K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

cách để thời gian trôi nhanh là hãy giết nó

Cách 1.trong đầu không được nghĩ đến thời gian vì bạn càng nghĩ đến thời gian thì sẽ khó để thòi gian trôi nhanh được

Cách 2.làm 1 vài việc để khiến thời gian trôi nhanh hơn đấy(việc càng làm mất nhiều thời gian càng tốt

Theo mình cái gì đáng phải đợi thì chúng ta sẽ phải đợi thôi

13 tháng 4 2018

mik nghĩ 

bn nên hok vì hok bn sẽ quên ik 

mọi thứ xung quanh 

hok tốt

15 tháng 5 2018

-tranh hàng trống, tranh đông hồ

- hình ảnh gắn bó với đời sống lao động của con người

- do các nghệ nhân xưa sáng tác

- màu tranh được làm từ những vật thừ thiên nhiên. hình ảnh tranh đơn giản hài hòa

15 tháng 5 2018

a Tranh Đông Hồ và tranh hàng trống

b Tranh  hàng trống có nd

Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa). Tứ bình còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai, Thạch Sanh, Truyện Kiều. Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt" (Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống.

Tranh Đong hồ thể hiện nd

Nội dung trực tiếp của bức tranh này thể hiện một tục lệ thường thấy trong lễ hội ở một số địa phương của Việt Nam. Giữa tranh là một lá cờ truyền thống thường gặp trong các lễ hội dân gian, quen gọi là cờ Ngũ sắc. Trên lá cờ có ghi dòng chữ “Hội chí lầu”. Phía sau hai con trâu là hai tấm bảng có chữ “Đông xã” và “Tống xã?”. Nếu hiểu theo nghĩa trực tiếp và gần gũi là trâu của xã Đông và xã Tống chọi nhau. Với cách hiểu này thì hai cái bảng trên bức tranh và dòng chữ “Hội chí lầu” sẽ là chi tiết thừa. Người ta chỉ cần thể hiện lá cờ biểu tượng cho lễ hội và hai con trâu là đủ. Xã Đông và xã Đoài, thôn Thượng và thôn Hạ, tổng Bắc và tổng Nam cũng có thể đem trâu chọi thi vậy? Nhưng những chi tiết này sẽ không thừa một chút nào, nếu chúng ta đặt vấn đề về nội dung sâu xa của bức tranh này. Giá trị của hình ảnh hai tấm bảng và lá cờ chính là tính hướng dẫn để tìm hiểu nội dung đích thực của nó.

c Do nhân dân Việt Nam sáng tác

dTranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

8 tháng 4 2019

Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.

Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.

Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.

Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.

Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.

Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.

Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.

Thế là hết ngày đầu tiên ở sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.

-----^^------

8 tháng 4 2019

Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.

Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.

Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.

Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.

Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.

Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.

Bài tham khảo 2

Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.

Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.

Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.

Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.

Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.

Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.

Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.

Thế là hết ngày đầu tiên ở Sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.

Tập làm vănĐề bài: Hãy viết thư cho người thân (bạn bè) để kể về ước mơ của emDàn ý:I . Đầu thư-Nêu địa điểm, thời gian-Lời chào-Nêu+ Lí do : lâu không liên lạc , nhớ bạn , có thời gian rảnh rỗi+ Mục đích : thăm hỏi , kể về ước mơII . Nội dung chính :1 . Thăm hỏi : ( 6 câu văn )- Sức khỏe- Học tập- Thói quen- Người thân của bạn- Kể về tình hình của mình ( 2 câu văn )2 ....
Đọc tiếp

Tập làm văn

Đề bài: Hãy viết thư cho người thân (bạn bè) để kể về ước mơ của em

Dàn ý:

I . Đầu thư

-Nêu địa điểm, thời gian

-Lời chào

-Nêu

+ Lí do : lâu không liên lạc , nhớ bạn , có thời gian rảnh rỗi

+ Mục đích : thăm hỏi , kể về ước mơ

II . Nội dung chính :

1 . Thăm hỏi : ( 6 câu văn )

- Sức khỏe

- Học tập

- Thói quen

- Người thân của bạn

- Kể về tình hình của mình ( 2 câu văn )

2 . Kể về ước mơ : ( nội dung quan trọng )

- Ước mơ điều gì ?

- Vì sao có ước mơ đó ? 

