Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố mẹ luôn yêu thương em vô điều kiện. Hằng ngày bố mẹ đi làm vất vả để nuôi em ăn học, hiểu được điều đó em luôn cố gắng làm con ngoan trò giỏi để bố mẹ vui lòng. Rất nhiều việc em làm được bố mẹ khen ngợi nhưng việc em làm giúp mẹ việc nhà hôm Chủ nhật vừa rồi làm em nhớ nhất.
Ngày nghỉ, bố mẹ nghỉ làm và em được nghỉ học. Hôm đó sau bữa trưa mẹ nói thấy đau đầu và đi nghỉ sớm. Tuy là ngày Chủ nhật nhưng cơ quan gọi điện cho bố nói là có việc đột xuất cần giải quyết nên bố phải đi ngay. Thế là còn mình em với mẹ ở nhà. Nằm cùng mẹ, em thấy mẹ nhăn nhó mặt vì đau. Em lo lắng vô cùng hỏi mẹ: "Mẹ đau lắm không? Để con lấy dầu xoa đánh gió cho mẹ nhé". Tuy rất mệt mỏi nhưng mẹ vẫn mỉm cười nói với em: "Mẹ xoa dầu rồi, chắc một lúc nữa sẽ khỏi. Con có biết đánh gió đâu mà giúp mẹ". Em nói với mẹ là em làm được vì đã mấy lần em nhìn mẹ cạo gió cho bố. Thế là lập tức em xoa đầu, xoa trán giúp mẹ. Động tác của em chắc còn vụng về lắm vì là lần đầu tiên em làm việc này. Nhưng mẹ mỉm cười rất tươi nói là mẹ đã đỡ đau nhiều, rồi mẹ nhắc em nằm xuống ngủ cùng mẹ. Buổi chiều tối bố từ cơ quan về, giữa đường bố ghé vào chợ mua thật nhiều đồ ăn. Vì mẹ còn mệt nên hai bố con vào bếp trổ tài nấu nướng. Bố em rất ít khi nấu ăn, còn em đây là lần đầu tiên vào bếp. Em nhặt rau, vo gạo... giúp bố. Tuy em còn vụng về lóng ngóng lắm nhưng bố khen em khéo tay, có sở trường nấu nướng. Bữa tối hôm đó mẹ khen hai bố con chế bón món ăn thật chuyên nghiệp. Mẹ ăn rất ngon và mẹ nói mẹ đã khỏi ốm vì em là liều thuốc tinh thần tuyệt vời nhất của mẹ.
Ngày Chủ nhật trôi đi thật nhanh, nhưng niềm vui cứ theo em tới tận hôm nay. Hóa ra niềm vui của bố mẹ đôi khi chỉ là từ những việc làm nhỏ bé của em. Em sẽ luôn là đưa con ngoan, biết làm những việc tốt cho để bố mẹ vui lòng.
Tham khảo :
Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Bởi thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Là con, chúng ta phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Em cũng thế, em đã làm được một việc tốt khiến cha mẹ em vui lòng và tự hào về em.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời cao và trong, gió mát lành, em đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng em thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ chắc đã ngoài bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng và trông bà thật gầy gò và yếu ớt! Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc cụ đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho cụ quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu em, tại sao em lại không giúp bà cụ qua đường nhỉ? Em định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Em vốn là một đứa trẻ nhanh nhảu, làm mọi việc thường hay hấp tấp, vội vàng, lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Và em cũng đang muốn chạy thật nhanh về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy, em lại không thể cứ vậy mà bỏ đi. Và hình ảnh cụ già mái đầu bạc trắng như cước gợi em nghĩ đến nội của mình. Em tự hỏi nếu như một ngày nào nội cũng trong hoàn cảnh ấy thì nhất định sẽ có một người tốt giúp nội. Và em là cháu gái ngoan của nội, cũng sẽ là một người biết giúp đỡ người khác.Không chần chừ thêm nữa, em chạy ù đến giúp bà. Lúc này đây, nhìn vẻ mặt hiền từ phúc hậu của bà cụ mới giống nội em biết bao! Em liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không ạ? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt cụ đang lúng túng nhưng khi nghe em nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thì tốt quá, bà cảm ơn cháu gái nhỏ!”. Em liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, chính em cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng rồi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, em chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước di. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay em. Qua được bên kia đường, bà thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây. em mới để ý bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng nề. Em liền giúp cụ xách túi về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền em nữa. Vừa đi, em vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, em thấy thương cụ quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều. Em tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là em về nhà muộn cả tiếng đồng hồ. Vừa về đến nhà, em thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Em bước vào nhà, khi cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về muộn thế? Có biết cha mẹ lo lắng cho con lắm không?". Em liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong bố xoa đầu em và bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.
Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt khiến cha mẹ vui lòng. Tuy câu chuyện đã xảy ra khá lâu rồi nhưng nó vẫn luôn in đậm trong tâm trí em. Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đặc biệt không phụ công dưỡng dục và lòng mong mỏi của mẹ cha.
DỀ 1:
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
1. Trong giờ kiểm tra
- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.
- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.
- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
ĐỀ 2:
I. MỞ BÀI
- Người bạn cùng xóm tên là Ngọc sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
II. THÂN BÀI
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Ngọc rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Ngọc và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
III. KẾT BÀI
- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Ngọc.
* Mở bài :
- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
* Thân bài:
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
* Kết bài :
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Đề 1 :
I.MỞ BÀI
- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.
II. THÂN BÀI
- Hoàn cảnh
- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.
- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.
- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.
- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.
- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.
- Giúp bà qua đưòng
- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?
- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.
- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.
- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.
- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.
- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.
- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.
- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.
III.KẾT BÀI
- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.
Đề 2 :
- Mở bài:
- Thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
- Thầy đã dạy em ở năm học vừa qua.
- Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao.
- Nước da ngăm đen.
- Mái tóc điểm bạc.
- Thường mặc bộ veston màu nâu sẫm.
- Thường đeo kính trắng.
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười.
- Hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi đường gân.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh.
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học.
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lđn, nên người.
- Dìu dắt nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
- Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy.
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình.
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
de2
mo bai
gioi thieu ve thay co cu ma em dinh ta
than bai
ta ngoai hinh , tinh cach cua thay co dinh ta
ke ve ki niem cua em voi thay co do
ket bai
noi ve tinh cam cua em doi voi thay co
minh chi biet lam de 2 thui
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.
Tham khảo nha em:
Bố em là sĩ quan hải quân, công tác tại Vân Đồn thuộc tinh Quảng Ninh. Mẹ em là cán bộ tài chính huyện Hoành Bồ. Anh trai em tên là Kiên, học sinh lớp 12 chuyên Toán trường Trung học phổ thông Hạ Long. Em đang học lớp 6, nên được bố mẹ yêu thương, cưng chiểu, được anh trai chăm sóc và quý mến hết mực. Em chỉ mới là một học sinh thuộc diện học khá, đang nỗ lực phấn dấu vươn lên học giỏi. Bố mẹ vẫn thường nói với em: “Bao giờ cô Mai, con gái út ít của bố mẹ “rinh ” phần thưởng học sinh giỏi về để cả nhà mua bò giết thịt ăn mừng đấy!"Hôm nào bố về, bữa ăn gia đình cũng thật vui và ấm cúng. Bố kể chuyện ngoài đảo xa. Mẹ kể chuyện cơ quan. Anh Kiên và em kể chuyện học hành, chuyện vui ở trường, ở lớp.Bữa ăn tối hôm ấy, em kể về một nữ sinh mới của lớp tên là Nhọc, Nguyễn Thị Nhọc. Trong lớp có 18 cô gái, tên cô nào cũng đẹp như: Yến, Hạnh, Quỳnh, Hương,...Cô gái nào cũng xinh. Còn Nhọc thi bé loắt choắt, người đen, tóc đỏ quạch. Nhọc có bộ mặt ngơ ngơ ngẩn ngẩn như một kẻ mất hồn.
Bố lắng nghe rồi nhẹ nhàng hỏi? “Thế con có biết gì về hoàn cảnh gia đình bạn Nhọc không? Cũng nên biết hoàn cảnh gia đình của bạn để cảm thông và quý mến nhau, con ạ!...
- Bố ơi! Bạn ấy bị bọn mẹ mìn bắt bán sang Trung Quốc. Sau hơn một năm, bố mẹ mới tìm được con đưa về. Nhọc học kém nhất lớp, cô Liên chủ nhiệm lại cho về tổ bốn của con. Thật là nặng gánh. Tổ con thế nào cũng mất điểm thi đua!... ”
Anh Kiên nói chen vào:
- Báo Quảng Ninh đã có bài viết rất cảm động về chuyện đó. Nhờ các chú Công an biên phòng mà Nhọc được đoàn tụ với gia đình...
Bố nói:
- Lần sau, bố về phép, con mời bạn Nhọc đến nhà ta chơi nhé. Con và các bạn nên giúp đỡ và thương yêu bạn Nhọc nhiều hơn nữa. Sống ghẻ lạnh và không có tinh thương thì thật đáng chê!
