K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2018

Dàn ý bài tập làm văn Kể lại một chuyện về quê nội

1. Phần Mở bài

  • Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
  • Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
  • Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.

2. Phần Thân bài

a. Giới thiệu về quê nội

  • Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
  • Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
  • Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
  • Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.

b. Kỉ niệm dáng nhớ trên quê nội 

Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.

  • Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
  • Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
  • Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
  • Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
  • Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
  • Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.

Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.

  • Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
  • Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
  • Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.

3. Phần Kết bài

- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phải về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.

  • Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
  • Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.

* Những điều cần nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể lại một chuyện về quê nội:

  • Đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài.
  • Em về quê vào thời gian nào?
  • Em có kỉ niệm gì trong lần về quê đó?
  • Tình cảm và suy nghĩ của em sau chuyến về thăm quê nội ra sao? 

Dàn ý kể về một chuyến đi chơi xa

Bạn đang gặp khó khăn trong học văn và cảm thấy ngán ngẫm với môn này. Chính vì thế những bài viết về môn văn sẽ khiến bạn áp lực và nặng nề. để giúp bạn có động lực hơn trong học văn, chúng tôi sẽ có những bài văn viết về các chủ đề để bạn tham khảo. bài viết dưới đây xin chia sẻ một bài viết lập dàn ý kể chuyện về một chuyến đi chơi xa.

I. Mở bài: Giới thiệu chuyến di chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: Kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

  • Trên đường đi rất nhiều cây lá
  • Hai bên đường rậm rạp
  • Những đường đèo quanh co và uốn khúc
  • Em đi trên những vực đều sâu thẳm
  • Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi
  • Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

  • Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá
  • Bầu trời se lạnh và nên thơ
  • Một thành phố rất đáng để đến
  • Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….
  • Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

  • Kết thúc 1 tuần em lại về
  • Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

Em cảm thấy rất vui

Em sẽ đến đây vào một ngày không xa. 

29 tháng 7 2018

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài kể lại buổi đi dã ngoại

1. Dàn ý 1 cho đề kể lại buổi đi dã ngoại

a. Mở bài

Giới thiệu chuyến đi dã ngoại của em: Nghỉ hè năm nay, vì đã thực hiện được lời hứa đạt danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố mẹ cho đi dã ngoại ở Vũng Tàu

b. Thân bài

Kể lại những hoạt động trong chuyến đi dã ngoại

  • Bắt đầu chuyến đi: Chiếc xe lăn bánh, ngồi trên xe ngắm khung cảnh bên ngoài, hình ảnh thành phố vào buổi sáng sớm sao mà bình yên và đẹp đến thế.
  • Miêu tả địa điểm dã ngoại: Trước mắt em là một bãi biển trải dài, thơ mộng và quyến rũ, tràn đầy sức sống khiến em mê mẩn ngắm nhìn không rời mắt
  • Cảm nhận về địa điểm dã ngoại: em cảm thấy thật thư thái và yên bình đến lạ, thật phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi người
  • Các hoạt động diễn ra: Chơi ngoài biển cho tới xế chiều, em đã xây được những lâu đài cát, nhặt được một túi những con ốc đủ màu sắc

c. Kết bài

Cảm nhận về chuyến đi dã ngoại của em: trước khi lên xe em ngoảnh lại nhìn bãi biển một lần nữa, trong suy nghĩ của em thốt lên rằng, Việt Nam thật tuyệt đẹp

2. Dàn ý 2 cho đề kể lại chuyến đi dã ngoại đáng nhớ

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra buổi dã ngoại: Sau một kỳ thi học kỳ đầy căng thẳng, em và các bạn trong lớp rủ nhau đi dã ngoại ở công viên Thủ Lệ.
  • Nêu ấn tượng chung về buổi dã ngoại: Buổi dã ngoại hôm đó thực là đáng nhớ.

b. Thân bài

  • Kể lại diễn biến của buổi dã ngoại

+ Phân công chuẩn bị cho buổi dã ngoại:

  • Bạn thì mang bánh kẹo, bạn lại mang khăn trải để cả nhóm cùng trải ra ngồi, có bạn lại mang theo cốc giấy và nước ngọt,…
  • Riêng em, em xung phong mang theo một chiếc máy ảnh cơ.