- Con đã làm gì để thực hiện ước mơ ?

- Tưởng tượng nếu ước mơ thành hiện thực , con sẽ đóng góp gì cho mọi người , cho cuộc sống ?

III . Cuối thư

- Lời tạm biệt , lời chúc

- Kí tên

Các bạn làm nhanh giúp mình nhé ! Chiều nay mình cần rồi .

Ước mơ của mình là ca sĩ nhé !

Các bạn viết khoảng 20 câu văn nhé !

 

5
12 tháng 11 2021

bạn tham khảo bài của tớ nha

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2020

Minh thân mến!

Lâu lắm rồi chúng mình không gặp nhau. Cậu vẫn khỏe và học tốt chứ? Còn tớ vẫn khỏe và duy trì lực học giỏi. Tớ vẫn nhớ như in ngày nào chúng mình ngồi bên nhau nói về ước mơ của mình và đều có chung một ước mơ về sau làm bác sĩ để chữa bệnh cho người thân và những người không may bị mắc bệnh. Thế cậu vẫn theo đuổi ước mơ đó chứ, còn tớ thì vẫn học tập tốt để về sau có thể biến ước mơ trở thành hiện thực. Nhưng theo tớ làm bác sĩ rất khó nên chúng ta phải thi đua nhau học thật tốt thì mới làm bác sĩ được. Tớ chúc cậu khỏe và luôn theo đuổi ước mơ làm nghề cao quý đó. Tớ mong hè sau chúng mình sẽ gặp nhau.

Bạn thân của cậu

Minh Đức

12 tháng 11 2021

các bạn viết là ko đc lặp lại từ đâu nhé

Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian – Bài làm 2

Hoàng hôn buông nhanh xuống mái nhà. Em dọn sạch nhà cửa, chuẩn bị cơm nước, học bài xong mà bố mẹ vẫn chưa về. Mưa lâm râm làm em bồn chồn ngóng bố mẹ.

Em nhìn ra cửa, lạ chưa, một bà tiên áo xanh đứng đó tự bao giờ. Bà tiên có khuôn mặt trái xoan, bàn tay trắng muốt thon dài như bàn tay của nghệ sĩ dương cầm. Bà tiên đến bên em mỉm cười, dịu dàng bảo:

–   Con ngoan lắm. Ta cho con ba điều ước và con nhớ chỉ ước đúng ba điều thôi nhé!

Điều thứ nhất em mong trời ngừng mưa để ba mẹ đi làm về không bị ướt. Điều ước thứ hai em mong mẹ khỏi bệnh đau lưng. Điều thứ ba em mong em trở thành người lớn để giúp đỡ bố mẹ. Thoáng chốc, cả ba điều ước đều được thực hiện. Tiếng chuông gọi cửa làm em choàng tỉnh. Hoá ra đó chỉ là giấc mơ.

Ba mẹ em đi làm về không bị ướt mưa. Trời đã tạnh từ lúc nào. Một trong ba điều ước bà tiên tặng đã trở thành hiện thực. Em sẽ cố gắng giúp đỡ mẹ bớt công việc nhà và học giỏi để biến hai điều ước còn lại thành hiện thực.

19 tháng 10 2018

Đêm nào em cũng nằm mơ, nhưng chưa bao giờ em lại có được một giấc mơ kì diệu đến vậy. Em nằm mơ thấy mình lạc vào một thế giói thần tiên thật diệu kì, bốn bề mây phủ, sơn thủy hữu tình và gặp một bà tiên. Bà nói: “cháu yêu, cháu là một đứa trẻ ngoan vì đã biết nghe lời bố mẹ, chăm chỉ học hành và làm nhiều việc giúp đỡ gia đình. Bây giờ bà muốn tặng cho cháu ba điều ước”.
Em vui ơi là vui vì quá bất ngờ. Nhưng nghĩ mãi nhưng cũng không biết nên chọn điều ước nào và cuối cùng em đã ước: con ước con được thật nhiều kẹo để mỗi khi con thèm là có ngay. Bà tiên mỉm cười xoa đầu em và đồng ý.
Hôm trước, mẹ mua cho con một bộ búp bê Baby. Con thích lắm. Con ước được xinh như búp bê để có nhiều quần áo đẹp và giày dép mới. Vừa nói xong thì bỗng nhiên có một làn khói trắng nhẹ nhàng bay qua rồi dần dần biến mất. Trước mặt em lúc này có biết bao nhiêu là quần áo đẹp đủ các màu sắc rặc rỡ và bao nhiêu là váy, là giày dép..., thứ gì cũng đẹp làm em hoa cả mắt. Em sung sướng reo lên. Bà tiên mỉm cười rồi nói: Thế là con đã ước hai điều rồi, chỉ còn một điều ước cuối cùng nữ thôi.
Nhưng khi được như búp bê rồi em lại nhận ra rằng: chẳng có điều gì quý hơn là được làm con của bố mẹ, được bố mẹ yêu thương và chăm sóc. Và thế là em đã được bà tiên cho cả ba điều ước, và được bà khen là em bé ngoan. Em vô cùng vui sướng.

