Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?
Đó. Bn nên tìm hiểu ở trên internet nha. Chúc bn hc tốt!
Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.
Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.
Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.
Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.
Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.
Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.
~ Mik chép mạng, bn tham khảo nha ~
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi, trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà. Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có khoảng ba tiếng để chuẩn bị.
Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn ăn thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.
Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ ba mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng với anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở phòng khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.
à các bạn đừng có chép mạng nha, chép mạng là mik ko k cho đâu
Đọc bài văn:
Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.
“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.
Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.
Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.
Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.
Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?
Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn"
Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.
Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.
Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.
Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.
Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.
Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.
Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.
Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.
Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).
Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.
“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.
~=~HỌC TỐT ~=~
Chiều hôm qua, đi học về trời đổ cơn mưa, mẹ em không chú kịp nên ướt cả người. Tối mẹ lên cơn sốt cao, bố mời bác sĩ đến khám cho mẹ. Bác sĩ kê đơn, bố liền đi mua thuốc. Trên giường nhìn mẹ mệt, em rất thương. Em lấy nước ấm rồi vò khăn đắp lên trán mẹ. Một lú, thấy mẹ đỡ sốt hơn, em đi pha cho mẹ một cốc nước cam, cầm vào cho mẹ uống. Mẹ nhìn em âu yếm và nói :" Con gái mẹ ngoan quá ". Tuy công việc đơn giản nhưng cũng giúp mẹ bớt mệt, nên em cảm thấy rất vui. Em mong cho mẹ sẽ mau khỏi bệnh.
Chủ đề gia đình nói về j ? Nói về 1 lỗi sai , về 1 buổi họp sum vầy của gđ ,...
tham khảo
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.
Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Đề 1: Em đã có lần làm việc tốt: giúp đỡ một người phụ nữ bế con và mang hành lý. Em hãy kể lại câu chuyện ấy.
BÀI LÀM
Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.
Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:
- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!
Chị dừng lại nhìn em:
- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.
Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:
- Ba chồng... hay chị là...
- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?
Em reo lên:
- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.
Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:
- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!
Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:
- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!
Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:
- Sao không điện cho ba di đón?
Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:
- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?
Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:
- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.
Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.
Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Đề 2: Em có lần làm một việc sai trái trong gia đình, em hãy kể lại câu chuyện ấy.
BÀI LÀM
Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.
Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:
- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?
Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:
- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.
Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:
- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?
Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:
- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?
Em nói lí nhí:
- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!
Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:
- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.
Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:
- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.
Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.
Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.
Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.
Đề 3: Em đã có lần làm việc tốt giúp đỡ bạn, em hãy kể lại việc làm ấy.
Xem bài văn mẫu Tiết 2 - tuần 13.
Đề 4: Em đã có việc làm giúp đỡ người tàn tật (hay chứng kiến một việc làm của người khác giúp đỡ người tàn tật). Em hãy kể lại câu chuyện ấy.
Giới hạn bài: Có thể kể việc chính mình làm hoặc việc làm của người khác mà em đã chứng kiến.
BÀI LÀM 1
(Việc làm của chính mình)
Xem bài văn mẫuTiết 2 — tuần 13
BÀI LÀM 2
(Việc làm em chứng kiến)
Cuối tuần qua, trên đường đi học về, em trông thấy việc làm tốt của một bạn thiếu nhi trạc tuổi em. Cử chỉ,nét mặt cũng như việc làm của bạn ấylàm em nhớ mãi.