+ Thăm quan các loài thú trong công viên:

  • Những chú khỉ: tinh nghịch, cứ nhảy nhót và leo trèo khắp nơi. Có mấy chú bạo gan còn chìa đôi tay ra để xin chúng em cho ăn bim bim và chuối nữa.
  • Những chú hổ với bộ lông với những vằn màu cam đi lại trong chuồng trông thật oai phong, mỗi bước đi chậm rãi song rất mạnh mẽ, thể hiện được uy thế của “Chúa sơn lâm”.
  • Những chú cá sấu dài ngoằng, bộ da sần sùi gớm ghiếc nhe những chiếc răng nanh nhọn hoắt ra như để doạ chúng em vậy.
  • Ở một góc xa xa là một đôi công: công đực với bộ lông dài, rực rỡ xoè ra trông thật bắt mắt, còn công cái với bộ lông màu xanh pha tím dịu dàng thì đang đi theo công đực, dáng đi trông thật ngộ nghĩnh làm sao!
  • Chú hươu cao cổ với chiếc cổ dài ơi là dài. Với chiếc cổ dài đó, chú dễ dàng với lên những cành cây ở tít trên cao để mớm lấy những chiếc lá tươi ngon bỏ vào miệng.

+ Chơi các trò chơi trong công viên: ngôi nhà đồ chơi và cầu trượt, nào là trò tàu hoả Bắc – Trung – Nam chạy quanh công viên; lại có trò chơi tàu lượn cao tốc, đu quay, nhà bóng…

+ Liên hoan:

  • Sau khi đã chơi được khá nhiều trò chơi, chúng em liền trải chiếc khăn mang theo ra một bãi cỏ xanh mướt và cùng bày bánh kẹo, nước ngọt ra liên hoan.
  • Vừa ăn, cả nhóm cùng nói chuyện, cười đùa vui vẻ.
  • Bạn Tuấn – cây văn nghệ của lớp, còn hát tặng cho cả nhóm mấy bài hát thật hay.

c. Kết bài

  • Nêu kết thúc của buổi dã ngoại:
  • Sau khi liên hoan xong, em liền chụp cho cẩ nhóm một bức ảnh kỉ niệm.
  • Chúng em còn dọn dẹp sạch sẽ, nhặt rác rồi mới đứng dậy ra về vì không muốn vứt rác bừa bãi ra nền cỏ của công viên.
  • Cảm nghĩ của em về buổi dã ngoại đó: Dù đã về rồi nhưng ai cũng cảm thấy buổi đi chơi hôm nay thật là vui và thú vị, giúp chúng em thư giãn sau bao ngày tháng học hành vất vả. Chắc chắn em sẽ mãi nhớ về buổi dã ngoại tuyệt vời này!

II. Bài tham khảo cho đề kể lại chuyến dã ngoại đáng nhớ

1. Bài tham khảo 1

Nghỉ hè năm nay, vì đã thực hiện được lời hứa đạt danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố mẹ cho đi dã ngoại ở Vũng Tàu. Biết được tin trước đó một tháng em đã cảm thấy rất vui và hào hứng trước chuyến đi này.

Chiếc xe lăn bánh, ngồi trên xe ngắm khung cảnh bên ngoài, hình ảnh thành phố vào buổi sáng sớm sao mà bình yên và đẹp đến thế. Nhưng sau vài giờ đi, em còn ngỡ ngàng hơn trước vẻ đẹp của biển, đó chính là biển Vũng Tàu. Trước mắt em là một bãi biển trải dài, thơ mộng và quyến rũ, tràn đầy sức sống khiến em mê mẩn ngắm nhìn không rời mắt. Lên nhận phòng rồi đứng ở hành lang đối diện với biển em cảm nhận được từng làn gió biển nhẹ nhàng khẽ luồn qua tóc, mùi của gió thật nồng nàn khiến con người ta say mê.

ke-lai-buoi-di-da-ngoai-picnic-ma-em-da-tung-tham-gia-van-mau-lop-3-tuyen-chon

Kể lại buổi đi dã ngoại Picnic mà em đã từng tham gia văn mẫu lớp 3 tuyển chọn

Bầu trời trong xanh, nắng nhẹ nhàng, một vài đốm mây với mấy chú chim biển bay lượng quanh làm em cảm thấy thật thư thái và yên bình đến lạ, thật phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi người. Đặt chân xuống bãi biển, cảm giác man mát của cát mịn em có cảm giác như mình đang đứng trên bãi cát vàng bằng nhung vậy, thật êm ái và dễ chịu, từng đợt sóng nhỏ lăn tăn khẽ xô vào bờ, khung cảnh tuyệt đẹp như thiên đường. Chơi ngoài biển cho tới xế chiều, em đã xây được những lâu đài cát, nhặt được một túi những con ốc đủ màu sắc hình dáng đẹp mắt, thật vui và thật thoải mái.

