏa nắng, những chú chim ríu rít

2. Tả chi tiết

a. Chuẩn bị chào cờ

- Các lớp tập trung, điểm danh, xếp ghế

- Phân công trực ban

- Chuẩn bị micro

b. Vào buổi lễ chào cờ

- Người điều hành ra hiệu lệnh

- Cả trường đứng chỉnh tề, ngay ngắn

- Hát quốc ca

- Thầy hiệu trường phát biểu, dặn dò học sinh, nêu gương tốt

- Thầy hiệu phó báo cáo công tác tuần qua và đưa ra phương hướng mới

- Thầy phụ trách thông qua các hoạt động

- Văn nghệ

- Tổ chức trò chơi dành cho học sinh và trao thưởng khuyến khích

c. Kết thúc buổi lễ

- Các lớp thu dọn ghế và về lớp

- Các lớp trực ban thu gọn ghế

- Thầy cô chuẩn bị vào phòng họp

- Mặt trời đã gắt hơn

- Sân trường nắng

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi lễ chào cờ

- Em rất thích chào cờ vì chào cờ rất có lợi

- Em sẽ không quên buổi lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai, đây là một hoạt động rất có ích.

4 tháng 5 2020

bạn tham khảo nha:

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về buổi lễ chào cờ diễn ra như thế nào

Sáng thứ hai đầu tuần nào tôi cũng mang theo tâm trạng háo hức để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi yêu nó bởi cái không khí trang nghiêm mà nó mang lại.

II. Thân bài

1. Tả khung cảnh của buổi lễ chào cờ ở trường em.

  • Như thói quen tôi luôn đến trường sớm vào sáng thứ hai. Buổi sáng thứ hai tật đẹp. • Không khí trong lành, mát mẻ.
  • Bầu tời cao, trong xanh điểm những đảm mây trắng.
  • Ông mặt trời lên cao tỏa những sợi nắng vàng nhạt xuống vạn vật.
  • Một tuần mới bắt đầu mọi thứ như khoác một màu tươi mới.
  • Ở cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay nhè nhẹ trong nắng ấm trông thật rực rỡ.

2. Tả các hoạt động trong giờ chào cờ

  • Đầu tuần ai cũng đến sớm. Lớp trực tuần xếp ghế giáo viên, chuẩn bị các tiết mục.
  •  Sau khi mọi thứ chẩn bị xong, tiếng trống trường vang lên, học sinh trên sân đừng mọi hoạt động không ai bảo ai xếp thành những hàng ngay ngắn trong khu vực của lớp mình. Cả sân trường lợp một màu áo trắng khăn đỏ.
  • Bạn liên đội trưởng hô dõng dạc: Nghiêm! Chào cờ! Chào! Tất cả học sinh và giáo viên đều nghiêm chỉnh đưa bàn tay phải lên đầu chào cờ.
  • Sau giây phút trang nghiêm ấy, bài quốc ca hùng tráng vang lên thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc. 
  • Sau đó là những tiết mục văn nghệ. Rồi đến lời nhận xét của lớp trực tuần về những ưu khuyết còn tồn tại trong tuần trước và đề ra mục tiêu trong tuần này.
  • Buổi chào cờ kết thúc song vẫn để lại dư âm trong lòng nhiều người.

III. Kết bài .

  • Cảm xúc của bản thân về buổi chào cờ

Tôi rất thích buổi chào cờ đầu tuần. Buổi chào cờ như tiếp thêm cho tôi động lực để bước vào một tuần mới đầy thú vị. Tôi sẽ mãi không quên buổi học đặc biệt này.

hok tốt

*Ryeo*

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

19 tháng 4 2020

quá hạn chưa tớ chép cho

9 tháng 3 2019

6s5b 8ved5.,tyd7is5rixhd5kycxt8 ujjjsdijhy77775kdss57iwrtuuuuuuuuuuuuu5     e57i97i97i97i97i97i97i97i97i97i9ddeeeeeeeeeeeeei9ty7i96dr6dr6dr6dr6dr6drtfii76rrrrrrffdid chắc chắn cô cua bạn sẽ khen 