Chiều thứ sáu, đường phố đông nghịt. Trên vỉa hè,người người đi lại như mắc cửi. Trên đường, xe chạy tấp nập, ồn ã. Những người bán hàng đêm đang nhanh tay bày hàng ra lề đường. Phố xá chiều cuối tuần có nét hối hả hơn thường ngày. Em xốc cặp, rảo bước về hướng nhà mình. Đường về nhà em ngang qua một trạm xe bus. Đang đi, em nhìn về phía bên kia đường thấy lố nhố một đám người đang muốn băng qua đường đến trạm xe bus mà không được. Thắc mắc, em nhìn kĩ họ. Đó là những người khiếm thị vì hầu hết họ đều đeo mắt kính đen, thảo nào họ không sang đường được vì xe chạy rầm rập, không ngừng. Chỗ trạm xe bus ở cách xa cột đèn đỏ nên việc băng qua đường phải lựa lúc dù đã có vạch kẻ đường. Những người khiếm thị không phải đi hai tay không, họ đi bán những sản phẩm tự tay làm: chổi đót, tăm tre và cả đũa ăn nữa. Tuy đồ mang theo không nhiều nhưng cũng đủ làm họ lúng túng. Vừa lúc ấy, một bạn học sinh trạc tuổi em chạy đến. Bạn ấy cúi chào rồi hỏi những người khiếm thị gì đó và họ gật đầu. Bạn học sinh ấy mặc đồng phục Tiểu học quần xanh áo trắng như em vậy. Lúc này em đã đến gần nhà hơn nên thấy rõ bạn ấy đeo huy hiệu măng non dưới bảng tên trường. Khuôn mặt bạn ấy tuấn tú, trán rộng và cao. Bạn ấy dắt tay một người đầu tiên xuống đường rồi cũng rất nhanh nhẹn và ân cần, bạn ấy lấy tay những người khác dặt lên vai người đi trước, giống như học sinh đang xếp hàng vậy. Đoạn, bạn ấy mạnh dạn đưa cao tay lên. huơ lia lịa cái khăn quàng đỏra hiệu xin đường. Những chiếc xe máy chạy chậm lại nhường đường cho bạn ấy. Bạn ấy nắm lấy tay người đầu tiền và dẫn đoàn người khiếm thị qua đường an toàn. Khi tất cả mọi người đã đứng yên dưới mái che của trạm xe bus, em cũng vừa đi tới sát ngay đó. Những người lớn trầm trồ,chỉ trỏ, khen bạn nhỏ nhanh trí và biết giúp đỡ những người khiếm thị. Bác xe ôm nói:
- Tụi bác ở đây mà còn chưa làm được như con. Con đáng khen lắm, con học trường nào vậy?
Bạn ấy cười, bẽn lẽn:
- Dạ, con học trường Kim Đồng.
Lại có bác xe ôm khác nói:
- Để bác đưa mấy anh chị này lên xe bus cho. Con yên tâm về đi. Tụi bác cũng phải góp công một chút chứ xấu hổ quá.
Mọi người cùng cười xòa vui vẻ ấm áp làm sao. Bạn ấy chào mọi người rồi quay trở lại hướng bên kia đường. Em đã kịp biết được bạn ấy học lớp năm, trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn ấy giỏi thật.
Việc làm của bạn nhỏ là tấm gương sáng để em học tập. Không chỉ học tập tấm lòng yêu thương giúp đỡ người tàn tật của bạn ấy mà chúng em còn phải học tập tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, xử lý nhanh công việc, có như thế mới mong tự chăm sóc cho bản thân mình và giúp đỡ người khác.
Đề 5: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
BÀI LÀM 1
(Việc làm của chính mình)
Đầu năm lớp ba, ba mẹ chuyển công tác nên em cũng phải chuyển trường lên thành phố học. Em được xếp vào lớp ba một, là lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường, cuộc chiến đấu kiên trì vượt khó của em bắt đầu từ đây.
Ở trường huyện, em đã là học sinh giỏi nhưng chưa phải là học sinh năng khiếu. Mặc dù em được mẹ kèm cặp và bản thân mình tự học thêm khá tốt, em vẫn chưa thế bắt kịp các bạn ở lớp năng khiếu được rèn luyện từ lớp một. Kì thi kiểm tra sát hạch đầu tiên, em xếp cuối lớp: đứng thứ hai mươi tám trong lổng số hai mươi tám học sinh. Từ bé, đi học, em chỉ xếp nhất lớp, vậy mà... Em nhìn phiếu kiểm tra, lòng buồn tủi làm sao. Một số bạn nhìn em có vẻ chế nhạo nữa. Trên đường về nhà, em miên man suy nghĩ và hạ quyết tâm phải tăng tốc học các môn Toán và Tiếng Việt. Phải chọn cho mình từng nấc tiến. Mỗi kì kiểm tra, em chọn hai bạn trước mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh lớp năng khiếu cứ hai tuần lại có một bài kiểm tra xếp loại. Cứ hai tuần một, em tiến lên có số điểm tổng các môn bằng số điểm hai bạn xếp hạng trên mình. Muốn vậy, em phải học tập chăm chỉ, làm rất nhiều toán nâng cao, toán dành cho học sinh giỏi Olympic. Tổng kết học kì một, em xếp hạng tốt hơn: thứ mười hai trên hai mươi tám bạn. Một số bạn trước đây hay coi thường, chế nhạo em giờ đây cũng không chọc ghẹo em nữa. Em thật sự không giận các bạn ấy. Mẹ em dạy: “Chỉ có học tập giỏi, hạnh kiểm tốt mới khẳng định nhân cách của mình. Con phải học tập thật xuất sắc!”. Nhớ lời mẹ dạy và nhờ mẹ kèm cặp, chăm sóc, em tiến bộ rất nhanh. Mẹ em bận công tác, phần lớn em cũng phải tự học. Mẹ tuy không thể có thời gian giảng tỉ mỉ cho em các đề bài nhưng mẹ mang về cho em rất nhiều sách toán, tài liệu hay. Nhờ vậy, cuối năm, em xếp hạng sáu trên hai mươi tám học sinh lớp năng khiếu và lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển học sinh giỏi Toán. Năm lớp bốn này, đội tuyển lớp em sẽ tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố và Quốc gia. Em sẽ cố gắng đạt thành tích tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng.
