K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

A, MỞ BÀI.

– Giới thiệu khái quát vấn đề lười biếng trong xã hội hiện nay như thế nào

–Căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi nào, có nguy hại gi?

B, THÂN BÀI.

1. Giải thích.

– “Lười biếng” : Là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… đây gần như là 1 “căn bệnh“.
– Lười biếng là có thể được coi là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Chính vì thế mà đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công 2.Bình luận.

a. Nguyên nhân của sự lười biếng.

* Ở phần này, tùy ý người làm bài có thể cho thêm các nguyên nhân khác.
– Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chân”.
– Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò).
– Do phụ thuộc vào những thứ có sẵn.

b. Biểu hiện của sự lười biếng.
Ngại khó, ngại khổ trước mỗi công việc cụ thể, có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình.
– Lười biếng trong công việc.
+ Công việc nhà.
+ Công việc công ty/tổ chức/…
– Lười biếng trong học tập.
+ Không chịu tự học.
+ Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu… khi làm bài kiểm tra.

c. Tác hại của sự lười biếng.

việc và trong quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống.
– Không mang đến sự thành công trong công việc/cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản.
– Mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”.
– Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời giờ.
– Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.

d. Bình luận phản đề :

– Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích.
– Tập cho mình thói quen tốt trong công việc/đời sống.
– Chăm chỉ mang lại cuộc sống sung túc, bởi “làm việc là con đường dẫn đến thành công
– Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại.
– Nếu cả xã hội đều chăm chỉ, thì đất nước sẽ thịnh vượng, phát triển không ngừng.
e. Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân.

Lười biếng có thể cũng chính là bản chất nhưng trong sổ một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà đó là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì chắn chắn bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng ngay, không có quyết tâm đề thực hiện công việc đến cùng. Gắn với căn bệnh lười biếng chính là sự thiếu kiên trì, thiếu kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
– Bài học : lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta.
– Nhận thức : không nên lười biếng.
– Hành động của bản thân để tránh sự lười biếng :
+ Tích cực rèn luyện các thói quen tốt.
+ Lập thời gian biểu và cố gắng thực hiện tốt.
+ Quyết tâm chăm chỉ.

C. KẾT BÀI.

– Khẳng định vấn đề lười biếng là một trong những căn bệnh nan y phải được chữa kịp thời.
đừng đề sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. – Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày, ước mơ sẽ nhanh chóng đến với bạn.

11 tháng 8 2021
Tham Khẻo :

1. Mở bài

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước.
- Lời dạy của Bác Hồ nêu bật nhiệm vụ của thiếu nhi: "Học tập tốt, lao động tốt".

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp.

b. Lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn:
- Tuổi nhỏ phải biết học tập tốt vì: chuẩn bị kiến thức cho tương lai, hoàn thiện bản thân, gặt hái thành công.
Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Ký...
- Tuổi nhỏ cũng phải biết lao động: Dù chưa làm được những việc lớn lao, ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, rèn tính cần cù, có trách nhiệm
Dẫn chứng: Giúp cha mẹ dọn dẹp vệ sinh ngôi nhà thân yêu; vệ sinh trực lớp, trồng cây xanh...

c. Bài học cho học sinh:
- Học tập có phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt.
- Chăm chỉ lao động để rèn luyện bản thân và làm được nhiều việc ý nghĩa.

3. Kết bài

- Khẳng định lời dạy của Bác.
- Yêu Tổ Quốc càng phải chăm học chăm làm.

11 tháng 8 2021


 

    

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Học Tập Tốt, Lao Động Tốt (Chuẩn)

Đối với mỗi đất nước, có thể nói, thế hệ trẻ chính là nguồn sức sống, là tương lai của đất nước đó. Bác Hồ, một nhà cách mạng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vô cùng yêu quý và quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác từng dạy các cháu 5 điều phải thực hiện để trở thành người chủ tương lai của Tổ quốc, một trong 5 điều Bác dạy mà thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, là lời dạy: "Học tập tốt, lao động tốt".

Lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng hiểu "Học tập tốt" là ra sức tiếp thu tri thức, mở mang hiểu biết của bản thân. Hiểu rõ hơn, học tập tốt trước tiên là thực hiện mọi nhiệm vụ học tập mà thầy cô hướng dẫn và giao cho học sinh. Học tập tốt cũng là nâng cao tinh thần tự học, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn "lao động tốt" chính là cần chăm chỉ làm việc. Việc làm của tuổi nhỏ chưa là những việc lớn lao, nhưng chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, có ích. Bởi lao động không chỉ đem lại hiệu quả cho đời sống, mà còn là sự rèn luyện tính cần cù và tinh thần trách nhiệm ngay từ khi bạn còn rất nhỏ, chỉ có tinh thần yêu lao động mới đem đến cho chúng ta sự no ấm và hạnh phúc.

Lời dạy của Bác Hồ thật vô cùng đúng đắn và quý giá đối với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bởi vì, tuổi nhỏ là tuổi để học tập và hoàn thiện bản thân. Quá trình học tập của mỗi con người không chỉ là quá trình bồi dưỡng kiến thức khoa học và xã hội, mà chính là quá trình khám phá những điều mới mẻ, khám phá chính bản thân mình, để không ngừng hoàn thiện. Từ đó, "học tập tốt" giúp cho con người có thể gặt hái thành công, tìm ra hướng đi đúng cho cuộc sống của mình. Trong tích xưa truyện cũ của dân tộc ta, người xưa có nêu tấm gương Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, chăm học, quyết vượt qua mọi gian khó để học tập tốt. Cuối cùng, từ một cậu bé chăn trâu, ông đã trở thành một trạng nguyên với tài hoa lừng danh đất Việt. Tấm gương của trạng nguyên càng cho chúng ta thấy, chỉ có học tập mới có thể giúp con người vươn lên, thay đổi số phận. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng vậy: sinh ra là một đứa trẻ bị liệt đôi tay, tương lai tưởng chừng như khép lại trước mặt thầy. Nhưng chính tinh thần không ngừng học hỏi, kiên quyết vươn đến chân trời tri thức đã giúp thầy tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà văn, nhà giáo, thành tấm gương cho thế hệ trẻ khâm phục và noi theo không ngừng học tập.

Bên cạnh học tập cho tốt, tuổi nhỏ cũng cần phải biết "lao động tốt", đừng nghĩ rằng tuổi niên thiếu chỉ là học và vui chơi. Bác Hồ từng dạy rằng: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Việc lao động của chúng ta không phải chỉ giúp ông bà, cha mẹ bớt nhọc nhằn, hay giúp trường lớp của chúng ta xanh, sạch, đẹp, mà tuổi nhỏ lao động còn là để rèn kỹ năng sống, rèn tính cách tốt. Một bạn trẻ biết cần cù lao động từ nhỏ, khi lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một công dân tích cực làm việc để xây dựng quê hương. Việc lao động tốt của tuổi học sinh là làm việc nhà, vệ sinh trường lớp, góp phần gìn giữ môi trường sống, làm những công tác xã hội vừa sức. Khi đó, thời thơ ấu của chúng ta lại càng thêm đẹp và có ý nghĩa.

Để "Học tập tốt, lao động tốt" như lời dạy của Bác Hồ, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học. Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu. Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.

Tóm lại, dù Bác Hồ đã đi xa, nhưng năm điều Bác dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho tuổi nhỏ dưới mái trường. Trong đó, "Học tập tốt, lao động tốt" luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam yêu Tổ quốc, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết chăm học chăm làm, không ngừng rèn luyện vươn lên theo kịp thời đại. Chỉ có như vậy trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc mà cha ông đã đem xương máu để dựng xây.

--------------------HẾT-------------------

28 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài:

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệĐặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng yêu nước

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kỳ chiến tranh

Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

”Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

* Thời kỳ hòa bình

Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.

Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. 

3. Vai trò của lòng yêu nước

Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đángBảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

III. Kết bài:

Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt NamKêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.

26 tháng 4 2021

Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói "Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.

  • Tham khảo trên Internet.

Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước trong hoàn cảnh mới. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.)

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

 

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước trong hoàn cảnh mới.

29 tháng 4 2021

xây dựng thủ đô chứ kp xây dựng quê hương đất nước nha