14 tháng 1 2018

Mở bài :
​Giới thiệu cảnh định tả .
Cánh đồng em tả ở vùng nào ?
Đó là một vùng trung du , đồi núi nối đuôI nhau , có một dảI đất chạy dài dưới chân đồi tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp .
Quê em ở Phù Linh , một vùng quê cách trung tâm huyện Sóc Sơn 4 km 
Em quan sát cánh đồng trong hoàn cảnh nào ?
Một buổi sáng mùa đông em cùng mẹ bẻ ngô .
Ngắm cánh đồng lúa vào buổi sáng thật là đẹp .
Thân bài : 
Tả bao quát toàn cánh đồng 
Cánh đồng đó có rộng không chạy từ đâu tới đâu ?
+ Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như như một dảI lụa xanh chạy dàI từ quốc lộ Một đến tận các chân đồi .
+Cánh đồng làng em khá rộng , từ làng ra tới quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài gần hai cây số . 
Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào ? và những loại hoa màu nào ?
+ Trồng lúa vụ đông ( Vụ mùa …..) 
+ Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù khiến cho quanh năm xanh tốt, thu hoạch cao . 
Tả từng phần cánh đồng 
Khi bình minh lên cánh đồng đẹp như thế nào ?Giống lúa gì ? đang ở thì nào ?
+Khi bình minh xuất hiện , cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc .
Khi mặy trời lên cao , cánh đồng như thế nào ?
+ Khi mặt trời lên cao , tan dần , cánh đồng hiện lên , màu xanh của lúa đang thì con gái che kín mặt ruộng , đẹp như một tấm thảm xanh .
+ gió xuân từ trên đồ cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng .
+Trên bầu trời mây trôi nhè nhẹ , những chú chim hót líu lo bay ngang trời 
-Từng thửa ruộng lớn nhỏ ra sao ?
+ Mùa này , vùng ruộng sâu trồng lúa , lúa đang thì con gáI xanh mơn mởn
+ Vùng ruộng cao trồng ngô , khoai langvà đậu xanh , đậu đen , những vùng trông khoai lang tươI tốt , những bãI ngô bắt đầu thu hoạch , những luống đậu thấp lè tè , xùm xoà …
+ DảI lúa xanh ấy quanh năm vụ nối vụ . Hết lúa lại khoai , ngô , sắn , rau màu …..Cánh đồng luôn được nhuộm mới những sắc màu cuộc sống .
Có người làm việc ngoài đồng không ?Họ đang làm gì ? Có cây bóng mát không ? Có chim chóc không ? Chúng ở đâu và đanh làm gì ? 
+ Người làm việc rải rác trên cánh đồng . Đó đây điểm xuyết những cây bóng mát cao lớn , chim chóc bay lượn , Tiếng còi và tiếng động cơ của xe ô tô văng vẳng .
+ Hoặc Đây đó , xuất hiện bóng người ra thăm ruộng lúc ẩn lúc hiện , làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao . 
+ Những chiếc xe bò chở phân ra đồng , bón thúc cho lúa.

14 tháng 1 2018

Mở bài:
Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cảnh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

13 tháng 2 2020

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. 

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. 

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. 

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

13 tháng 2 2020

Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, trường em đều có một buổi chào cờ đầy hữu ích. Đây được coi là một hoạt động thường lệ của trường và là một buổi sinh hoạt đầu tuần rất ý nghĩa đối với học sinh toàn trường nói chung và đối với em nói riêng.