Nhìn lại chặng đường một năm rèn luyện tu dưỡng đã qua, em rất vui vì quá trình ấy có kết quả tốt đẹp. Nhớ những lúc mày mò tìm phương pháp giải toán, em lại thấy tinh thần dâng lên niềm hăng say học hỏi. Toán khó như thách đố em và cũng nhờ toán mà em tự học, tự rèn, có tinh thần tự chủ rất tốt. Em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để có kết quả tốt trong các kì thi tới.
BÀI LÀM 2
Khi em chuẩn bị lên lớp ba, kinh tế gặp khó khăn, bố em mất việc ở thành phố nên cả nhà chuyển về quê nội sinh sống. Gia đình em lâm vào cảnh khó khăn khiến việc học của em cũng lắm gian nan vất vả.
Từ nhà nội đến trường không có tuyến xe cộ nào cả. Em phải đi bộ ba ki-lô-mét đường làng để đến trường. Những ngày nắng ráo còn đỡ, ngày mưa thì đường lầy lội, đất sét nhão nhoét dưới chân trơn trượt, rất khó đi. Ba em làm việc cho nhà máy gần Uỷ ban xã còn mẹ em làm kế toán cho Uỷ ban.
Ba mẹ em cũng bận cả ngày nên em phải tự chăm sóc mình, giúp bà nội trông coi đàn gà, đàn vịt, tự học và tự đến trường. Quen ở thành phố từ bé, lúc đầu em khổ sở vô cùng với việc đi bộ, nhưng dần em cũng quen. Chỉ khổ một chút là nếu trời mưa thì phải đi học sớm hơn vì đường làng trơn trượt, việc đi bị chậm lại. Một năm lớp ba trôi qua, em quen dần và ngày càng nhanh nhẹn trong mọi việc: lùa vịt vào khung rào, cho gà ăn, đi học không phiền ba mẹ đưa đi nữa. Và cái quan trọng nhất là em thấy mình trưởng thành hơn trước, không phải vì những việc khó khăn ấy mà em học tập sa sút, em vẫn học tập tốt như mọi khi. Em đã tập đi xe đạp vững vàng. Cuối năm lớp ba, em đã đi xe đạp đến trường. Em đang cố gắng rèn luyện để tham dự kìthi học sinh giỏi cấp trường và huyện sắp đến.
Hôm nay ba đi công tác thành phố về. Ba đặt lên bàn mấy quyển sách toán lớp bốn dành cho học sinh giỏi, ba nói: “Khó khăn rèn giũa con người con ạ. Ba mong con cố gắng học tập tốt”. Em thương ba quá, da ba đen sạm đi. Em sẽ cố gắng học lập để lớn lên có thể giúp gia đình, để cả nhà em sẽ có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
BÀI LÀM 3
(Chuyện em chứng kiến)
Nam là một học sinh trường miền núi. Đầu học kì hai lớp bốn, cậu đạt điểm tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi và được triệu tập học tập trung tại lớp bồi dưỡng của huyện để chuẩn bị kì thi học sinh giỏi tỉnh: Khó khăn mà Nam vượt qua không phải là nhỏ.