Trở về phòng, thu dọn để về, trước khi lên xe em ngoảnh lại nhìn bãi biển một lần nữa, trong suy nghĩ của em thốt lên rằng, Việt Nam thật tuyệt đẹp, đất nước của những danh lam thắng cảnh tuyệt trần. Hình ảnh của bãi biển Vũng Tàu đã mãi in sâu vào trong tâm trí của em.

2. Bài tham khảo 2

Sau một kỳ thi học kỳ đầy căng thẳng, em và các bạn trong lớp rủ nhau đi dã ngoại ở công viên Thủ Lệ. Buổi dã ngoại hôm đó thực là đáng nhớ.

Ngay từ sáng sớm, em và các bạn đã cùng hẹn nhau ở trước cổng công viên. Chúng em đã phân công nhau từ hôm trước, mỗi người sẽ mang một thứ: bạn thì mang bánh kẹo, bạn lại mang khăn trải để cả nhóm cùng trải ra ngồi, có bạn lại mang theo cốc giấy và nước ngọt,… Riêng em, em xung phong mang theo một chiếc máy ảnh cơ. Em thầm háo hức khi nghĩ đến việc sẽ chụp được thật nhiều ảnh đẹp hôm nay…

Chúng em lần lượt đi thăm quan các loài thú trong công viên. Những chú khỉ tinh nghịch cứ nhảy nhót và leo trèo khắp nơi khiến chúng em thấy thật thích thú. Có mấy chú bạo gan còn chìa đôi tay ra để xin chúng em cho ăn bim bim và chuối nữa. Những chú hổ với bộ lông với những vằn màu cam đi lại trong chuồng trông thật oai phong, mỗi bước đi chậm rãi song rất mạnh mẽ, thể hiện được uy thế của “Chúa sơn lâm”. Những chú cá sấu dài ngoằng, bộ da sần sùi gớm ghiếc nhe những chiếc răng nanh nhọn hoắt ra như để dọa chúng em vậy. Ở một góc xa xa là một đôi công: công đực với bộ lông dài, rực rỡ xoè ra trông thật bắt mắt, còn công cái với bộ lông màu xanh pha tím dịu dàng thì đang đi theo công đực, dáng đi trông thật ngộ nghĩnh làm sao! Nhưng trong tất cả các loài thú đó, em thích nhất là chú hươu cao cổ với chiếc cổ dài ơi là dài. Với chiếc cổ dài đó, chú dễ dàng với lên những cành cây ở tít trên cao để mớm lấy những chiếc lá tươi ngon bỏ vào miệng.

Sau khi đã thăm quan các loài thú trong công viên, chúng em cùng rủ nhau chơi những trò chơi trong công viên. Có biết bao trò chơi thú vị: nào là ngôi nhà đồ chơi và cầu trượt, nào là trò tàu hoả Bắc – Trung – Nam chạy quanh công viên; lại có trò chơi tàu lượn cao tốc, đu quay, nhà bóng…Sau khi đã chơi được khá nhiều trò chơi, chúng em liền trải chiếc khăn mang theo ra một bãi cỏ xanh mướt và cùng bày bánh kẹo, nước ngọt ra liên hoan. Vừa ăn, cả nhóm cùng nói chuyện, cười đùa vui vẻ. Chúng em kể cho nhau nghe những chuyện vui lượm lặt được trên báo đài, những câu chuyện hay về lớp, bạn bè. Bạn Tuấn – cây văn nghệ của lớp, còn hát tặng cho cả nhóm mấy bài hát thật hay. Chúng em đều cảm thấy gắn bó với nhau hơn, và thêm hiểu, yêu quý nhau hơn.

Sau khi liên hoan xong, em liền chụp cho cả nhóm một bức ảnh kỉ niệm. Chúng em còn dọn dẹp sạch sẽ, nhặt rác rồi mới đứng dậy ra về vì không muốn vứt rác bừa bãi ra nền cỏ của công viên. Dù đã về rồi nhưng ai cũng cảm thấy buổi đi chơi hôm nay thật là vui và thú vị, giúp chúng em thư giãn sau bao ngày tháng học hành vất vả. Chắc chắn em sẽ mãi nhớ về buổi dã ngoại tuyệt vời này!

Bn nhớ dựa vào dàn ý và bài làm tham khảo để làm nhé. Chúc bn hok tốt! 

7 tháng 8 2018

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Hok tốt !

7 tháng 8 2018

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

CHÚC BN HỌC TỐT!

DÀN Ý : 

 A. MỞ BÀI : 

nêu luận điểm khẳng định  : mỗi ngày đến trường là một ngày vui .