Giờ chào cờ được bắt đầu bằng tiếng trống trường rộn rã vang lên lúc bảy giờ sáng. Âm thanh tiếng trống giục giã như đang thúc giục chúng em. Đây là tiếng trống bắt đầu một tuần làm việc mới. Sau tiếng trống trường là hàng loạt các học sinh ồ ạt chạy ra từ phía các lớp học. Tiếng cười đùa vang lên nhưng rất nhanh lại lắng xuống. Học sinh nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, hàng ghế đỏ xen lẫn đồng phục trắng tinh làm sân trường trở nên tươi tắn, rạng ngời hơn hết thảy. Các bạn học sinh xếp thành từng hàng ngay ngắn, không gian dần trở nên yên ắng, trang nghiêm. Cô tổng phụ trách bước lên bục, dõng dạc hô: “ Xin kính mời các thầy cô giáo và các em học sinh đứng dậy để chuẩn bị làm lễ chào cờ… Nghiêm! Chào cờ, chào. “ Tiếng hô dứt khoát, rành mạch và tiếp đó là tất cả học sinh bên dưới cùng các thầy cô hai bên lễ đài đồng loạt giơ tay lên ngang trán làm động tác chào cờ. Tiếng cờ bay phấp giới trong gió cùng với nghi thức trang trọng làm không khí trở nên trang nghiêm hơn bao giờ hết. Sau khi chào cờ xong, thầy hiệu trưởng đại diện cho toàn bộ các thầy cô giáo trong trường lên phát biểu. Người thầy đáng kính với mái tóc hoa râm nở nụ cười hiền từ bước lên bục chính của lễ đài phổ biến nội dung công tác tuần. Thầy mở cuốn sổ màu đen quen thuộc ra, đeo vào cặp kính lão, cất lên giọng nói đầm ấp, rõ ràng. Cả trường như bị cuốn theo lời nói của thầy, tấ cả đều chăm chú lắng nghe, tiếng thầy vang dội khắp khuân viên trường học. Đôi lúc cơn gió sẽ khẽ khàng thổi lên cành cây tạo nên âm thanh xào xạc như hưởng ứng. Trong vườn trường những bông hoa cũng rung rinh đưa mình theo cơn gió buổi sớm, ánh nắng mặt trời xuyên qua kẽ lá cành cây, sải những bước chân dài trên mặt đất, làm những cành hoa nhỏ xuống những hạt sương đêm. Toàn trường yên ắng đến lạ, dường như ngoài tiếng nói âm vang của thầy hiệu trưởng chỉ còn những chuyển động hết sức tinh vi đến từ thiên nhiên. Trong các lớp học, bảng đen im lìm bên phấn trắng, bàn ghế ngay ngắn thẳng hàng như đang chờ được làm việc. Sau khi đã trình bày xong những nội dung, dự định của tuần học mới là đến lúc đọc xếp loại từng lớp trong tuần học vừa qua và cuối cùng là tiết mục văn nghệ đến từ một lớp nào đó, mỗi tuần mỗi lớp sẽ làm một tiết mục văn nghệ để biểu diễn vào sáng thứ hai. Hầu hết các tiết mục đều là ca hát và tuần này cũng không ngoại lệ. Tiếng hát của bạn nữ bước lên như một liều thuốc kì diệu, giúp thầy trò sảng khoái, thoải mái, giúp thư giãn khỏi những căng thẳng của công việc đã qua, giúp ta vui vẻ hơn đón nhận một tuần dạy và học mới.

Mỗi giờ chào cờ đến, quang cảnh trường học lại trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Em rất yêu thích không khí nghiêm trang ấy và đây sẽ mãi là hồi ức đẹp để em nhớ lại cho đến mãi sau này.

24 tháng 3 2020

đúng r đấy

4 tháng 2 2021

Bài làm:

    Hôm nay là ngày chúng tôi phải về lại trường học sau 3 tháng nghỉ dịch như nghĩ hè. Bạn bè tập họp sum vầy vui vẻ biết bao . Những ngày không gặp lại bạn bè khiến tôi càng háo hức đến trường hơn.