Nhà Nam rất nghèo. Mờ sáng, ba mẹ cậu đã vác cuốc lên rẫy, tối mịt mới về. Nam học buổi sáng theo chương trình bình thường ở trường Tiểu học miền núi. Buổi chiều Nam học lớp bồi dưỡng của huyện. Huyện cách nhà Nam hai mươi mốt ki-lô-mét. Không một ai đưa đón cậu vì nhà cậu không có phương tiện, xe cộ gì cả. May thay, có một tuyến xe bus từ xã cậu ở về huyện, mỗi ngày xe chỉ chạy bốn chuyến. Thế là vượt qua tất cả trở ngại vì thiếu thốn mọi phương tiện, Nam học xong chương trình ở trường, cậu về nhà ăn nhanh bữa cơm trưa rồi chạy vội ra bến xe bus. Một giờ trưa, cậu đã có mặt tại lớp học. Cậu phải đến sớm như vậy vì không có chuyến xe nào khác cả. Thời gian chờ đến giờ học, cậu ngồi ôn bài. Buổi học kết thúc, Nam vội vã chạy ra bến xe bus. Cậu trở về nhà bàng chuyến xe lúc mười bảy giờ của phố huyện. Không chỉ khó khăn về mặt xe cộ. Nam còn thiếu thốn rất nhiều thứ: sách vở, giấy bút... Nam tiết kiệm và tận dụng từng mảnh giấy, dù chỉ bé bằng bàn tay. Lớp học bồi dưỡng của huyện kéo dài hơn hai tháng. Nam đã có kết quả kì thi tỉnh của cậu: Nam đạt giải ba học sinh giỏi tỉnh. Tinh thần vượt khó và thành tích của Nam trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy thật đáng khâm phục.
Tổng kết năm học, bạn Hồ Kì Nam, học sinh trường Tiểu học miền núi huyện em nhận hai phần thưởng: phần thưởng học sinh giỏi ở lớp và phần thưởng học sinh giỏi tỉnh. Cậu nhận được học bổng một năm do một công ty ở quê em tài trợ. Nam là tấm gương sáng cho tất cả học sinh chúng em noi theo. Buổi phát thưởng được tổ chức long trọng tại hội trường Ban giáo dục huyện. Ra về, em vẫn nhớ mãi khuôn mặt rám nắng, vầng trán cao và đôi mắt sáng của Nam rạng rỡ trong cờ, sao,hoa,bằng khen và đèn màu lễ đài.
Đề 6: Lớp em được nhà trường đưa đi tham quan viện bảo tàng thành phố. Em hãy kể lại lần tham quan ấy.
BÀI LÀM
Sau kì kiểm tra giữa học kì hai lớp ba, lớp em được nhà trường tổ chức đưa đi tham quan gian viện bảo tàng thành phố. Cùng đi với lớp em, ngoài cô giáo chủ nhiệm còn có thầy phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Sáng thứ năm hôm ấy bầu trời trong trẻo, nắng mai chiếu sáng trên các vòm cây của sân trường, chim hót líu lo. Chúng em mặc đồng phục, quần áo thẳng nếp, khăn quàng đội viên trang nghiêm, xếp hàng ngay ngắn trước văn phòng trường. Đúng tám giờ sáng, một chiếc xe bus đỗ xịch trước trường. Cô giáo đưa chúng em ra xe. Xe chạy qua hai đại lộ lớn, rẽ vào trung tâm thành phố và dừng lại trước một tòa nhà sơn màu trắng, đồ sộ, kiến trúc theo kiểu Pháp rất đẹp. Tấm biển lớn ở trên tòa nhà khắc dòng chữ: “Viện bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh". Bao bọc tòa nhà nghiêm trang ấy là hàng rào chấn song sơn màu đồng kim nhũ. Cổng bảo tàng làm bằng sắt, từng chi tiết hoa văn của chấn song tuyệt đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Cả lớp xếp hàng trật tự đi vào đại sảnh. Chúng em đi trên lối đi lát gạch men, băng qua một sân cỏ xanh mướt. Cô thuyết minh đón chúng em ở đại sảnh và đưa chúng em vào phòng trưng bày. Chúng em không đủ thời gian để xem tất cả các phòng trưng bày. Cô thuyết minh giảng cho chúng em nghe về các đồ vật được trưng bày tại đây: trống đồng, những đồng tiền cổ qua các thời đại, giáo mác làm bằng đá, bằng đồng. Giọng cô thuyết minh hấp dẫn,lôi cuốn giúp chúng em hiểu rõ hơn về các cổ vật. Chúng em được chiêm ngưỡng các lọ sứ men xanh cổ đại, có những cái lọ từ xa xưa nhưng nét men sứ vẫn còn rất đẹp.