B. THÂN BÀI : 

*Nêu lý do vì sao bạn lại khẳng định như trên ?hay niềm vui đó là gì ?  

⇒nêu cái thú vui ; và hoạt động ở trường bạn bằng biện pháp liệt kê .

*Cùng với đó là kết hợp những biện pháp tu từ đã học . 

* Nêu lên những lợi ích và niềm vui khi đến trường . Đồng thời nêu lên tác hại của việc nghỉ học không phép ; trốn học hay bỏ tiết ,..... 

C, KẾT BÀI : 

gửi lời nhắn nhủ tới các bạn học sinh . và khẳng định lại luận điểm chính một lần nữa . 

“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui!”. Có lẽ với mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng đọc, từng nghe thấy câu khẩu hiệu này. Nhưng có ai đã từng đặt câu hỏi ngôi trường mang lại niềm vui gì cho chúng ta? Và không biết có ai đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này không? Mỗi người sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận của riêng mình, nhưng với bản thân tôi ngay từ thời cắp sách đến trường cho đến bây giờ được đứng trên giảng đường của một trường đại học, cảm nhận về ngôi trường vẫn không thay đổi. Nơi đây không chỉ tạo ra một môi trường học tập xây dựng kiến thức mà còn giúp cho bản thân có được những bài học trong cuộc sống trong từng lời chỉ bảo của thầy cô từ những lần phạm lỗi, hay sai trái để bản thân được hoàn thiện và đi đến thành công. Vì vậy với cương vị là một giáo viên làm việc trong ngôi trường đại học hiện đại và phát triển, tôi luôn mong muốn cho sinh viên đến trường có một tâm trạng như tôi. Để làm được điều đó không phải đơn giản cần sự quyết tâm, kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều ý tưởng. Và qua buổi Semina “Lời phê hơn điểm số” do trường ĐH Đông Á tổ chức đã tạo cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy tìm lời giải cho vấn đề này, bởi đây cũng là một yếu tố khá quan trọng mang lại niềm vui cho sinh viên mỗi khi đến trường. Do đó bản thân cũng có đôi dòng trao đổi nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Mỗi ngày đến trường là một niềm vui

Với chúng ta ai ai cũng hiểu khi nghe đến câu “Lời phê hơn điểm số” bởi ngay từ thời phổ thông chúng ta luôn được nhận các điểm số kèm lời phê cho mỗi bài văn, bài toán. Điểm số sẽ định lượng kết quả của các em, còn lời phê giúp các em cảm nhận được thành quả mình đã bỏ ra được đánh giá như thế nào, đồng thời qua đó cũng thể hiện được sự quan tâm của người thầy người cô đối với những gì mà các em đã bỏ ra. Các em sẽ biết được mình đã đạt đến mức nào và cần phải cố gắng khắc phục ở phần nào để có kết quả như mong muốn. Chính những lời phê lời chỉ dẫn của thầy cô sẽ giúp các em định hướng đúng con đường đi của mình dù hiện tại kết quả các em đạt tốt hay chưa tốt.

Và bây giờ khi các em không còn là học sinh phổ thông mà đã trở thành các sinh viên trong các trường đại học, các em đã tự lập, làm chủ bản thân làm chủ cuộc sống thì lời phê có hơn điểm số với các em không? Nhưng một điều tôi chắc chắn là với các em điểm số là điều kiện cần nhưng lời phê là điều kiện đủ giúp cho các em tìm được sự thoải mái, thỏa mản trong học tập. Các em sẽ không còn đặt các câu hỏi vì sao mình đạt điểm số đó, vì sao mình có kết quả đó. Đồng thời qua các lời phê sẽ giúp các em có động lực hơn trong học tập.

Tuy nhiên lời phê trong các bài thi, bài kiểm tra sẽ không giúp sinh viên có được kết quả như mong muốn. Để đem lại một hiệu ứng, một tín hiệu tốt cho sự tương xứng giữa lời phê và điểm số thì chúng ta cần sử dụng lời phê ngay trong từng buổi lên lớp, buổi trò chuyện. Cụ thể trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi cho sinh viên tránh làm cho sinh viên tự ti, và thu mình. Mỗi khi sinh viên hoạt động trả lời bài, giáo viên cần tìm ra những điểm mạnh, điểm tích cực của từng sinh viên để khen ngợi sau đó mới chỉ dẩn cho sinh viên những điều em chưa làm được cần khắc phục để hoàn thiện và khắc sâu hơn. Và sau này điểm số trong các bài thi giữa kì, kết thúc môn là câu trả lời cho lời phê mà giáo viên đã đưa ra. Như vậy lời phê mới có ý nghĩa và giá trị đối với sinh viên.Bên cạnh đó các lời khuyên những lơi chỉ bảo trong các buổi trò chuyện sinh hoạt giữa thầy và trò cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp các em tạo hứng thú yên tâm trong học tập, có điểm tựa để định hướng cho con đường mà các em đã chọn.