Cũng trong bữa cơm tối ấy, em khoe với bố mẹ là anh Kiên đã có người yêu, chị ấy tên là Hiền, con gái thầy Hùng, bạn học cùng lớp.
- Sao con biết? - Mẹ ngạc nhiên hỏi.
- Con xem nhật kí của anh Kiên nên con mới biết chuyện bí mật đó!
Anh Kiên đỏ mặt lên. Bố khẽ thở dài. Còn mẹ thì đăm chiêu, suy nghĩ. Em thì vô tư, cười rú lên.
Hai hôm sau, bố đã trở về đơn vị. Mẹ ôm con gái bé bỏng vào lòng và nói: “Mai à! Bố không vui về thái độ, tình cảm của con và các bạn dối với Nhọc. Con phải phát hiện ở Nhọc những diều tốt đẹp và cảm thông với cảnh ngộ buồn của bạn mà quý mến, yêu thương chứ. Và còn nữa việc con xem trộm nhật kí của anh Kiên là một việc không tốt. Bố đi xa về nên không muôn trách mắng con. Bố nhắc mẹ nói với con về những điều đó, con phải nhớ lấy. Đừng làm bố mẹ buồn... ”.
Suốt tuần lễ sau đó, tôi cứ buồn và ân hận mãi về chuyện ấy.
Đề 1 , Kể về 1 việc tốt mà em đã làm
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đề 1: Dàn ý
MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
TB:
- Đó là việc gì?
- Thời gian, địa điểm?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
Bài làm
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy,
anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết
thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em
xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.
Bạn tham khảo tạm nhé !
DÀN Ý:
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
- Hành động sai trái của em là gì?
- Thái độ của mọi người lúc đó như thế nào?
2. Thân bài:
* Kể và tả lại sự việc:
- Bữa cơm chiều thứ bảy là dịp đoàn tụ của gia đình.
- Mẹ nấu những món ăn ngon cả nhà ưa thích.
- Bàn ăn được bày biện tươm tất hơn mọi ngày.
- Ông bà, bố mẹ đang chuyện trò vui vẻ.
- VI bịđiểm kém nên em buồn bực, không ngồi vào bàn ăn, mặc cho mọi người mời mọc...
- Bố hỏi lí do, em nói dối là mệt rồi bỏ vào phòng nằm.
- Thái độ và hành động của em đã làm cho ông bà, bố mẹ phiền lòng.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Tự trách mình về sự dối trá và thái độ bất nhã.
- Thầm hứa sẽ không lặp lại hành động sai trái như trên.
Bài làm:
Bố em công tác xa tận trên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nên theo thường lệ chiều thứ bảy cuối tháng là dịp Đềgia đình em đoàn tụ. Thường thường, bữa cơm diễn ra trong không khí ấm cúng và thân thiết. Mọi người cùng san sẻ những chuyện vui buồn hằng ngày và tìm 'thấy dưới mái ấm gia đình một nguồn động viên an ủi rất lớn. Vậy mà trong bữa cơm chiều thứ bảy tuần qua, em đã có một hành động sai trái khiến cho cả nhà phải buồn lòng.
Chuyện là thế này:
Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây Đềchuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích, ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng Đềđấu vài ván với bố em.
Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.
Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: “Vâng ạ! ” rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.
- Cháu Hùng đâu rồi?
- Hùng ơi! Tắm nhanh lên con! Đừng Đềcả nhà chờ!
Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?
Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:
- Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?
Em đáp qua loa cho xong chuyện:
- Vâng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!
Bô' đặt tay lên trán em và nói:
- Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!
Em vẫn khăng khăng:
- Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!
Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì...
Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình lười học, bất nhã đã làm cho buổi sum họp của gia đình mất vui. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.
Đó là một buổi cơm chiều mùa đông ảm đạm, con theo mấy đứa bạn trong xóm đi chơi xa. Với bọn trẻ chúng con mà được vui chơi thì chẳng còn nhớ thời gian.Mải ham vui nên con quên bẵng lời dặn của mẹ. Lúc về, trời nhá nhem tối, không thấy mẹ ở nhà, con biết mẹ đang tất bật đi tìm con khắp xóm. Một lát sau, mẹ hớt hải chạy về, áo quần ướt sẫm, khuôn mặt xương xương của mẹ tái xanh vì lạnh, mấy cọng tóc lòa xòa bên đôi má... Trông mẹ thật lo lắng, mẹ vừa mừng vừa giận. Mừng vì con đã về nhà trước cơn mưa, giận vì đi chơi xa mà không xin phép mẹ, lại về nhà tối. Mẹ không nói gì nhưng đôi mắt sâu và thâm quầng của mẹ hiện rõ vẻ giận dỗi, bực bội . Rồi mẹ nghiêm nghị bảo:
_ Con xem lại việc làm của con đấy nhé !