Nếu như không được nghe cô thuyết minh giới thiệu và giảng giải, chúng em đã không thể biết được giá trị của chúng. Viện bảo tàng rất lớn, phòng nọ nối dài phòng kia bằng những dãy hành lang dài rộng, lát gạch bóng loáng. Chúng em chỉ xem một phòng trưng bày cổ vật là đến giờ ra về. Cả đoàn chào cô thuyết minh, vui vẻ ra xe.
Chuyến tham quan viện bảo tàng đã mở mang thêm nhiều kiến thức lịch sử cho chúng em. Viện bảo tàng là một công trình kiến trúc đẹp có nhiều hoa văn tinh tế sắc sảo, trang trí cho tòa nhà một nét uy nghi tráng lệ. Em rất tự hào vì thành phố em ở có được một viện bảo tàng lớn và đẹp như thế. Em hy vọng sẽ được tham quan viện bảo tàng nhiều lần nữa để có kiến thức phục vụ cho việc học tập của chúng em.
Đề 7: Em đã có một ước mơ đẹp. Hãy kể lại điều mong ước đó.
BÀI LÀM
Mẹ em là y sĩ khoa sản. Năm em học lớp ba, mẹ mở một phòng khám phụ sản đỡ sinh tại nhà. Hằng ngày giúp mẹ bê dụng cụ y khoa cho mẹ khám sản phụ hay đem đi sát trùng, trong em liền nảy nở một ước mơ: em sẽ làm y sĩ điều dưỡng.
Từ bé, em đã quen nhìn những chiếc áo blue trắng của mẹ giặt phơi sau một ngày làm việc ở bệnh viện. Thỉnh thoảng em còn theo mẹ vào bệnh viện nơi mẹ làm việc. Các dãy hành lang dài, phòng bệnh nối phòng bệnh, khoa này tiếp nối khoa kia với đầy bệnh nhân là chỗ ít ai thích vào. Nhưngmẹ em là y sĩ, ở bệnh viện mẹ làm công việc giúp sản phụ sinh con đỡ đau đớn hơn và đón tiếp một em bé ra dời. Các bác sĩ trong bệnh viện đi lại nhẹ nhàng trên hành lang, làm việc rất chuẩn xác để khám, cấp cứu cho bệnh nhân là một hình ảnh đẹp. Em đã được nghe nhiều mẩu chuyện vui buồn giữa mẹ và các đồng nghiệp của mẹ. Nhờ đó mà em biết đến những thương tâm, đau khổ của các bệnh nhân. Họ đau bệnh và cần được chữa bệnh. Khi họ bị những cơn đau quằn quại, khiếp đảm hành hạ thìngoài người thân trong gia đình, y bác sĩ và những nhân viên điều dường là những vị thần xoa dịu nỗi đau cho họ.
Em mong muốn trở thành y sĩ điều dưỡng để chăm sóc bệnh nhân. Ước mơ thật giản dị xuất phát từ tình thương khi em nhìn thấy cái đau khủng khiếp của người bệnh. Muốn thực hiện ước mơ của mình, em phải học thật giỏi và rèn luyện tính nhẫn nại, dịu dàng khéo léo như mẹ của em.
Mẹ em thường nói: “Không phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực, con phải có quyết tâm, có tấm lòngmới theo học ngành y được và phải học thật giỏi”. Em sẽ cố gắng thực hiện ước mơ của mình. Một ngày trong tương lai, em sẽ trở thành đồng nghiệp của mẹ, giúp đỡ mẹ và cả những bệnh nhân đau ốm cần chăm sóc, chữa trị.
Đề 8: Em hãy kể lại lại một chuyến dã ngoại mà lớp em (hay nhà trường) tổ chức.
BÀI LÀM
Hằng năm, trước khi nghỉ hè, trường em thường tổ chức cho học sinh các lớp đi du lịch dã ngoại. Năm lớp ba, lớp em được đi chơi Suối Tiên.