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Nhưng điều mà một người giáo viên cần lưu ý khi sử dụng lời phê đó là cần sử dụng đúng cách, đúng lúc bởi như thế mới phát huy tác dụng. Chúng ta cần xác định chúng ta sẽ phê trong hoàn cảnh nào, phê cái gì để chúng ta chọn cách phê như thế nào cho hiệu quả. Nếu phê cho bài thi, bài kiểm tra chúng ta sẽ phê ngắn gọn, đúng trọng tâm, chỉ cái được, cái chưa được nhưng cũng cần lưu ý chúng ta đang phê cho môn học nào, bởi mỗi môn học có một đặc thù riêng, chúng ta phải có cách phê khác nhau. Còn nếu khi chúng ta đưa ra “lời phê” trong tiết học chúng ta không nên phê quá ngắn mà nên đưa ra những lời phê có tính chất khích lệ, cổ súy mang lại lòng tin của sinh viên trong lòng mọi người trong lớp: “Bạn A hôm nay làm bài rất tốt, bạn đã biết vận dụng tốt kiến thức cũ và kiến thức mới để làm bài, lần sau cần phát huy nha, cô sẽ cộng điểm cho bạn vào điểm giữa kì, các bạn trong lớp cũng cố gắng nha” Hay nếu sinh viên trả lời chưa đúng thì là giáo viên không nên nhận xét là em trả lời vậy là sai mà giáo viên nên bắt đầu bằng một lời khen sau đó phân tích vì sao câu trả lời đó chưa đúng ví dụ "Cô rất cảm ơn về câu trả lời của bạn,bạn đã có tinh thần xây dựng bài, câu trả lời của em đã có ý tuy nhiên vấn đề cần giải quyết ở đây có một điểm bạn chưa nhận ra vì vậy cô và các em sẽ cùng giải quyết”. Qua từng lời khen sẽ giúp sinh viên tự tin vào mình, vui mừng về kết quả đóng góp của mình được lớp và cô ghi nhận. Còn những đóng góp của giáo viên sẽ giúp sinh viên sửa đổi để hoàn thiện hơn nhưng những lời góp ý phải xuất phát từ tình thần xây dựng, làm sao sinh viên dễ tiếp nhận, tiếp nhận vui vẻ và sửa đổi khi đó điều chúng ta làm là thành công.

Để kết thúc bài viết của mình tôi xin trích dẫn câu danh ngôn “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” để làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ, hành động của mình trong sự nghiệp trồng người, giúp cho các thế hệ sinh viên luôn có được niềm vui khi đến trường, có niềm tin ở thầy cô, xem trường là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là người anh, người chị tâm giao chứ không phải là những người thầy, người cô khó tính./.

23 tháng 12 2021

đề thi có chữ 0,5 điểm ở ngay kia kìa

9 tháng 5 2018

dung ban a 

mk chac chan 100%

9 tháng 5 2018

 Hằng đẳng thức 1:Bình phương của một tổng:

{\displaystyle (a+b)^{2}=a^{2}+2ab+b^{2}\,}

30 tháng 8 2017

Bạn ơi đây là trang oline math nhé nên bạn chỉ được hỏi các câu liên quan đến toán thôi.

Nếu bạn muốn hỏi về các môn khác thì hãy lên trang h.vn (https://h.vn/) nhé.

25 tháng 4 2020

tiếng việt hay anh văn cũng được mà

9 tháng 9 2018

giả thiết: 1 đường thẳng vuông góc với một trong 2 đường thẳng

kết luận: nó vuông góc với đường thẳng còn lại.

BẬT MÍ CHO BẠN NÈ: GIẢ THIẾT LÀ NHỮNG CHỮ Ở SAU TỪ ''NẾU''

KẾT LUẬN LÀ NHỮNG CHỮ SAU TỪ THÌ 

a b c

9 tháng 9 2018

k mk đi

ai k mk

mk k lại

thanks

25 tháng 12 2021

Bài 5.4

a: Xét ΔADB và ΔEDB có

BA=BE

\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)

BD chung

Do đó: ΔADB=ΔEDB

Sao làm câu A hông zọ!?

bucminh

12 tháng 12 2021

a: \(\widehat{B}=\widehat{HAC}\)