Giọng nói của mẹ đã khàn đi vì cơn mưa rạt rào, thấm ướt. Mẹ húng hắn ho rồi xuống bếp dọn cơm lên. Con cũng xuống bếp rồi rụt rè phụ mẹ. Vừa làm vừa nghĩ đến hình ảnh mẹ trong cơn mưa lúc ban chiều, con lại nghĩ đến lời nói của mẹ vừa rồi. Tuy đơn sơ, ngắn gọn nhưng đã thấm sâu vào tâm trí của con. Lúc ấy, con như người ngủ say trong màn đêm lạnh lẽo được mẹ đánh thức dậy và đưa ra ngoài ánh sáng hửng ấm khí trời. Biết mẹ giận, em lễ phép thưa:
_ Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay, con sẽ nhớ lời mẹ dạy.Con sẽ không làm mẹ lo lắng về con nữa đâu!
Mẹ nhìn con như đã nguôi đi cơn giận, mẹ con đi tắm.
Mẹ ơi!Tấm lòng mẹ thật nhân ái, độ lượng, bao dung. Bàn tay gầy guộc của mẹ đã nuôi chúng con khôn lớn và cũng đôi bàn tay ấy mẹ đã nấu nước tắm cho con. Nước thật ấm, ấm như tấm lòng của mẹ đang ủ ấm cho con. Vừa tắm con vừa hình dung hình ảnh của mẹ liêu xiêu đang rảo bước dưới mưa. Con lại hình dung đôi mắt dịu hiền của mẹ nhìn con khi con mắc lỗi. Ôi! Lòng mẹ thật bao la! Tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ vơi cạn. Lúc nào con cũng có mẹ ở bên chăm sóc, giúp đỡ bảo ban, chở che tiếp thêm sức mạnh để em còn vươn lên trong cuộc sống. Ấy thế mà em đã làm mẹ đau lòng!
Bây giờ con đã lớn khôn, con đã hiểu thế nào là sự nhọc nhằn của mẹ. Nhìn những cơn mưa cùng cái rét căm căm, bóng dáng của mẹ lại hiện về trong kí ức của con...với dáng mẹ gầy, với gương mặt bao lo lắng đang lầm lũi trong cơn mưa... Mẹ ơi! Con có lỗi với mẹ biết bao!Và,trong con lại vang lên khúc hát mà mỗi mùa Vu Lan con hay hát:
''...Rồi một chiều nào đó con về
Nhìn mẹ yêu,nhìn thật lâu
Rồi nói,nói với mẹ rằng:
Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?
Biết gì?Biết là...Biết là...Con thương mẹ không?'
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
- Hành động sai trái của em là gì?
- Thái độ của mọi người lúc đó như thế nào?
2. Thân bài:
* Kể và tả lại sự việc:
- Bữa cơm chiều thứ bảy là dịp đoàn tụ của gia đình.
- Mẹ nấu những món ăn ngon cả nhà ưa thích.
- Bàn ăn được bày biện tươm tất hơn mọi ngày.
- Ông bà, bố mẹ đang chuyện trò vui vẻ.
- VI bịđiểm kém nên em buồn bực, không ngồi vào bàn ăn, mặc cho mọi người mời mọc...
- Bố hỏi lí do, em nói dối là mệt rồi bỏ vào phòng nằm.
- Thái độ và hành động của em đã làm cho ông bà, bố mẹ phiền lòng.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Tự trách mình về sự dối trá và thái độ bất nhã.
- Thầm hứa sẽ không lặp lại hành động sai trái như trên.
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…
Thân bài
- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.
- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.
- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.
- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.
- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.
c) Kết bài
- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.
Mở bài:
- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.
- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.
b) Thân bài:
- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.
- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,
- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.
- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.
- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.
c) Kết bài:
- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
TB:
- Đó là việc gì?
- Thời gian, địa điểm?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
1.Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
2.Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
3.Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Dàn ý Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen e ngoan. Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh xảy ra việc:
- Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn
- Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường
- Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rut rè và lo sợ
- Tôi chấp nhận đi học trễ để giúp bà cụ qua đường
2. Diễn biến sự việc:
- Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?
- Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”
- Tôi đề nghị giúp bà qua đường
- Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý
- Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng
- Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau
- Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học trễ
- Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe
- Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
- Tôi tự hào về việc làm của tôi
- Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa
Trên mạng đầy