Từ mờ sáng, chúng em đã tập trung tại sân trường. Bạn nào cũng ăn mặc gọn gàng, mang ba lô cá nhân trên vai, đi xăng-đan hoặc giầy vải. Chúng em mang theo thức ăn và nước uống. Cô y sĩ ở phòng y tế trường cũng đi với cả lớp. Khi xe bus đến, cô giáo và các bạn tổ trưởng đưa thức ăn và nước uống lên xe. Thầy Tổng phụ trách còn mang theo cả đàn ghi-ta, mấy tấm lều bạt và một chiếc máy quay hình nhỏ. Xe khởi hành lúc bảy giờ rưỡi, xuyên qua xa lộ rồi nhập vào dòng xe cộ trên quốc lộ Một A. Một giờ sau, xe dừng sát cổng khu du lịch Suối Tiên. Cả đoàn lịch kịch chuyển đồ đạc mang theo xuống những xe đẩy nhỏ, đẩy vào cổng. Suối Tiên là một khu du lịch lớn của thành phố. Ở đây, cảnh thiên nhiên được các kiến trúc sư tô điểm thiết kế rất kì vĩ, vừa tôn nét đẹp tự nhiên của suối, núi rừng vừa pha lẫn cảnh sắc hoành tráng của văn hoá dân tộc Việt. Trên các mỏm đá cao, núi đá được đẽo, khắc tạc thành những con rồng lớn. đuôi uốn khúc rất uy dũng. Trong khu du lịch có hồ bơi, hồ nuôi cá heo. Chúng em được xem cá heo biểu diễn, chơi bóng và chúng còn biết làm toán nữa. Sau khi chúng em xem cá heo làm xiếc xong, thầy cô giáo cho chúng em sinh hoạt tập thể. Những tấm lều bạt thầy phụ trách mang theo được trải ngay ngăn dưới bóng cây. Bạn Chi đội trưởng làm người dẫn chương trình, thầy phụ trách đệm đàn cho chúng em hát. Cô giáo em tươi tắn, gọn gàng trong bộ đồ thể thao, cô tươi cười động viên các bạn còn e lệ nhút nhát xung phong hát giúp vui. Cô vỗ tay bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Em là mầm non của Đảng". Để kết thúc chương trình sinh hoạt tập thể, cô giáo chủ nhiệm của em và thầy phụ trách cùng song ca bài "Reo vang bình minh ". Cả đoàn ăn trưa dưới bóng cây mát rượi. Sau đó chúng em giũ sạch lều bạt,dùng ba lô cá nhân làm gối, nghỉ trưa. Đúng mười bốn giờ, chúng em thức dậy, vệ sinh cá nhân rồi được các thầy cô dẫn đi xem suối và các trò chơi, gặp cảnh đẹp, thầy phụ trách lớp em lại bấm máy quay ghi hình. Chúng em ra xe trở về lúc mười sáu giờ. Trên xe, bạn Chi đội trưởng đề nghị cô y sĩ hát một bài vì lúc nãy cô chưa hát lần nào. Chúng em vỗ tay hoan hô, yêu câu cô hát. Cô hát thật hay,giọng cô trong, mạnh. Xe chạy về thành phố trong tiếng hát ấm áp của cô y sĩ và tiếng vỗtay theo nhịp của chúng em. Buổi dã ngoại kết thúc thật vui.
Sinh hoạt dã ngoại giúp chúng em được vui chơi, giải trí, tham quan nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp,mở mang nhiều kiến thức về đời sống, ứng xử. giao tiếp. Mỗi một lần đi dã ngoại., chúng em thấy yêu thiên nhiên và thân thiết với bạn bè mình hơn. Chúng em đều thấy mình lớn thêm, mạnh dạn và đoàn kết hơn.
Đề 9: Em vừa tham gia hội trại thiếu nhi. Em hãy kể lại buổi hội trại đó.
BÀI LÀM
Hội trại Thiểu nhi của các trường Tiểu học thường được tổ chức vào trước Tết Nguyên đán, nhân dịp mừng Đảng - mừng Xuân ngày mùng ba tháng hai hàng năm. Năm nay, hội trại lại được tổ chức ngay ở trường em. Tất cả các bạn khối bốn và năm đều được tham dự.