     Cỏng trường luôn chào đón các học sinh đến trường. Các anh chị cờ đỏ gác cổng không cho ai ra khỏi trường khi không có việc. Những tán lá của cây phuongwj mà tôi rất nhớ thương khi nghĩ dịch. Vào lớp là những bàn cái ghế thân thương. tôi treo cặp sách của tôi bên bàn đó và chạy ra khoảng sân trường rộng lớn tận hưởng một bầu trời  thoáng mát của buổi sáng sớm. 

     một lúc sau, bạn bè các em nhỏ đều đã có mặt đầy đủ chuẩn bị cho tiết học đầu tiên. Những nguwofi đã hoàn thành công việc chuẩn bị bài vở sắp xếp thì gặp gỡ bạn bè bên lớp khác rũ nhau đi chơi. Nhiều người thif ngồi ghế đá trò chuyện vui vẻ. Những bạn thì chơi trốn tìm, đá cầu,.... 

     sau những giây phút nô đùa vui vẻ, tiếng trống cất lên:" Tùng...Tùng...Tùng." Tiếng trống cho biết chúng tôi phải ngừng trò chơi lại và bắt đầu tiết học đầu tiên sau ba tháng nghỉ dịch như nghĩ hè. 

     Từng giáo viên bộ môn đi đến các lớp dạy học. Các học sinh lấy sách vở nâng niu cuốn sách vật lí, ngữ văn. Tiếng giảng dạy của cô giáo đi vào lòng người vì bao lâu nay cô chưa nói tô tieensg chút nào.

    sau hai tiết hcoj đàu tiên lại vang lên tiếng trống giờ giải lao:" Các bạn lại chơi những trò chơi đang chơi dở. nhìu bạn gái súm lại nói chuyện hay thảo luận bài của ban jbef. Có bạn thì chwoi cờ tướng bạn thắng thì vui mưng, ban jthua thì ngơ ngác, ngu ngu , ngơ ngơ,nhìn trời nhìn đất và tự hỏi:" Thu aowr đau thế nhỉ" còn kia là những bạn đang chơi đá cầu, trái cầu cứ bay lên rồi lại rơi xuosng giống như nó sẽ chẳng bao rơi khỏi chân . và rồi chúng toi phải ngồi lại bàn học tiếp tục những tiết hcoj tiếp theo.

Với những ngày đầu tiên tôi rất rất vui vì sau bao năm tháng thì cuối cùng xũng đã gặp lại bạn với bè thật vui biết bao. Bao nhiêu con người cũng đều vui vẻ giống như toi tôi cảm thấy thật sảng khoái mới mẻ khi về lại ngôi trường thân yêu này

                      --------------->        Chúc bạn học  tốt

6 tháng 5 2016

MB: Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra sự việc.

       Nói sơ lược về cảm nhận lúc đó

TB: Tả bao quát  cảnh vật

        Tả chi tiết cảnh vật

       Hoạt động con người, sự vật

KB: Nêu cảm nhận về cảnh vật đó

6 tháng 5 2016

Mở bài: Giới thiệu về ảnh định tả.

   a) Tả bao quát vẻ đẹp của màn đêm yên tinh

   b) Tả chi tiết:

   Cảnh vât thật yên bình ,tĩnh lặng

   - Ngoài đường ,những đốm đèn  sáng nhấp nháy như những con đom đóm bay lượn trong màn đêm.

   - Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào lúc đó. Khi đó  cảnh vật, con người thay đổi như thế nào (mọi vật, cây cối lặng im, những cái cây đung đưa theo gió ).

   - Những chú chim làm tổ trên những cành cây chao lượn hát những bản tình ca hạnh phúc hoặc những bạn nhạc vui nhộn .

-Những chị bướm bướm là những vũ công ba lê điêu luyện đủ màu sắc bay lượn theo bài hát .

   Kết bài: Cảm nghĩ của em về buổi tối hôm đó .


 

29 tháng 3 2019

DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian làm bài kiểm tra (tiết..., thứ... )
2. Thân bài:
* Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
- Đọc và ghi đề lên bảng.
- Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
- Chuẩn bị giấy làm bài sẵn từ nhà.
- Chép đề, đọc nhiều lần Đềxác định đúng yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý ra nháp.
- Viết bài.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
- Em vui vì làm được bài.
- Hi vọng bài sẽ được điểm cao.
 
II. Bài làm
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!