1.Câu kể : Em đến trường.

2.Câu hỏi : Em đến trường không?

3.Câu cảm : Ôi! Em đến trường vui quá!

4.Câu khiến : Em mau đến trường ( có thể thay từ mauthafnh các từ sau : hãy , chớ , đừng.....)

Xin lỗi vì mình trả lời muộn.T_T

Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.

Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.

Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.

Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.

Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.

Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.

Đối với kinh tế của Hà Nội

Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.

Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.

Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.

8 tháng 1 2019

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Sông Hồng trên đất Việt Nam có hai phần chính: đoạn sông Thao và đoạn sông Nhị, hai đoạn đó đánh dấu cho hai giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là thời dựng nước trước Công Nguyên và thời kỳ mở mang và bảo vệ đất nước trước thế kỷ XIX. Vì thế sông Hồng có vai trò quan trọng đối với chính trị, quân sự và kinh tế của Hà Nội.

Đối với chính trị, quân sự của Hà Nội

Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.

Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.

Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.

Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.

Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.

Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.

Đối với kinh tế của Hà Nội

Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.

Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.

Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.

4 tháng 11 2019

ko dang linh tinh

4 tháng 11 2019

bạn ko lên đăng linh tinh như vậy !

1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

a) Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Trên bước đường phát triển của xã hội, các cư dân nguyên thuỷ từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Bằng sức lao động sáng tạo của mình, trên cơ sở những nền văn hoá đồ đá đã đạt được, họ khai phá đất đai, tiếp tục phát triển nghề nông trồng lúa nước cùng kĩ thuật luyện kim, xây dựng xóm làng định cư và từng bước liên hệ, gắn bó với nhau đạt đến một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động và bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Một tổ chức chính trị : Nhà nước với tên gọi Văn Lang (khoảng thế kỷ VI – V TCN) đã hình thành. Chẳng bao lâu sau, sự kết hợp mới giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Tây Âu tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.Sự kiện lớn lao này xảy ra vào khoảng các thế kỷ IV – III TCN, đồng thời báo hiệu sự hình thành của một nền văn minh. Các nhà sử học gọi nền văn minh đó là văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay thời Hùng Vương – An Dương Vương hoặc văn minh sông Hồng.

b) Nội dung của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

+ Về đời sống kinh tế : Nghề chính là trồng lúa nước. Có lẽ thời kỳ này người dân đã biết dùng sức kéo của trâu bò để cày bừa đồng ruộng. Trong khi số đông tập trung vào sản xuất nông nghiệp thì một số người có khả năng về sáng tạo thủ công nghiệp đã tập trung vào nghề luyện kim đồng thau và sáng tạo ra nghề rèn sắt. Sự phát triển của nghề luyện kim đã tạo điều kiện sản xuất hàng loạt công cụ cần cho sản xuất nông nghiệp, vũ khí, đồ trang sức v.v... Bên cạnh nghề nông và nghề luyện kim, các nghề khác như chế tác đá, làm gốm, nghề mộc và xây dựng, đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải lụa, chăn nuôi v.v... tiếp tục phát triển.

+ Về tổ chức chính trị – xã hội : Thời Văn Lang - Âu Lạc nhà nước còn rất sơ khai : có một người đứng đầu nhà nước (Vua) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Cả nước có 15 bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do Bộ chính quản lí. Cư dân gọi chung là người Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt – Mường, Tày cổ, Môn – Khơme.Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương) các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha truyền con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung. Mọi công việc cụ thể trong sản xuất và sinh hoạt đều do làng, chạ giải quyết.