Chúng em chuẩn bị cho ngày hội trại từ nhiều hôm trước: lều dựng trại, tre dựng cổng trại, giấy màu cắt dán,trang trí đèn màu. Các tiết mục thể thao, văn nghệ được tập luyện và tổng dượt kĩ càng. Chúng em tập trung tại sân trường từ rất sớm, ngay vị trí đã được phân công dựng trại của lớp mình. Đúng bảy giờ, hiệu lệnh chuông vang lên, báo lệnh bắt đầu dựng trại. Trại chỉ huy được dựng giữa sân trường. Bao bọc thành hình chữ Uquanh trại chỉ huy là trại của các lớp. Thời gian dựng và trang trí trại là một giờ đồng hồ. Đúng tám giờ,tất cả các trại đều đồng loạt hoàn thành. Sân trường chỉ sau một giờ đã trở thành bãi trại cờ sao rực rỡ, dây ruy băng trang trí treo từ trại chỉ huy đến tận cổng trường, cổng trường treo cờ đỏ Tổ quốc và cờ Đảng Cộng sản Việt Nam với hàng chữ vàng dán trên băng rôn đỏ thẩm: “Nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu”, cổng trường rộng mở và ngay cổng, một cổng chào bằng tre lá trang trí nghệ thuật mang hàng chữ “Hội Trại Mừng Đảng - Mừng Xuân”. Khi chuông reo dài, chúng em tập trung tại trại của mình, xếp hàng ngay ngắn đón quý vị đại biểu và tất cả cùng tham gia lễ khai mạc trại. Sau lễ khai mạc,ban chỉ huy trại chấm giải “Trại đẹp nhất Hội Xuân”. Chúng em được ăn sáng bằng thức ăn nhẹ trong vòng nửa tiếng. Hiệu lệnh trại lúc này được thay bằng tiếng trống. Một hồi trống dài báo hiệu các trò chơi bắt đầu. Sân chơi ởgiữa khu vực trại. Đội chơi của các lớp lần lượt tham dự các trò chơi: nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo, ngậm trứng, cướp cờ.... Khán giả xếp hàng hai bên sân chơi hò reo, cổ vũ. Tiếng trống thúc từng hồi, có lúc liên hồi, có lúc ngắt quãng, lúc dồn dập nghe tưng bừng, hồi hộp sôi động vô cùng. Đúng mười hai giờ trưa, chúng em ăn trưa. Sau giờ nghỉ trưa là hội thi nấu cơm nhanh. Đây là hội thi vui nhất vì mặt mũi thí sinh dính đầy nhọ nồi. Mỗi đội có ba bạn dự thi: bạn quạt, bạn nhóm lửa,nôn nóng chờ cơm chín vui đáo để.Hội thi nấu cơm cũng kết thúc cuộc thi các trò chơi. Chúng em ăn cơm chiều và chuẩn bị tham dự lửa trại, diễn văn nghệ. Mờ tối, sân chơi buổi sáng trở thành nơi sinh hoạt lửa trại, diễn văn nghệ. Khi lửa trại bừng cháy, màn sân khấu được kéo ra, đèn màu bật sáng. Toàn khu trại đẹp lung linh như những ngôi nhà trong truyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm". Thầy Hiệu trưởng đọc bài phát biểu "Mừng Đảng – Mừng Xuân”, sau đó, buổi biểu diễn văn nghệ bắt đầu. Các tiết mục văn nghệ lần lượt được trình diễn.
Hay nhất là tiết mục “Táo quân” của lớp Năm A nhưng được mọi người vỗ tay lâu nhất vẫn là tiết mục độc tẩu ghi-ta của lớp Năm C. Chúng em vô cùng thán phục và tán dương khi bé Thủy, học sinh lớp hai trình diễn đàn Organ rất thu hút, hấp dẫn. Đúng hai mươi hai giờ, chương trình văn nghệ chấm dứt. Chúng em nghỉ đêm tại các phòng học. Mờ sáng hôm sau, chúng em nhổ trại rồi tập trung ở sân cờ để nghe Ban chỉ huy trại công bố giải thưởng và dự lễ Bếmạc trại. Chúng em ra về trong tiết trời mát mẻ. Gióxuân mơn man trên các cành lá. Muôn hoa khoe sắc đón một ngày mới và một mùa xuân đẹp đang về.
Hội trại Thiếu nhi là sinh hoạt vui chơi hổ ích. Chúng em phải biết phát huy mọi sở trường của mình mới giành được chiến thắng trong các trò chơi. Nhờ đó, chúng em được tập luyện nhiều lĩnh vực, rèn luyện sự thành thạo và nhanh nhẹn, ngoài ra còn được giải trí sau một học kì học tập chăm chỉ. Em rất thích tham dự hội trại.
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tham khảo
Hmm, Cậu lên trên mạng nhá