+ Văn hoá tinh thần : Qua các di vật thời Văn Lang - Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng, chúng ta hình dung thời đó ông cha ta thờ thần Mặt Trời, ăn ở giản dị, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát. Cuộc sống tinh thần nhìn chung giản dị, thanh bình và phong tục riêng đã được định hình.

1.2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938) 
Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có thể có những điểm riêng về chi tiết. Song nhìn chung, chúng đều có những nét chung như sau :- Biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Lúc đầu chúng vẫn giữ các Lạc tướng người Việt song sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.- Di cư người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.- Chúng bóc lột dân ta chủ yếu bằng cống nạp các sản vật quý. Ngoài ra chúng còn đặt ra nhiều loại tô thuế và lệ phu dịch. 
1.3. Buổi đầu độc lập

Trong buổi đầu độc lập, lịch sử đặt ra hai yêu cầu : một là thống nhất đất nước để làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển ; hai là chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của quốc gia.- Công lao thống nhất đất nước thời kì này thuộc về Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người cương nghị, mưu lược và có chí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu để tăng cường thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang lớn mạnh. Đến cuối năm 967, loạn Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.- Trong buổi đầu độc lập, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

1.4. Nước Đại Việt

a) Thời Đại Việt, thời kì lịch sử bắt đầu từ năm 1009 (với sự thành lập của triều đại nhà Lý) đến năm 1858 (với sự kiện thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược nước ta). Đây cũng là cách gọi có tính quy ước của các nhà sử học. Chẳng hạn, thời nhà Nguyễn không lấy tên nước là Đại Việt mà là Đại Nam.Thời Đại Việt là thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Thời kì này tồn tại dưới các triều đại phong kiến sau đây :

- Triều đại nhà Lý (1009 – 1225)

- Triều đại nhà Trần (1226 – 1400)

- Triều đại nhà Hồ (1400 – 1406)

- Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1527)

- Triều đại nhà Mạc (1527)

- Chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh (1527 – 1786)

- Triều đại Tây Sơn (1786 – 1802)

- Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)
~học tốt~

7 tháng 3 2019

Bạn tham khảo bài văn này nhoa! Chúc bạn một buổi tối vui vẻ ~! ❤‿❤

Nhà em có trồng một cây xoài năm nào cũng mọc nhiều quả, cho những trái xoài thơm ngon, ngọt lịm. Từ khi em còn bé, đã thấy cây xoài ở trong vườn, bao nhiêu năm trôi qua, cây vẫn đứng đó, ngày một lớn dần, phát triển dù trải qua biết bao mưa, nắng.

Cây xoài nhà em có thân cây to, lớn, bên dưới là rễ cây cắm sâu xuống đất, hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Những cành cây vững trãi, cứng cáp, tỏa ra nhiều phái, giống như những cánh tay đang đỡ lấy những chùm lá xanh mát. Lá xoài không to như lá bàng, cũng không nhỏ như lá nhãn, nó thon, dài, xanh thẫm, trên mặt lá nổi lên những đường gân hình xương cá. Cứ mỗi mua hoa xoài nở, dưới gốc cây lại bao phủ một màu vàng trắng của hoa xoài, tựa như những thảm hoa trên nền đất nâu sẫm, những chùm hoa nhỏ li ti, đung đưa trong gió, là nơi để ong bướm tìm đến hút mật.

Bao nhiêu năm qua, cây xoài lúc nào cũng cho quả sai trĩu cành, những quả xoài vàng ươm, to tròn, tỏa hương thơm ngọt dịu trong không gian. Em rất thích ăn xoài, năm nào bố em cũng hái được cả rổ xoài đầy ắp cho cả gia đình, mỗi lần được thưởng thức hương vị xoài quen thuộc, ngọt mát, lòng em lại tràn ngập niềm vui và càng yêu mến cây xoài hơn. Trải qua bao nhiêu năm, đến bây giờ cây xoài vẫn tồn tại và luôn cho quả đều đặn mỗi dịp. Em rất yêu mến cây xoài nhà em, em mong cây xoài sẽ mãi phát triển tươi tốt và gắn bó với gia đình em.